Bữa phụ đối với trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm đóng vai trò cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết giữa các bữa ăn chính cho bé. Nếu bữa phụ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tăng cân, chiều cao của trẻ. Cùng Monkey khám phá top 20+ thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé từ chuyên gia để áp dụng cho bé ngay nhé!
Thời điểm cần bổ sung bữa phụ cho bé
Thời điểm áp dụng các thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé phù hợp nhất từ sau tháng thứ 7 trở đi. Đây được xem là thời điểm lý tưởng để các bé hình thành và hoàn thiện các kỹ năng như cầm, nắm, nhai và nuốt tốt hơn.
Nguyên nhân là vì thời điểm này bé đã ăn dặm được 1 tháng tính từ tháng thứ 6 trở lên. Điều này chứng tỏ bé đã quen với việc ăn dặm, hệ tiêu hóa cũng đã hoạt động tốt hơn để hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài nên sẽ khỏe hơn. Khi đó, ba mẹ cho bé làm quen với các món bánh ăn dặm bữa phụ, các loại trái cây, các loại sữa chua, phô mai là hoàn toàn hợp lý.
Chưa kể từ 6 tháng, bé cần lượng sắt nhiều hơn trong khi đó sắt có trong sữa mẹ không thể đáp ứng. Chưa kể, bé cần nhiều năng lượng hơn để phát triển các kỹ năng khác. Ngoài ra, bữa ăn phụ dành cho các bé còn có nhiệm vụ bổ sung lượng vitamin và khoáng chất mà thực phẩm trong các bữa ăn chính chưa đảm bảo đủ cho bé. Vì thế, việc xây dựng thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé là cần thiết.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất ba mẹ nên cho bé ăn dặm bữa phụ sau các bữa chính trong ngày bao gồm: Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối từ 1 đến 1.5 tiếng để đảm bảo bé đói, tiêu hóa tốt và không làm giảm đến khẩu phần ăn trong các bữa chính trong ngày của bé.
Ba mẹ có thể tham khảo lịch trình áp dụng thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé theo thời gian sau:
-
Bữa phụ lần 1 từ 9 - 10 giờ sáng mẹ cho bé ăn sữa, bánh ngọt để bé được cung cấp năng lượng cho bé hoạt động buổi sáng.
-
Bữa phụ lần 2 từ 14 - 15 giờ mẹ có thể cho bé ăn một ít trái cây, sữa hoặc sữa chua.
-
Bữa phụ lần 3 từ 20 giờ đến 21 giờ mẹ có thể cho bé ăn thêm trái cây, các loại bánh tự làm không cần quá no và quá sát giờ đi ngủ.
20+ Thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé
Dưới đây là 20+ công thức chế biến các món ăn dặm bữa phụ cho bé vừa đơn giản, tiết kiệm lại bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện hơn.
Bánh flan sữa mẹ
Món ăn đầu tiên trong thực đơn bữa phụ dành cho bé từ 7 tháng tuổi chính là bánh flan sữa mẹ từ nguyên liệu sẵn có và vô cùng bổ dưỡng.
Nguyên liệu: Sữa mẹ và trứng gà.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Đập trứng gà sau đó tách lấy lòng đỏ trứng gà rồi hòa tan lòng đỏ trứng gà và sữa mẹ rồi lọc qua rây để được hỗn hợp mịn. Ba mẹ nhớ lọc 2 lần nhé!
-
Bước 2: Ba mẹ cho bánh vào khuôn sẵn hoặc bát rồi hấp bằng nồi cơm điện hoặc nồi hấp từ 7 - 10 phút để bánh chín.
-
Bước 3: Mẹ nhớ lót lên phía trên nồi hấp khăn dày để hút hơi nước tránh cho mặt bánh flan bị rỗ. Sau khi kiểm tra thấy bánh chín thì cho bánh ra chờ nguội và cho bé thưởng thức ngay thôi.
Bánh flan bí ngô
Món ăn nên có trong thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé mà ba mẹ nên chế biến chính là bánh flan bí ngô giàu vitamin A và các chất cần thiết cho bé phát triển.
Nguyên liệu: Bí ngô, sữa mẹ hoặc sữa công thức, phô mai, trứng gà.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ gọt vỏ rửa sạch bí ngô rồi hấp chín sau đó nghiễn nhuyễn và rây lại cho mịn.
-
Bước 2: Mẹ mang phô mai nghiền nhuyễn, sau đó trộn hỗn hợp phô mai, bí ngô và sữa mẹ đến độ sánh mịn là được. Sau đó, mẹ cho thêm lòng đỏ trứng gà rồi đánh nhẹ nhàng sao cho hòa tan hoàn toàn.
-
Bước 3: Mẹ lọc qua rây hỗn hợp trên từ 2 - 3 lần sao cho được hỗn hợp mịn rồi đổ vào hũ thủy tinh, bọc giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm rồi cho vào nồi cơm điện hấp chín trong 20 phút.
-
Bước 4: Mẹ lấy ra cho nguội rồi bảo quản tủ lạnh để làm thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé.
Bánh flan yến mạch
Từ nguyên liệu yến mạch và các nguyên liệu sẵn có khác, ba mẹ đã có thể chế biến cho bé món bánh ăn phụ mang tên bánh flan yến mạch thơm ngon, bổ dưỡng.
Nguyên liệu: Sữa mẹ hoặc sữa công thức, lòng đỏ trứng gà, yến mạch.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Ngâm yến mạch trong nước khoảng 30 phút rồi vớt lên để ráo.
-
Bước 2: Mẹ cho yến mạch và sữa mẹ vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn hỗn hợp rồi lọc qua rây.
-
Bước 3: Mẹ cho lòng đỏ trứng gà vào hỗn hợp trên dùng đũa đánh đều nhẹ nhàng. Sau đó, mẹ tiến hành lọc qua rây thêm 1 lần nữa để được hỗn hợp mịn.
-
Bước 4: Mẹ cho hỗn hợp vào hũ làm bằng thủy tinh. Sau đó, mẹ đậy kín hũ bằng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm.
-
Bước 5: Sau đó mẹ tiến hành cho hũ thủy tinh vào xứng và hấp cách thủy trong khoảng 20 phút cho đến khi bánh chín.
-
Bước 6: Mẹ lấy bánh ra để nguội sau đó làm lạnh trong ngăn mát và cho bé ăn vào bữa phụ mỗi ngày.
Bánh chuối yến mạch
Chuối và yến mạch đều rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của bé đang ăn dặm vì chứa nhiều chất xơ, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Cùng Monkey tham khảo công thức chế biến món bánh chuối yến mạch thơm ngon cho bé nhé!
Nguyên liệu: Táo, chuối, lòng đỏ trứng gà, sữa mẹ hoặc sữa công thức, phô mai, yế mạch.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Yến mạch rửa sạch rồi ngâm với nước khoảng 30 phút cho nở mềm.
-
Bước 2: Mẹ gọt vỏ táo rồi rửa sạch sau đó cắt ;ấy ⅓ quả rồi cho thêm sữa mẹ, phô mai, yến mạch đã ngâm vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn lấy hỗn hợp.
-
Bước 3: Trứng gà mẹ đập lấy lòng đỏ trứng gà để riêng rồi đánh tan.
-
Bước 4: Mẹ tiến hành trộn lòng đỏ trứng gà với hỗn hợp trên đây sau đó cho vào các hũ thủy tinh nhỏ.
-
Bước 5: Mẹ cho hũ thủy tinh vào xứng hấp hoặc nồi cơm điện rồi hấp cách thủy trong 20 phút cho chín rồi sau đó mang ra ngoài để nguội rồi bảo quản tủ lạnh và cho bé ăn vào các bữa phụ trong ngày.
Bánh chuối hạt chia
Món ăn trong các bữa phụ dành cho bé không thể không có món bánh chuối hạt chia vừa thơm ngon lại đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. Dưới đây là các bước làm mà ba mẹ nên tham khảo để áp dụng chế biến cho bé.
Nguyên liệu: Chuối, hạt chia, bột mì, bột ngô, bột nở.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ tiến hành cho toàn bộ hỗn hợp bao gồm bột mì, bột ngô, bột nở và hạt chia vào một bát lớn rồi trộn đều với nhau.
-
Bước 2: Mẹ bóc vỏ chuối sau đó lấy thìa nghiền nhuyễn rồi cho vào bát hỗn hợp ở trên.
-
Bước 3: Mẹ cho thêm nước hoặc nước cốt dừa tươi vào hỗn hợp trên rồi đánh đều lên thành mịn là được.
-
Bước 4: Mẹ đổ hỗn hợp đã trộn đều ở trên vào khuôn sau đó tiến hành hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện khoảng 20 phút cho bánh chín.
-
Bước 5: Mẹ lấy bánh ra để nguội và cho bé ăn khi còn ấm.
Bánh khoai tây nhân rau củ
Cách chế biến bánh khoai tây nhân rau củ đơn giản thơm ngon luôn được ưu tiên xếp vào danh sách thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé. Cùng tham khảo cách làm bánh này nhé!
Nguyên liệu: Khoai tây, rau củ, bột mì, bột gạo.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ gọt vỏ khoai tây rồi sau đó cho vào nồi hấp chín khoai tây rồi lấy ra nghiền nhuyễn lúc đang còn nóng.
-
Bước 2: Rau củ mẹ rửa sạch rồi băm nhuyễn, ướp với một chút gia vị của bé rồi sau đó mẹ nhào trộn với khoai tây, bột mì và bột gạo thành hỗn hợp.
-
Bước 3: Mẹ cho chút dầu ăn lên trên bề mặt chảo không dính cho đến khi áp chảo bánh chín đều 2 mặt là được.
-
Bước 4: Cho bánh đã chín ra đĩa và cho bé ăn trong bữa phụ khi bánh đã nguội hẳn.
Bánh quế thơm
Nhắc đến thực đơn ăn dặm bữa phụ dành cho các bé từ 7 tháng tuổi trở lên thì không thể không nhắc đến bánh quế thơm. Cách làm bánh quế cơ bản như dưới đây.
Nguyên liệu: Trứng gà, bột mì, sữa mẹ.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ đập trứng gà rồi tách lấy lòng đỏ trứng rồi sau đó mẹ trộn đều với sữa tươi trước khi cho vào bột mì vào hỗn hợp.
-
Bước 2: Mẹ cho thêm một chút mật ong để tăng thêm vị ngọt cho món bánh quế nếu trẻ hơn 1 tuổi.
-
Bước 3: Sau khi mẹ đã có được hỗn hợp sánh mịn thì mẹ múc từng muỗng hỗn hợp trên cho vào máy làm bánh quế hoặc áp chảo chín hai mặt.
Lưu ý là khi mẹ làm bánh quế thơm cho bé thì mẹ không nên rán bánh đến mức giòn vì giai đoạn này bé chỉ ăn mềm, chưa thể ăn cứng do hàm bé còn chưa hoàn thiện, kỹ năng nhai nuốt mới bắt đầu hình thành.
Bí đỏ nghiền sữa mẹ
Từ sữa mẹ với bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển về chiều cao và cân nặng. Cùng Monkey chế biến món bí đỏ nghiền sữa mẹ cho bé ăn bữa phụ nhé!
Nguyên liệu: Bí đỏ, sữa mẹ.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ gọt vỏ bí đỏ rồi cắt nhỏ sau đó đem hấp chín bí đỏ rồi nghiền nhuyễn.
-
Bước 2: Mẹ trộn đều bí đỏ đã nghiền với sữa mẹ để tạo thành hỗn hợp sánh mịn là xong.
-
Bước 3: Mẹ cho bé ăn trong các bữa phụ trong ngày cách bữa chính từ 1 - 1.5 tiếng.
Sữa chua phô mai
Thêm một món ăn nằm trong thực đơn ăn dặm bữa phụ dành cho bé mà ba mẹ có con từ 7 tháng tuổi nên tìm hiểu. Đó là món sữa chua phô mai.
Nguyên liệu: Sữa chua, phô mai và sữa mẹ.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho sữa mẹ vào nồi sau đó đun cho đến khoảng 80 độ rồi để nguội khoảng 60 độ là được.
-
Bước 2: Mẹ tán nhuyễn phô mai rồi trộn đều với sữa mẹ đã nấu ở trên.
-
Bước 3: Mẹ cho sữa chua vào hỗn hợp sữa mẹ và phô mai ở trên sau đó khuấy đều, nhẹ tay rồi sau đó mẹ cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh qua rây.
-
Bước 4: Mẹ tiến hành ủ sữa chua phô mai bằng nồi cơm điện trong khoảng 6 tiếng để sữa chua lên men.
-
Bước 5: Lấy ra và bảo quản tủ lạnh ở ngăn mát và cho bé ăn vào các bữa phụ.
Kem trứng sữa
Món kem trứng sữa với cách làm đơn giản, phù hợp với các mẹ bỉm sữa là sự lựa chọn lý tưởng mà bất kỳ ba mẹ nào cũng nên tham khảo và thực hiện.
Nguyên liệu: Trứng gà, sữa mẹ hoặc sữa công thức, bơ, bột ngô.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ đập trứng sau đó tách lấy lòng đỏ trứng gà rồi trộn đều với bột ngô.
-
Bước 2: Mẹ rây mịn bơ rồi đun nóng sữa mẹ hoặc sữa công thức đến 80 độ rồi cho hỗn hợp gồm lòng đỏ trứng và bột ngô trên vào rồi khuấy đều tay.
-
Bước 3: Sau đó, mẹ cho bơ đã rây mịn vào nồi trên và đảo thật nhanh tay để có được hỗn hợp đồng nhất và mịn.
-
Bước 4: Mẹ cho hỗn hợp gồm kem bơ trứng và sữa trên đây vào hũ thủy tinh và bảo quản lạnh để cho bé ăn dần.
Sữa hạt sen bí đỏ
Hạt sen, bỉ đỏ đều là nguyên liệu dùng để chế biến những món ăn ngon cho bé ăn dặm mỗi ngày. Đây chắc chắn sẽ là món ăn được các bé đang ăn dặm yêu thích.
Nguyên liệu: Hạt sen và bí đỏ.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ ngâm hạt sen với nước nóng cho mềm trong 1 giờ rồi sau đó mẹ nấu cùng với bí đỏ cho chín mềm
-
Bước 2: Khi kiểm tra thấy hạt sen và bí đỏ đã chín mềm thì mẹ rây mịn hoặc cho vào máy xay sinh tố rồi lọc qua khăn xô đều được.
-
Bước 3: Cho ra cốc và cho bé uống vào các bữa phụ trong ngày.
Sinh tố táo
Từ quả táo thơm ngon, nhiều dinh dưỡng mẹ có thể cho bé ăn như thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé hoặc chế biến sinh tố táo.
Nguyên liệu: Táo, việt quất và sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ rửa sạch táo và việt quất rồi mẹ gọt bỏ vỏ táo rồi cho hỗn hợp với sữa mẹ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
-
Bước 2: Mẹ cho hỗn hợp này ra cốc ăn dặm để bé uống trong bữa phụ cung cấp các loại vitamin và chất xơ.
Sinh tố dâu tây
Món ăn bữa phụ đơn giản làm từ dâu tây chắc cắn các bé không thể từ chối bởi hương vị thơm và màu sắc hấp dẫn từ sinh tố dâu tây.
Nguyên liệu: Dâu tây, sữa mẹ hoặc sữa công thức và quả đào.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ tiến hành rửa sạch dâu tây và đào sau đó mẹ cắt thành miếng nhỏ.
-
Bước 2: Mẹ cho toàn bộ 2 nguyên liệu trên đây vào máy xay sinh tố cùng một chút nước hoặc sữa mẹ để cho ra sinh tố dâu tây.
-
Bước 3: Cho sinh tố ra cốc và cho bé uống hoặc bảo quản lạnh rồi cho bé thưởng thức đều được.
Pudding bí đỏ
Từ nguyên liệu cơ bản, ba mẹ hoàn toàn có thể chế biến món ăn dặm này cho bé ăn trong các bữa phụ trong ngày.
Nguyên liệu: Bí đỏ, trứng gà, phô mai, sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ tách riêng lòng đỏ trứng gà rồi đánh tan.
-
Bước 2: Mẹ vắt sữa rồi đun trên lửa và sau đó đổ 2 lòng đỏ trứng đã đánh tan và tiếp tục khuấy nhẹ theo 1 chiều tránh tạo bọt.
-
Bước 3: Mẹ dùng rây lọc hỗn hợp trên rồi sau đó trộn đều với phô mai. Còn bí đỏ gọt vỏ, hấp chín mềm sau đó nghiền nhuyễn và cho hỗn hợp ở trên.
-
Bước 4: Mẹ đổ hỗn hợp trên vào khuôn rồi hấp chín trong nồi cơm điện có xửng hấp khoảng 15 đến 20 phút cho bánh chín.
-
Bước 5: Mẹ lấy bánh ra cho vào ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé ăn.
Pudding dưa hấu
Nhờ nguyên liệu là dưa hấu chứa nhiều nước và vitamin giúp bé phát triển tốt về chiều cao và cân nặng, món pudding dưa hấu sẽ thích hợp xuất hiện trong thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé.
Nguyên liệu: Sữa mẹ, gelatine và dưa hấu.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ ngâm hoặc đun chảy gelatin sau đó trộn với sữa mẹ rồi đổ khuôn và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
-
Bước 2: Mẹ gọt vỏ dưa hấu rồi bỏ hết hạt ra sau đó rồi ép lấy nước và cho gelatine đã đun chảy vào trộn đều lên là được.
-
Bước 3: Mẹ đổ hỗn hợp bao gồm dưa hấu với gelatine lên bề mặt pudding sữa đã chuẩn bị từ trước rồi sau đó tiếp tục đặt vào ngăn mát tủ lạnh đến khi đông lại.
-
Bước 4: Mẹ cho bé ăn hoặc bảo quản ngăn mát rồi bé ăn trong 2 - 3 ngày đều được.
Thạch nhân phô mai
Đây là món ăn lý tưởng để cho bé ăn dặm vào bữa phụ mỗi ngày cung cấp thêm năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho trẻ từ 7 tháng trở lên.
Nguyên liệu: Bột rau câu hoặc gelatine, phô mai, nước ép dưa hấu hoặc dứa.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ ngâm gelatine với nước hoặc đun cho đến khi hòa tan thì cho nước ép dưa hấu hoặc dứa vào khuấy nhẹ tay. Mẹ chia gelatine ra làm nhiều phần nhỏ hơn và thực hiện tương tự với các loại nước ép khác để ra màu đẹp hơn.
-
Bước 2: Mẹ tiến hành cắt phô mai ra thành thành miếng nhỏ và xếp vào khuôn có sẵn.
-
Bước 3: Mẹ đổ hỗn hợp nước ép hoa quả với gelatine vào khay có sẵn phô mai rồi bảo quản ở trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng rồi sau đó mẹ có thể lấy ra cho bé ăn trong các bữa phụ mỗi ngày.
Hoa quả xay
Từ bất kỳ một loại quả nào ba mẹ đều có thể dùng để chế biến món hoa quả xay này cho bé ăn phụ.
Nguyên liệu: Ba mẹ có thể chọn loại quả mà bé yêu thích theo mùa để chế biến món ăn dặm này.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Mẹ gọt bỏ vỏ, hạt rồi sau đó mẹ đem xay bằng máy xay sinh tố cho nhuyễn hoặc nghiền nếu là quả có phần thịt mềm trước khi cho bé ăn.
-
Bước 2: Cho bé ăn dạng sinh tố hoặc nước ép hoa quả đều được.
Lưu ý: Nếu trẻ lười ăn cho uống nước ép hoặc bé lớn hơn thì mẹ có thể cho bé ăn dạng miếng để bé phát triển kỹ năng cầm, nhón, nắm và cho vào miệng nhai thức ăn.
Lưu ý gì khi cho bé ăn dặm bữa phụ
Để đảm bảo xây dựng và thực hiện đúng thực đơn ăn dặm bữa phụ hiệu quả và cân bằng các chất thì ba mẹ nên áp dụng một số lưu ý quan trọng sau đây:
Đa dạng bữa ăn, tránh lặp lại món ăn
Điều đầu tiên mà ba mẹ cần biết đó chính là cần đa dạng bữa ăn, các món ăn, tránh lặp lại tránh để bé cảm thấy chán. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn cũng như khẩu vị của bé. Tốt nhất mẹ nên chế biến ít để ăn từ 2 - 3 lần mỗi món là phù hợp.
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Xây dựng thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi vì giai đoạn 7 tháng tuổi bé mới đang làm quen với thực phẩm từ mùi vị cho đến khả năng hấp thu. Vì thế, nếu ăn phải thực phẩm không đảm bảo thì hệ tiêu hoa của bé rất dễ gặp vấn đề.
Bởi vậy, mẹ nên đeo bao tay khi chế biến món ăn phụ cho con cũng như chọn hoa quả, thực phẩm có chất lượng, theo mùa để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ.
Nên lựa chọn bữa phụ có vị ngọt dễ ăn
Lưu ý cuối cùng mà ba mẹ nên quan tâm khi cho bé ăn bữa phụ trong ngày đó là nên chọn bữa phụ có vị ngọt như các loại sinh tố từ trái cây, hoa quả, các loại bánh ăn dặm, sữa chua, …để bé có thêm năng lượng phát triển toàn diện.
Xem thêm: Gợi ý 10+ thực đơn ăn dặm với rong biển: công thức từ chuyên gia
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin về thực đơn ăn dặm bữa phụ cho bé. Từ đó, ba mẹ đã hiểu được nên cho bé ăn dặm bữa phụ khi nào, cách cho ăn ra sao và công thức chế biến các món ăn cho bữa phụ chi tiết như thế nào. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ hiểu cách chế biến các món ăn phụ ngon cho bé và áp dụng thành công trên thực tế giúp bé khỏe mạnh và thông minh.
9 Healthy Baby Snacks That Are Great On the Go - truy cập ngày 19/7/2022
https://www.parents.com/baby/feeding/center/healthy-snacks-for-babies-toddlers/
10 healthy snack ideas for babies and toddlers - truy cập ngày 19/7/2022
https://bumblebabychicago.com/20-on-the-go-snacks-for-babies-toddlers/