zalo
Những ảnh hưởng từ ăn dặm sớm: ba mẹ không nên bỏ qua
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Những ảnh hưởng từ ăn dặm sớm: ba mẹ không nên bỏ qua

Lê Hương
Lê Hương

23/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chuyên gia khuyến cáo trẻ từ 6 tháng trở lên nên bắt đầu được làm quen với các món ăn khác ngoài sữa mẹ nhàm cung cấp vi chất cần thiết mà cơ thể cần. Vậy ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi có tốt không? Những ảnh hưởng từ việc ăn dặm quá sớm đến trẻ ra sao? Cùng Monkey tìm hiểu câu trả lời cho những vấn đề này nhé!

Thế nào là ăn dặm sớm?

Nhiều phụ huynh có con nhỏ băn khoăn không biết khi cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm có tốt không. Để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi trên, Monkey mời ba mẹ tìm hiểu xem như thế nào gọi là ăn dặm sớm. 

Những ảnh hưởng từ ăn dặm sớm: ba mẹ không nên bỏ qua. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo độ tuổi có thể cân nhắc việc cho bé ăn dặm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức là từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, nếu trẻ ở độ tuổi trước 6 tháng thì tuyệt đối không cho bé ăn bất kỳ một thực phẩm nào ngoài sữa. Lúc này toàn bộ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ đủ cung cấp năng lượng để cơ thể bé hoạt động khỏe mạnh và toàn diện.

Ăn dặm sớm được xem là cho trẻ ăn dặm trước thời điểm bé được 6 tháng tuổi. Độ tuổi được xem là lý tưởng nhất để cung cấp lượng chất dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho cơ thể bé là lúc này. Khi bé cần thêm các chất khác mà cơ thể không tổng hợp được và sữa mẹ thì không thể cung cấp đủ như vitamin D, canxi, sắt, kẽm… vitamin và khoáng chất khác. 

Khi ba mẹ áp dụng cho bé ăn dặm quá sớm khi bản thân bé chưa đủ điều kiện để sẵn sàng ăn dặm cũng là biểu hiện của việc ăn dặm sớm. Đó là một số dấu hiệu đặc trưng bao gồm: Bé chưa ngồi vững, chưa kiểm soát được đầu, chưa hứng thú với đồ ăn, chưa có cân bằng gấp đôi lúc mới sinh…lúc này mẹ không nên cho bé ăn dặm vì sẽ không đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, nếu cho bé ăn dặm khi bé đã 7 - 8 tháng thì được xem là quá muộn vì khi đó bé đã biết yêu và ghét, việc tập ăn dặm khó khăn hơn. Bên cạnh đó, be sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng mà chỉ có trong thực phẩm, không có trong sữa mẹ khiến bé chán ăn, biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển.

Thế nào là ăn dặm sớm?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những ảnh hưởng nghiêm trọng của việc ăn dặm sớm

Sau khi ba mẹ hiểu được việc có nên cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm thì cùng tìm hiểu ảnh hưởng nghiêm trọng mà việc ăn dặm trước 6 tháng tuổi gây ra cho sự phát triển của trẻ. 

Tăng nguy cơ thừa cân và béo phì 

Việc cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hậu quả đầu tiên là tăng nguy cơ trẻ bị thừa cân và béo phì. Bởi vì khi bé dưới 6 tháng thì nguồn sữa công thức và sữa mẹ đã có đủ dưỡng chất để bé hoạt động và phát triển các kỹ năng quan trọng.

Vì thế, nếu ba mẹ cho bé ăn dặm ở giai đoạn này thì bé sẽ có nguy cơ bị thừa năng lượng, thừa cân dẫn đến béo phì. Bên cạnh đó, bé ăn dặm sớm còn ảnh hưởng đến việc bé thừa năng lượng nên lịch sinh hoạt của bé bị ảnh hưởng xáo trộn nhiều. Vì thế, ăn dặm sớm không hề tốt cho trẻ ở giai đoạn trước 6 tháng tuổi. 

 Dậy thì sớm

Nguy cơ dậy thì sớm cũng xuất phát từ việc ba mẹ cho bé ăn dặm sai thời điểm. Khi bé đang chưa cần thiết các vi chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà được bổ sung sẽ gây ra tình trạng thừa. Bé thừa các chất sẽ khiến cơ thể phát triển quá nhanh, việc tiêu thụ không hết gây ra hiện tượng khác nhau.

Bé tăng cân quá nhanh, mất kiểm soát, béo phì, dậy thì sớm sẽ khiến bé có nguy cơ bị dậy thì sớm. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tự nhiên ở trẻ. 

Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Tác động tiếp theo mà ba mẹ cần biết áp dụng thời điểm cho bé ăn dặm là khi nào chính là bé ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bé. Bé ăn dặm gây ra thừa năng lượng nên cơ thể bé cần hoạt động để tiêu hao bớt làm cho bé có thói quen ngủ muộn, ngủ không sâu giấc, ngủ không liên tục làm cho quá trình phát triển hệ cơ xương bị ảnh hưởng tác động đến chiều cao của trẻ cũng bị hạn chế. 

Hại cho hệ tiêu hoá 

Những ảnh hưởng nghiêm trọng của việc ăn dặm sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng của việc cho trẻ ăn dặm sớm mà ba mẹ không thể bỏ qua đó là sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của bé. Khi bé chưa sẵn sàng ăn dặm thì hệ đường ruột còn yếu, chỉ có thể hấp thu sữa mẹ thì phải tiêu hóa thực phẩm. Điều đó sẽ khiến cho bé dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, tiêu chảy…. 

Bởi chưa thể hấp thu và tiêu hóa hết lượng thức ăn cung cấp từ thực phẩm vào cơ thể. Điều này khiến bé mắc nhiều bệnh tiêu hóa khi trưởng thành hơn so với các bé ăn dặm đúng độ tuổi từ 6 tháng. 

Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thời điểm nên cho bé ăn dặm chính là từ 6 tháng trở lên. Việc ăn dặm trước 6 tháng gọi là quá sớm gây ra tác động xấu đến sự phát triển về cân nặng và chiều cao ở trẻ. Bên cạnh đó, khi ăn dặm quá muộn lại làm bé bị chán ăn, còi xương, suy dinh dưỡng.

Như vậy, thay vì ăn dặm sớm thì 6 tháng là lúc lý tưởng để bắt đầu cho bé làm quen với các món ăn dặm phù hợp từ mềm đến cứng, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn, từ ít đến nhiều… một cách từ từ. 

Nên cho bé bắt đầu với những thức ăn dặm nào?

Thời điểm bé được 6 tháng tuổi thì ba mẹ nên cho bé làm quen với thức ăn dặm ít chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ ăn, dễ nuốt và tương đương với sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé dễ hấp thu. Bên cạnh đó, chế biến với cấu trúc thức ăn thời điểm ban đầu này loãng hơn sữa một chút là vừa đủ. 

Nên cho bé bắt đầu với những thức ăn dặm nào?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bột yến mạch

Lưu ý đầu tiên mà ba mẹ nên biết khi cho bé ăn dặm ở thời điểm bắt đầu là cho bé ăn các loại đồ ăn có cấu trúc và hương vị đơn giản như bột yến mạch. Đây là loại thực phẩm với cấu trúc đơn giản, cơ bản, cách chế biến nhanh chóng và cung cấp đủ dưỡng chất cho bé bao gồm tinh bột, chất xơ để bé hấp thu tốt và ngăn ngừa táo bón. 

Bột yến mạch có thể chế biến bằng cách ngâm với nước xay nhuyễn sau đó rây qua bỏ phần bả rồi nấu chín và cho bé ăn khi ấm ấm. Đây chắc chắn sẽ là món ăn dặm mà bất kỳ bé nào cũng yêu thích. 

Các loại cháo xay nhuyễn 

Món ăn dặm ban đầu mà các mẹ hay lựa chọn đó chính là các món cháo xay nhuyễn. Bởi vì, cháo có hương vị tương tự như sữa mẹ, sữa công thức thêm yếu tố dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

Các mẹ chế biến cháo xay nhuyễn nhanh chóng bằng cách nấu theo tỷ lệ 1 gạo với 10 nước sau đó hấp vào nồi cơm rồi xay nhuyễn rây mịn từ 1 - 2 lần sau đó cho bé ăn là được. 

Tránh đồ ăn có kích thước lớn và cứng 

Thực phẩm bắt đầu với các bé ăn dặm cần chú ý tránh các đồ ăn có kích thước lớn, cứng vì bé chưa thể nhai được. Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt, chưa đủ khả năng hấp thu và tiêu hóa các món ăn như thế.

Bên cạnh đó, đồ ăn cứng và kích thước to còn khiến cho bé mắc nguy cơ bị hóc, nghẹn khi ăn vì bé chưa nhai thành thục. Vì thế, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý chế biến đồ ăn cho bé mềm, cắt nhỏ vừa tay bé cầm và có thể nhai nuốt an toàn.

Xem thêm: Bật mí thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu tháng đầu tiên

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin chi tiết về việc ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi ở nhiều gia đình. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển và trí tuệ của trẻ. Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu được như thế nào là ăn dặm sớm, ăn dặm sớm có ảnh hưởng ra sao đến trẻ và những thực phẩm cần cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm gồm những gì để biết cách áp dụng cho bé ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách để bé lớn lên khỏe mạnh toàn diện.

Early Weaning Causes and Prevention - truy cập ngày 23/7/2022

https://www.verywellfamily.com/early-weaning-from-breastfeeding-4157961 

We’re ready to start weaning at 4 or 5 months. Is that ok? - truy cập ngày 23/7/2022

https://childrensnutrition.co.uk/full-blog/early-weaning/

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey