zalo
Bé mọc răng cấm: những điều ba mẹ cần nắm rõ
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Bé mọc răng cấm: những điều ba mẹ cần nắm rõ

Lê Hương
Lê Hương

28/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bé mọc răng cấm là một mốc phát triển bình thường. Tuy nhiên khi mọc răng cấm bé lại có những biểu hiện bất thường khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Vậy ba mẹ cần phải làm gì khi bé mọc răng cấm? Cùng tìm hiểu kinh nghiệm chăm sóc con khi mọc răng cấm cùng Monkey nhé! 

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Răng cấm là gì?

Răng cấm thuộc nhóm răng hàm, là các răng số 6, số 7. Đây là các răng có kích thước lớn nhất trong hàm răng, đảm nhiệm chức năng nhai và nghiền thức ăn trước khi chúng ta nuốt vào dạ dày.

Mỗi người trưởng thành thường sẽ có 8 răng cấm, chia đều cho 2 hàm. Những chiếc răng cấm có đặc điểm là mặt nhai rộng, nhiều múi và hố rãnh trong khi thân răng thì phình to.

Răng cấm thường mọc vào độ tuổi 6-8 tuổi và đây là những chiếc răng vĩnh viễn không bao giờ thay. Nếu vì một lý do nào đó mà chúng mất đi thì sẽ không bao giờ mọc lại nữa. Chính vì vậy mà răng cấm luôn phải được bảo vệ một cách tối đa để chúng có thể tồn tại.

Răng cấm là gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Thời điểm bé mọc răng cấm

Theo quy trình mọc răng thông thường của bé thì thời điểm 13-19 tháng tuổi sẽ là thời điểm bé mọc chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm trên và khoảng 14-18 tháng tuổi với hàm dưới. 

Răng hàm thứ 2 của bé sẽ xuất hiện trong khoảng 25-33 tháng tuổi đối với hàm trên và với hàm dưới thì sẽ vào khoảng 23-31 tháng tuổi. Răng hàm của bé lúc này sẽ là răng hàm sữa, những chiếc răng hàm này sẽ tồn tại và phát triển cùng bé cho đến khi bé đạt 6 tuổi.

Khi ấy, những chiếc răng hàm cũng như răng sữa bình thường sẽ bắt đầu rụng dần và bé sẽ bước vào giai đoạn mọc răng vĩnh viễn. Và đây cũng chính là giai đoạn răng cấm của bé bắt đầu nhô lên.

Biểu hiện của bé khi mọc răng cấm

Để có thể chuẩn bị tốt nhất để chăm sóc cho bé khi mọc răng hàm, răng cấm thì ba mẹ nên biết được những biểu hiện khi mọc răng của con để có thể nắm bắt tình hình một cách nhanh nhất.

Thông thường, khi mọc răng cấm, bé sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Chảy nước dãi nhiều: Khi bé mọc răng hàm hay răng cấm, cảm giác khó chịu và vướng trong mồm sẽ khiến bé luôn tiết ra nhiều nước dãi hơn bình thường và bé sẽ không ý thức được việc nước dãi chảy ra ngoài. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến để ba mẹ có thể nhận biết được khi con mọc răng hàm, răng cấm.

  • Triệu chứng sốt nhẹ: Khi mọc răng cấm, triệu chứng sốt đi kèm cũng là một triệu chứng vô cùng phổ biến. Chính vì vậy, để biết được bé bị sốt do ốm hay do mọc răng thì ba mẹ cần kiểm tra xem liệu có chiếc răng hàm nào của bé đang nhú lên hay không.

  • Quấy khóc: Đối với các bé thì giai đoạn mọc răng luôn là một giai đoạn cực kỳ khủng hoảng và gây khó chịu với các bé. Chính vì thế khi mọc răng hàm, răng cấm bé sẽ có biểu hiện quấy khóc hơn bình thường. Ba mẹ nên chú ý biểu hiện này của con.

  • Hay nhai, cắn bất kỳ đồ vật nào trong tầm tay: Đây là một biểu hiện bình thường đối với các bé trong giai đoạn mọc răng. Chính vì vậy, ba mẹ nên chú ý và không để con ngậm, cắn đồ chơi, tránh việc bé cắn những vật thiếu vệ sinh.

  • Nướu của bé bị sưng tấy: Nếu ba mẹ thấy nướu của bé bị sưng tấy và cảm thấy con quấy khóc nhiều hơn bình thường thì có lẽ bé đang trong giai đoạn mọc răng hàm.

  • Lười ăn, chán ăn dẫn đến việc sụt cân: Việc mọc răng gây ra sự khó chịu ở miệng bé sẽ khiến bé có cảm giác chán ăn dẫn đến bỏ ăn, không chịu ăn và điều này sẽ khiến bé sụt cân đáng kể.

  • Mất ngủ, hay khóc vào ban đêm: Sự khó chịu khi bé mọc răng còn khiến cho bé rất dễ bị mất ngủ vì cơn đau và biểu hiện này thường đi kèm với việc bé quấy khóc vào ban đêm. Ba mẹ cũng có thể biết được con mình đang mọc răng nếu bé hay quấy khóc vào ban đêm và không chịu ngủ.

  • Tiêu chảy kéo dài: Đây là một trường hợp ít gặp hơn và được dân gian gọi là “mọc răng đi tướt”. Vì vậy, trong giai đoạn bé mọc răng, ba mẹ cũng nên theo dõi phân của bé thường xuyên để có thể có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Biểu hiện trẻ mọc răng cấm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ba mẹ nên làm gì khi con mọc răng cấm

Vậy khi con mọc răng cấm, ba mẹ nên làm gì để có thể giúp con cảm thấy thoải mái hơn cũng như dễ chịu hơn, tránh tình trạng con bỏ ăn gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Dưới đây sẽ là một vài lời khuyên từ các chuyên gia.

Không ép bé ăn, chia bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ

Trẻ mọc răng cũng khó chịu giống như người lớn chúng ta vậy. Cảm giác chán ăn và không muốn ăn sẽ là một cảm giác rất bình thường. Chính vì thế, đừng bắt ép bé phải ăn mà hãy chia ra thành từng bữa nhỏ và dỗ bé để bé có thể ăn được. Con số hợp lý sẽ là 6-8 bữa nhỏ một ngày cho bé.

Hầm nhừ để thức ăn của bé thật mềm

Trong thời gian bé mọc răng cấm, ba mẹ nên cho bé ăn những món thật mềm và nên hầm thật nhừ những thức ăn đi kèm. Để được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ nên nấu thức ăn dạng loãng cho bé như cháo, súp,... Những món này sẽ giúp con không cần phải nhai mà chỉ cần nuốt. 

Ba mẹ nên làm gì khi con mọc răng cấm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Uống nước mát giúp con xoa dịu cơn đau

Đối với hoa quả, ba mẹ nên ép lấy nước và để tủ lạnh khoảng 30 phút cho đồ uống hơi mát. Đối với sữa hay nước uống bình thường cũng vậy, ba mẹ cũng nên để cho đồ uống của con ở nhiệt độ mát vừa phải. Như vậy sẽ giúp con giảm được tình trạng đau nhức do mọc răng gây ra.

Hạ sốt cho bé đúng cách

Sốt khi mọc răng cấm là một việc rất bình thường. Bé thường sốt nhẹ dưới 38.5 độ C khi mọc răng cấm. Đây là một nhiệt độ không gây biến chứng nguy hiểm, mẹ nên dùng khăn ấm đặt lên trán cho bé cũng như lau người cho bé.

Ba mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho bé. Nếu muốn dùng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và để bác sĩ thăm khám cũng như kê đơn.

Hạ sốt cho con đúng cách. (Ảnh: sưu tầm internet)

Theo dõi phân của bé

Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết khi trẻ mọc răng hàm hay được dân gian gọi là “mọc răng đi tướt”. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý khác.

Chính vì thế, ba mẹ nên theo dõi phân cũng như sức khỏe của bé thường xuyên để nắm bắt được tình hình cũng như xử lý kịp thời. Nếu bé đi ngoài liên tục dẫn đến việc mất nước nhiều, ba mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra giải pháp hợp lý nhất.

Thường xuyên theo dõi tình trạng phân của con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé

Giai đoạn bé mọc răng cũng là giai đoạn nướu, lợi của bé rất dễ bị vi khuẩn xâm hại. Chính vì vậy, ba mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ bằng cách quấn gạc y tế quanh đầu ngón tay, nhúng với nước muối và vệ sinh cho bé.

Việc này không chỉ giúp bé phòng ngừa được các bệnh đường miệng mà còn giúp bé có thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và giảm bớt các cơn đau khi bé mọc răng cấm.

Xem thêm: [Góc hỏi đáp chuyên gia] Bé mọc răng có bị ho không?

Như vậy ba mẹ đã nắm được các thông tin về răng cấm cũng như việc ba mẹ nên làm khi bé mọc răng cấm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho ba mẹ chăm sóc bé đúng cách trong quá trình mọc răng!

1. Your Infant is Teething: Know the Signs and Symptoms - truy cập ngày 28/9/2022

https://www.chla.org/blog/rn-remedies/your-infant-teething-know-the-signs-and-symptoms 

2. Is a Teething Cough Typical? - truy cập ngày 28/9/2022

https://www.healthline.com/health/teething-cough

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!