zalo
Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Các vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của bé
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Các vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của bé

Phương Đặng
Phương Đặng

19/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chất lượng giấc ngủ là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Một giấc ngủ đủ giấc có thể đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển trí não, hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch,... và giúp bé yêu trở nên năng động, thích tương tác với mọi vật xung quanh. Vậy trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ và những vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của bé như thế nào, cùng Monkey đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau.

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Em bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ là câu hỏi mà các bậc cha mẹ quan tâm trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Thời gian ngủ trung bình của trẻ 4 tháng tuổi rơi vào khoảng 10-25 tiếng mỗi ngày. Trong đó, trẻ thường dành ra 6 tiếng ngủ vào ban ngày với những giấc ngủ ngắn đan xen và giấc ngủ dài 7-8 tiếng vào ban đêm, cụ thể như sau:

  • Giấc ngủ ngày của trẻ 4 tháng tuổi được chia làm 3 giấc, mỗi giấc sẽ kéo dài từ 1-3 tiếng. Khoảng thời gian ban ngày là thời điểm thích hợp để trẻ 4 tháng tuổi ngủ giấc ngắn.

  • Giấc ngủ đêm của trẻ 4 tháng tuổi được chia làm 1 -2 giấc, mỗi giấc từ 4-8 tiếng.

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khoảng thời gian ngủ lý tưởng nhất cho em bé 4 tháng tuổi là 15 tiếng mỗi ngày, nhưng trên thực tế trẻ thường chỉ ngủ khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho bé yêu hình thành thói quen ngủ lành mạnh.

Tùy vào nhịp sinh hoạt và cơ địa phát triển của từng bé, giấc ngủ và giờ ngủ trẻ 4 tháng tuổi chưa thực sự ổn định bởi con còn rất nhỏ nên ngoài thời gian chơi đùa, ti sữa mẹ thì con sẽ dành hầu hết thời gian cho việc ngủ. Do vậy, bé có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn thời gian tiêu chuẩn đối với giai đoạn sơ sinh.

Hiện tượng hồi quy giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cũng trong giai đoạn này, hiện tượng trẻ 4 tháng tuổi bị rối loạn giấc ngủ (hay còn gọi là hiện tượng hồi quy giấc ngủ) cũng có thể xuất hiện. Đây là hiện tượng trẻ đột nhiên thay đổi thói quen ngủ và có những giấc ngủ rất ngắn giống như những tháng đầu tiên khi mới sinh ra. Thế nhưng, nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng quá lo lắng bởi hiện tượng hồi quy này là tự nhiên và nó sẽ nhanh chóng qua đi.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi?

Như đã nói ở trên, trong giai đoạn 4 tháng tuổi, giờ giấc sinh hoạt lẫn thói quen ngủ của bé vẫn còn khá thất thường. Và nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ gặp các vấn đề như: trở nên hiếu động thái quá, khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc, lo âu, cáu gắt,... Giấc ngủ lộn xộn trong một thời gian dài gây ra những ảnh hưởng rõ rệt tới trẻ do gián đoạn nhịp điệu sinh học dẫn tới thiếu ngủ. Vậy yếu tố nào gây nên những ảnh hưởng về giấc ngủ trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi, cùng tìm ngay bên dưới:

Chế độ dinh dưỡng

Một trong những yếu tố gây nên rối loạn giấc ngủ ở trẻ đến từ các vấn đề về chế độ dinh dưỡng. Vậy trẻ 4 tháng tuổi ăn ngủ như thế nào? Trẻ 4 tháng tuổi chủ yếu bú mẹ và uống sữa công thức. Vậy nên trường hợp sữa mẹ không cung cấp cho bé đủ các dưỡng chất hay đem đến cho con thừa lượng dinh dưỡng cần thiết khiến con khó chịu trong người sẽ tác động tiêu cực đến giấc ngủ của con.

Chế độ dinh dưỡng tác động đến chất lượng giấc ngủ của con. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bên cạnh sữa mẹ, sữa công thức chứa một hàm lượng dinh dưỡng cao với vai trò đáp ứng đủ cho bé yêu các dưỡng chất phù hợp với giai đoạn khôn lớn. Việc lựa chọn các dòng sữa công thức sao cho phù hợp với thể trạng của con cũng vô cùng quan trọng cha mẹ nhé.

Thói quen sinh hoạt: vận động, vui chơi

Ngoài thời gian ăn ngủ của trẻ 4 tháng tuổi, thói quen sinh hoạt hằng ngày có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi không? Câu trả lời là có, đối với các em bé nhanh nhẹn và năng động, việc vận động và vui chơi với tần suất quá nhiều sẽ khiến cơ thể con mệt mỏi và khó có những giấc ngủ sâu, ngon giấc. Ngược lại, đối với các em bé không thường xuyên vận động, ngủ giật mình, ngủ chập chờn cũng là hiện tượng thường xuyên xảy ra.

Lịch ngủ và thói quen khi ngủ

Ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ nhất chính là thói quen và lịch ngủ chưa khoa học, hợp lý. Các thói quen như: cho con ăn quá no trước giờ ngủ, không duy trì một lịch ngủ mà thường xuyên thay đổi theo ý con,... là những yếu tố khiến chất lượng giấc ngủ của trẻ ngày càng đi xuống.

Lịch ngủ và thói quen ngủ không khoa học khiến trẻ mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các vấn đề về sức khỏe

Ngoài ra, các vấn đề về sức khỏe như: trẻ bị sốt, bị cảm do thay đổi thời tiết, các cơn đau do những mũi tiêm phòng,... cũng  khiến trẻ quấy khóc khi ngủ, thậm chí làm con mất ngủ và bám mẹ cả đêm.

Xem thêm: [Thắc mắc] Trẻ sơ sinh tăng cân nhanh có nguy hiểm không?

Các vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của bé 4 tháng tuổi

Các yếu tố ở trên là một phần nguyên nhân tác động đến chất lượng giấc ngủ của con, vậy nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là gì, cùng Monkey tìm lời giải đáp cho câu hỏi vì sao “bé 4 tháng tuổi ngủ không ngon giấc?” ngay sau đây.

Tại sao trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, hay giật mình?

Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và giật mình là biểu hiện thường thấy ở hầu hết các bé trong giai đoạn đầu đời 4 tháng tuổi. Phản xạ giật mình khi ngủ khiến các bé bị đánh thức giữa đêm và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của trẻ lẫn cha mẹ. Khi bé 4 tháng tuổi ngủ hay giật mình, trẻ có xu hướng quấy khóc đòi mẹ. Đối với trường hợp này, các mẹ nên nhẹ nhàng dỗ bé đồng thời kiểm tra xem con có bị vã mồ hôi hay không, tránh tình trạng mồ hôi ngấm lạnh vào cơ thể khiến con bị ốm.

Hiện tượng trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình giữa chừng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bên cạnh đó, hiện tượng trẻ ngủ không sâu giấc và hay giật mình nếu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm tới chất lượng giấc ngủ của con để có biện pháp xử trí phù hợp.

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không?

Đáp án cho câu hỏi này là không sao nhé các mẹ, đối với giai đoạn sơ sinh nói chung và trẻ 4 tháng tuổi nói riêng, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Nếu em bé của bạn không tỉnh dậy đòi bú giữa đêm tức là con đang thực hiện quá trình ngủ xuyên đêm của mình. Ngủ xuyên đêm không những không có hại cho bé mà ngược lại, đây còn là cơ hội vàng để cơ thể con tiết ra các hormone tăng trưởng.

Làm gì khi trẻ 4 tháng tuổi bị rối loạn giấc ngủ?

Dấu hiệu của một em bé 4 tháng tuổi bị rối loạn giấc ngủ như sau: trẻ khó vào giấc ngủ, ngủ ngày thức đêm, ngủ quá nhiều hoặc quá ít,... Việc không có những giấc ngủ trọn vẹn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển não bộ và chiều cao của bé. Đối với giấc ngủ đêm, trẻ cần ngủ sâu vào khoảng thời gian từ 22h đêm hôm trước đến 2h sáng hôm sau bở đây là thời điểm hormone tăng trưởng phát triển tốt nhất. Bỏ lỡ thời điểm vàng này sẽ đồng nghĩa với việc con có thể sẽ không cao như các bạn đồng trang lứa khác.

Trẻ 4 tháng tuổi bị rối loạn giấc ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cha mẹ hãy nhớ rằng việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng việc con được ngủ sâu, vì vậy cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình. Tập cho con thói quen đi ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định là cách tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào. Các yếu tố tác động bên ngoài như: tiếng ồn và ánh sáng cũng cần được lưu ý vì chúng khiến con dễ bị đánh thức giữa chừng. Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật chội và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ của trẻ.

Bài viết trên đã phần nào giải đáp tất cả những thắc mắc của các bậc phụ huynh xoay quanh chủ đề trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ. Hy vọng những thông tin thú vị trên sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy các bé.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!