Trẻ nhỏ khi mọc răng thường xuất hiện rất nhiều triệu chứng rõ ràng, có ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bé. Và điển hình nhiều cha mẹ vẫn thường đặt ra câu hỏi rằng trẻ mọc răng có bị ho không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về tình trạng này cũng như những biện pháp từ chuyên gia giúp con trẻ khỏe mạnh hơn.
Bé mọc răng có bị ho không? Các dấu hiệu thường gặp khi bé mọc răng?
Bé mọc răng có bị ho không? Câu trả lời là có. Đây là triệu chứng thông thường mỗi khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Khi mọc răng, các cơ quan vùng miệng sẽ tác động đến họng của trẻ gây ra cảm giác ngứa và khó chịu dẫn đến tình trạng ho kéo dài.
Tuy nhiên, các bố mẹ cũng cần phải chú ý vì ho là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, rất dễ nhầm lẫn với những bệnh như viêm họng, cảm cúm,... Vậy làm thế nào để nhận biết được chính xác ho tức là bé đang mọc răng? Cùng khám phá các dấu hiệu thường gặp khi bé mọc răng dưới đây nhé!
Một số dấu hiệu điển hình bé mọc răng thường gặp:
Ho sốt
Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu sốt nhẹ từ khoảng 38 độ - 38,5 độ hay rõ ràng hơn là nướu răng có tình trạng đỏ và sưng lên và phần lợi có màu trắng như răng đang nhú lên tức là trẻ đang mọc răng đầu đời. Thông thường, trẻ sẽ chỉ sốt nhẹ như mức trên, ít khi có tình trạng sốt cao hoặc những vấn đề đường ruột đi kèm.
Tuy nhiên nếu gặp phải các dấu hiệu tệ hơn như sốt cao thì có thể trẻ đã mắc một vài bệnh khác chứ không đơn thuần là mọc răng. Khi đó, cha mẹ nên mau chóng đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra và chữa bệnh kịp thời.
Tiêu chảy
Một dấu hiệu rõ ràng hơn cho thấy bé đang mọc răng chính là vấn đề tiêu chảy. Tiêu chảy cũng có thể sinh ra bởi nhiều loại bệnh khác nhau nên phân biệt chúng với tiêu chảy khi mọc răng là vô cùng cần thiết.
Trẻ mọc răng có thể bị tiêu chảy nặng, thường xuyên đi ngoài với phân lỏng, mùi chua, không có nhầy hay máu. Thông thường, tình trạng này chỉ kéo dài khoảng từ 4 đến 5 ngày, còn nếu dài hơn thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa bới bé có thể tiêu chảy do rối loạn đường ruột.
Bên cạnh đó, bé tiêu chảy sẽ có các dấu hiệu đi kèm như chảy nước dãi nhiều, thói quen cho đồ vật hoặc tay lên miệng cắn,... Hãy theo dõi cả tình trạng sức khỏe như bé có hay quấy khóc nhiều không? có mệt mỏi hay bỏ bữa không? hay chán chơi, không muốn làm gì? để có thể biết được chính xác bệnh của bé.
Nôn trớ
Ngoài các triệu chứng thông thường, những trẻ mọc răng cũng có thể gặp các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như nôn mửa, trớ. Tình trạng này xảy ra khi có virus xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến cơ quan vùng miệng của bé.
Lúc đó, trẻ có xu hướng khóc nhiều do lợi đau nứt dẫn đến chán ăn, bỏ bữa và hình thành suy giảm cơ thể và nôn trớ. Tuy nhiên, rất ít trẻ gặp vấn đề này khi mới mọc răng vì vậy bố mẹ cũng nên quan tâm đến tình trạng nôn mửa của con bởi rất có thể sinh ra do một nguyên nhân khác nào đó.
Nguyên nhân bé mọc răng bị ho?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho nhiều khi bé bắt đầu mọc răng, điển hình là nướu đau, khó chịu; hệ miễn dịch suy giảm hay bị nhiễm khuẩn do gặm các đồ vật thường xuyên, ...
Nướu đau, khó chịu
Trong quá trình mọc răng, phần lợi của bé sẽ dần nở ra, phần bướu tại đây sẽ có dấu hiệu sưng đỏ do răng đang dần mọc lên. Khi đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác rách lợi, nướu đau và khó chịu vô cùng, đặc biệt là khi nhai đồ ăn. Bé có xu hướng thích cắn hơn, thường tìm đến ti mẹ hoặc núm vú, hay các đồ vật khác để đỡ ngứa răng. Từ đó dẫn đến tình trạng ho kéo dài trong giai đoạn mọc răng.
Hệ miễn dịch suy giảm
Hệ miễn dịch suy giảm khi không có khả năng kháng được virus tấn công. Và khi mọc răng cũng vậy, ngoài các dấu hiệu như đau nướu lợi, cơ thể trẻ rất dễ gặp các tác nhân vi trùng từ bên ngoài, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hoặc đường ruột của trẻ. Bé sẽ sốt và quấy khóc và ho nhiều hơn, đặc biệt tình trạng bỏ bữa và chán ăn cũng có thể xảy ra. Vì vậy, bố mẹ nên chăm sóc trẻ bằng các thực phẩm dinh dưỡng hay vệ sinh sạch sẽ vùng miệng của bé,...
Nhiễm khuẩn do gặm các đồ vật thường xuyên
Khi mọc răng chắc hẳn con trẻ sẽ bị ngứa răng khá nhiều và chúng thường tìm đến những đồ vật nào đó, bất kể thứ gì có thể gặm hoặc cắn để giảm tình trạng khó chịu lợi. Nếu sử dụng ti mẹ hoặc núm vú chuyên dụng thì tránh được khá nhiều những tác nhân xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên một số trẻ sẽ tiện tay nhặt bất cứ đồ vật nào và cho lên miệng, điều này làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ yếu hơn và sinh ra tình trạng ho kéo dài.
Trẻ ho sốt mọc răng có nguy hiểm không?
Trẻ ho sốt là dấu hiệu thường gặp khi trẻ lần đầu mọc răng nên sẽ không nghiệm trọng. Tuy nhiên, bố mẹ nên quan sát và chú ý tới thời gian cũng như mức độ trẻ ho sốt để tránh trường hợp không phát hiện ra các bệnh ẩn ngay khi trẻ con nhỏ. Thông thường, tình trạng ho sốt khi mọc răng chỉ kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày, lâu thì cũng chỉ tới 1 tuần. Sau khoảng thời gian đó, nếu trẻ vẫn còn mắc chứng ho sốt thì bố mẹ cần phải đưa con tới cơ sở y tế khẩn cấp.
[Chuyên gia giải đáp] Trẻ mấy tháng mọc răng: thứ tự, dấu hiệu, cách chăm sóc
[Giải đáp] Bé 10 tháng chưa mọc răng ba mẹ phải làm sao?
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có muộn không? Chuyên gia giải đáp chính xác
Khi nào trẻ ho sốt mọc răng nên thăm khám bác sĩ?
Trong quá trình mọc răng, trẻ gặp ho sốt thì nên đi khám bác sĩ khi nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng và băn khoăn. Để giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia trong ngành đã khuyến cáo các trường hợp sau cần đem con trẻ đến ngay các cơ sở y tế:
-
Ho kèm sốt cao 39 độ C: Trường hợp sốt cao này có thể do virus xâm nhập cơ thể mạnh, vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ. Trước hết bố mẹ nên sử dụng các biện pháp giảm sốt thông thường, sau đó nếu không có dấu hiệu tốt lên thì nên đưa con đi ngay đến bệnh viện để nhận tư vấn và khám chữa bệnh kịp thời tránh bị co giật và mất sức.
-
Bỏ ăn, quấy khóc: Khi mọc răng, sẻ sẽ bị suy giảm miễn dịch dẫn đến chán ăn, ăn ít. Đau lợi cũng sẽ khiến chúng đau và quấy khóc nhiều hơn. Theo dõi con một thời gian và dùng các biện pháp cung cấp thực phẩm dinh dưỡng, nếu không có tiến triển tốt hơn thì cần uống thuốc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để cải thiện tình hình càng sớm càng tốt.
-
Ho kéo dài có đờm xanh: Gặp dấu hiệu ho với đờm xanh vàng, đờm đặc thành cục khi bé đang mọc răng thì đưa ngay con đến bác sĩ. Đây là tình trạng cực nghiêm trọng và nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn hầu họng hay có thể do vùng nướu, lợi của bé đang sưng lên khá rõ,...
Ba mẹ nên làm gì khi con mọc răng ho sốt?
Ho sốt khi con trẻ mọc răng là điều bình thường, không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, mỗi phụ huynh nên tìm hiểu kĩ các phương pháp cải thiện sức khỏe cũng như theo dõi con thường xuyên để khiến quá trình phát triển răng của con được thuận lợi và tránh được những vấn đề tiêu cực không đáng có. Dưới đây là một số biện pháp ba mẹ nên làm khi con mọc răng ho sốt:
Duy trì thực đơn dinh dưỡng ăn bú đầy đủ cho con
Khi con ho sốt là lúc cơ thể bé đang có nhiều vi khuẩn xâm nhập và việc nạp đầy đủ những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao để đề kháng là vô cùng cần thiết. Mỗi gia đình nên xây dựng chế độ ăn khoa học phù hợp với con trẻ.
Nên sử dụng thức ăn mềm như cháo, bột, soup từ nguyên liệu tốt cho mọc răng như lòng đỏ trứng hay khoai tây nghiền hoặc các thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt lợn, đỗ đậu….. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại sữa, nước ép trái cây,... vừa dễ ăn, dễ nuốt lại vừa cung cấp đủ vitamin cho bé.
Bổ sung đủ nước cho bé
Trong quá trình mọc răng, ho nhiều cũng rất khiến bé rơi vào tình trạng mất nước, cơ thể suy nhược và yếu hơn nhiều. Vì vậy, mẹ nên mua và sử dụng các loại nước uống dinh dưỡng tốt cho răng bé và hạ sốt tốt. Điển hình có thể sử dụng sữa mẹ, sữa chua hoặc các loại nước hoa quả (nước cam, nước dừa), nước hạ sốt (nước chanh, trà gừng, nước giấm táo - mật ong,..). Lưu ý, nên tránh dùng nước đá, các loại nước ngọt có ga.
Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng nước muối sinh lý
Mọc răng ho sốt có thể gây ra bởi vi khuẩn mất vệ sinh trong miệng. Trẻ nhỏ chưa sử dụng được các loại thuốc đánh răng nên một cách khoa học và tiện lợi khi vệ sinh khoang miệng là sử dụng nước muối sinh lý.
Bố mẹ nên sử dụng miếng gạc hoặc khăn nhỏ sau đỏ rửa qua với nước muối, chà nhẹ vào vùng lợi, nướu. Nên vệ sinh sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Khi đó, tình trạng ho sốt cũng giảm đi đáng kể, răng trẻ sẽ phát triển bình thường.
Sử dụng thảo dược an toàn trị ho
Đây là một phương pháp phổ biến được nhiều chuyên gia khuyên dùng khi chữa trị ho cho bé tại nhà. Điển hình là sử dụng lá hẹ cho trẻ mọc răng giúp giảm ho hiệu quả. Lá hẹ là loại thảo mộc thơm, nhẹ, chứa hoạt chất kháng sinh cực tốt cùng nhiều thành phần vitamin dinh dưỡng, ... hoàn toàn thích hợp chữa lành và kháng khuẩn cho trẻ mới mọc răng.
Một vài cách thức sử dụng lá hẹ cho bé mọc răng như chườm nóng là hẹ, uống nước ép lá hẹ, uống lá hẹ mật ong (cho trẻ trên 6 tháng tuổi),.... Ngoài ra có thể sử dụng các loại thảo dược trị ho khác như lá húng chanh, lá tía tô, quất xanh,...
Xem thêm: Bé mọc răng không chịu bú bình ba mẹ phải làm sao? [Chuyên gia tư vấn]
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc bé mọc răng có bị ho không? Hy vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ theo dõi và tiếp nhận các kiến thức về các dấu hiệu cũng như các giải pháp cho tình trạng mọc răng của trẻ càng sớm càng tốt để có thể giúp trẻ phát triển răng bình thường. Đừng quên theo dõi Monkey để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ nhé!
1. Your Infant is Teething: Know the Signs and Symptoms - truy cập ngày 28/9/2022
https://www.chla.org/blog/rn-remedies/your-infant-teething-know-the-signs-and-symptoms
2. Is a Teething Cough Typical? - truy cập ngày 28/9/2022