zalo
Bật mí thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu tháng đầu tiên
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Bật mí thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu tháng đầu tiên

Lê Hương
Lê Hương

21/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bé mới bắt đầu ăn dặm sẽ cần có thời gian làm quen với các loại thực phẩm có cấu trúc thô hơn, phức tạp hơn và tiêu hóa nhiều hơn. Vì thế, để đảm bảo đủ dưỡng chất và cân bằng các nhóm dinh dưỡng thì xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu là điều vô cùng cần thiết. Cùng Monkey tham khảo trong bài viết này nhé!

Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

Bật mí thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu từ tháng đầu tiên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên ba mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm ngày đầu tiên cho bé từ khi bé được 6 tháng tuổi trở lên. Điều này có nghĩa là bé đã có đủ kỹ năng cũng như điều kiện để làm quen với các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Nếu trẻ ăn dặm trước 6 tháng thì bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu, suy dinh dưỡng…hoặc bé dễ bị các bệnh về tiêu hóa. Còn nếu như ba mẹ cho bé ăn dặm quá muộn sau 6 tháng thì bé bị kém ăn và có nguy cơ thiếu máu rất cao vì sữa mẹ không cung cấp đủ sắt cho bé phát triển. 

Cổ cứng tự điều khiển được  

Đây là dấu hiệu đầu ăn dặm đầu tiên mà ba mẹ cần biết chính là có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm đó là bé có cổ cứng, có thể tự điều khiển được một cách chủ động. Điều này hỗ trợ bé ăn uống tốt, có thể nhai và đưa thức ăn vào miệng mà không bị hóc, nghẹn hay nguy hiểm khác. 

Có thể ngồi khi có sự hỗ trợ

Yếu tố tiếp theo mà các mẹ có thể nhận thấy bé đã đủ điều kiện để chuẩn bị thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé chính là bé có thể tự ngồi khi có sự hỗ trợ của ba mẹ. Điều này cho phép bé ngồi ghế ăn dặm để thưởng thức các món ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ hay hay ăn dặm kiểu Nhật.

Hứng thú vui vẻ với thức ăn

Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bé sẵn sàng ăn dặm khi mới bắt đầu khi bé có hứng thú vui vẻ với các loại thức ăn khác ngoài sữa. Khi bé thấy người lớn ăn thì bé thèm và muốn ăn. Khi đưa thức ăn lại gần thì bé với tay hoặc muốn há miệng để ăn. Đó là dấu hiệu phổ biến để các bé từ 6 tháng có thể sẵn sàng ăn dặm. 

Tăng cân gấp đôi so với lúc mới sinh 

Thực đơn ăn dặm lần đầu cho bé cần áp dụng với các bé có cân nặng tăng gấp đôi so với thời điểm bé mới sinh. Đây là điều kiện chứng tỏ cơ thể của bé đang cần nạp thêm nguồn năng lượng từ thực phẩm ngoài sữa và bé cần thêm các loại dưỡng chất quan trọng mà chỉ có thực phẩm mới bổ sung được mà cơ thể không thể sự sản sinh ra nữa. 

Thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu: tháng đầu tiên

Thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu: tháng đầu tiên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuần 1: Cháo trắng 

Đây là tuần đầu tiên mà các bé làm quen với các món ăn dặm nên chỉ cần công thức đơn giản và các chất dễ tiêu đó là cháo trắng cho bé từ 6 tháng tuổi. 

Nguyên liệu: Gạo, nước.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ dùng 1 thìa gạo nấu cùng 10 thìa nước. Do lượng nấu rất ít nên mẹ có thể cho gạo vào bát, đặt vào nồi cơm điện khi nấu cơm cho cả nhà sẽ nhanh hơn và ngon hơn. 

  • Bước 2: Khi cháo chín, mẹ đem ra rây thật nhuyễn cho mịn. Với bé mới tập ăn dặm, ban đầu mẹ nên cho bé ăn khoảng 5-10ml cháo để bé làm quen với thực phẩm mới, không nên cho bé ăn quá nhiều. 

Tuần 2: Cháo trắng rau củ quả 

Món cháo trắng rau củ quả. (Ảnh: sưu tầm internet)

Sau khi bé đã quen với cháo trắng trong tuần đầu tiên áp dụng  thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu thì ba mẹ nên cho bé ăn cùng rau củ quả. 

Nguyên liệu: Gạo, nước, rau củ quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ dùng 1 thìa gạo nấu cùng 10 thìa nước. Do lượng nấu rất ít nên mẹ có thể cho gạo vào bát, đặt vào nồi cơm điện khi nấu cơm cho cả nhà sẽ nhanh hơn và ngon hơn. Sau đó mẹ rây cháo qua cho mịn để cho bé ăn.

  • Bước 2: Mẹ rửa sạch rau củ quả mẹ cần hấp chín, nghiền nhuyễn mịn cho bé ăn với lượng khoảng 5ml

  • Bước 3: Mẹ lấy từng món cháo rây và rau củ rây để riêng cho bé ăn dặm. 

Tuần 3: Cháo trộn rau củ quả, thịt xay 

Cháo trộn thịt xay. (Ảnh: sưu tầm internet)

Sang tuần này, bé đã tiêu hóa tốt hơn với các món ăn thô hơn nên ba mẹ tập cho bé ăn cháo trộn rau củ quả, thịt xay. 

Cháo cà rốt thịt băm

Nguyên liệu: 20g cà rốt và cháo trắng

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch cà rốt rồi đem cắt nhỏ, hấp chín sau đó mẹ dùng rây nghiền nhuyễn mịn cà rốt.

  • Bước 2: Mẹ nấu cháo trắng rồi đem rây mịn, trộn chung với cà rốt nghiền ở trên sau đó cho bé ăn. 

Nếu bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì mẹ nên để riêng cà rốt và cháo để bé cảm nhận hương vị. 

Cháo cà chua thịt bò

Nguyên liệu: Cà chua và cháo trắng. 

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ đem cà chua rửa sạch sau đó mẹ luộc qua, bóc vỏ, bỏ hạt rồi thái nhỏ cà chua sau đó đem hấp chín. Sau khi cà chua chín, mẹ dùng rây nhuyễn cà chua.

  • Bước 2: Mẹ lấy 1 thìa canh cháo trắng đem rây mịn sau đó mẹ đem trộn đều hỗn hợp cà chua rây nhuyễn với cháo rồi sau đó cho bé ăn. 

Cháo gà bí đỏ 

Nguyên liệu: Cháo trắng và bí đỏ.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ đem bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch sau đó đem cắt nhỏ đem hấp chín nhừ rồi rây nhuyễn cho thật mịn.   

  • Bước 2: Cháo trắng nấu theo công thức 1 gạo : 10 nước rồi đem nghiền qua rây cho mịn.

  • Bước 3: Trộn đều hỗn hợp bí đỏ và cháo đã rây nhuyễn sao cho sền sệt cho bé ăn trực tiếp.

Đây là thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu phổ biến mà ba mẹ thường áp dụng cho bé trong tháng đầu tiên ăn dặm.

Tuần 4: Bổ sung thêm đạm và rau xanh 

Cháo trứng gà cải xanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cháo thịt lợn nấu rau ngót xay 

Nguyên liệu: 30ml cháo trắng, 30g rau ngót và 15g thịt lợn.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ đem rau ngót tuốt lấy lá, rửa sạch, để cho ráo nước sau đó mẹ đem băm nhỏ hoặc dùng máy xay nhuyễn.

  • Bước 2: Mẹ rửa sạch thịt lợn rồi đem thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn sau đó cho vào nồi đun thịt cho chín.

  • Bước 3: Mẹ cho cháo đã nấu sẵn vào nồi sau đó mẹ cho thịt lợn rồi rau ngót xay nhuyễn sau đó khuấy đều nêm gia vị cho vừa rồi điều chỉnh độ loãng đặc rồi cho bé ăn.

  • Bước 4: Khi cháo chín, mẹ cho thêm 3ml dầu ăn của bé rồi khuấy đều và múc ra bát đợi nguội và cho bé ăn. Đây cũng là thực đơn ăn dặm lần đầu cho bé cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và rất thơm ngon.

Cháo thịt bò băm 

Nguyên liệu: 15g thịt bò và 40ml cháo trắng.

Cách thực hiện như sau

  • Bước 1: Mẹ đem thịt bò rửa sạch, cắt nhỏ, đem xay nhuyễn rồi bắt lên nồi đun thịt cho chín.

  • Bước 2: Mẹ nấu cháo trắng sau đó đun cùng thịt bò cho nóng sau đó tắt bếp và mẹ cho thêm một vài giọt dầu ăn rồi khuấy đểu.

  • Bước 3: Mẹ múc cháo thịt bò băm ra bát cho nguội bớt rồi cho bé ăn trực tiếp. 

Cháo trứng gà cải xanh 

Nguyên liệu: Trứng gà và cháo trắng. 

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ cho cháo vào nồi đun nóng sau đó đánh tan lòng đỏ trứng rồi bỏ vào cháo rồi khuấy đều. Khi cháo chín, mẹ cho thêm một chút dầu ăn của bé vào nồi cháo.

  • Bước 2: Mẹ múc cháo ra bát ăn dặm của bé và cho bé ăn khi còn ấm ấm.

Lưu ý khi cho bé mới bắt đầu ăn dặm

Lưu ý khi cho bé mới bắt đầu ăn dặm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để áp dụng thành công thực đơn ăn dặm 30 ngày đầu tiên như trên thì ba mẹ cần tuân thủ nghiêm túc những lưu ý cơ bản như sau: 

Cho bé ăn từ từ 

Nguyên tắc đầu tiên để thực hiện thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu chính là cho bé làm quen từ từ. Bé mới bắt đầu làm quen với các thực phẩm và cách sinh hoạt khác nên cần đảm bảo ăn dặm chỉ là ăn thêm. Lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức trong ngày của bé trong 6 tháng trước đó vẫn đảm bảo đủ để bé có năng lượng hoạt động tốt. 

Nên cho bé ăn lỏng trước 

Điều tiếp theo mà ba mẹ cần áp dụng cho bé ăn từ loãng đến đặc. Điều này phù hợp với hệ tiêu hóa vốn đã quen ăn sữa của bé giúp dạ dày tiêu hóa tốt, hấp thu chất dinh dưỡng từ từ, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột sau này ở trẻ. 

Đa dạng hoá thức ăn 

Ba mẹ nên dành thời gian để xây dựng  thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu đa dạng hóa các loại thực phẩm để cải thiện vị giác của trẻ. Điều này hỗ trợ bé phát triển cân bằng các nhóm chất cơ bản gồm chất đạm, chất bép, chất xơ, vitamin và khoáng chất, tinh bột. 

Điều này vừa đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé vừa giúp bé giảm cảm giác chán ăn, sợ ăn vừa hỗ trợ để bé làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau kích thích vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác. Nếu áp dụng điều này sẽ giúp bé thông minh hơn, nhanh nhạy hơn với thực phẩm.

Không nên cho bé ăn nhiều hải sản 

Hải sản là món ăn nhiều dưỡng chất nhưng rất dễ gây ra hiện tượng dị ứng ở trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Vì thế, để đảm bảo an toàn thì ba mẹ không nên cho bé ăn nhiều hải sản từ biển ngăn ngừa nguy cơ bị dị ứng, tiêu chảy ở trẻ đang có hệ tiêu hóa còn non yếu. 

Không cho gia vị 

Gia vị đối với trẻ mới bắt đầu là không cần thiết. Bởi vì vị của các thực phẩm đã đủ cho bé ở giai đoạn này. Hơn nữa, cho bé gia vị từ trước 1 tuổi sẽ gây ra bệnh cho bé. Nếu cho bé ăn muối sẽ gây ra bệnh tim mạch, huyết áp,..thận…còn nếu bé ăn đường sớm sẽ khiến bé có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và các bệnh nguy hiểm khác. 

Không cho bé ăn thức ăn bé không thích  

Điều cuối cùng mà ba mẹ cần nhớ khi bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi bắt đầu chính là ba mẹ không nên ép bé ăn các món bé thích. Điều này sẽ giúp bé thoải mái và tích cực hơn khi ăn dặm. Đồng thời nếu ép bé ăn có thể làm bé bị biếng ăn sinh lý hoặc sợ ăn. Tốt nhất nếu bé không muốn ăn thì có thể cho bé ăn lại sau khi ngưng 3 - 5 ngày.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm giàu canxi: cần bổ sung dưỡng chất gì?

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin hữu ích về thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu bao gồm 30 ngày đầu tiên. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ hiểu được khi nào nên cho bé ăn dặm, ăn dặm như thế nào và các món ăn dặm trong tháng đầu tiên nên xây dựng ra sao?

Ultimate Guide to Baby Led Weaning (and Best First Foods) - truy cập ngày 21/7/2022

https://www.yummytoddlerfood.com/first-foods-for-baby/ 

Weaning 101: Starting Your Baby on Food - truy cập ngày 21/7/2022

https://www.healthline.com/nutrition/weaning 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey