zalo
[ Gợi ý] Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ theo từng giai đoạn
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[ Gợi ý] Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ theo từng giai đoạn

Lê Hương
Lê Hương

23/07/20223 phút đọc

Bên cạnh ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống và phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì ăn dặm kiểu Mỹ vẫn được nhiều ba mẹ áp dụng thành công và đem lại hiệu quả cao. Cùng Monkey tham khảo những thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ theo từng giai đoạn để áp dụng giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh toàn diện nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật

Ăn dặm kiểu Mỹ là gì?

[ Gợi ý] Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ theo từng giai đoạn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây là phương pháp ăn dặm được áp dụng tại Mỹ ở thời điểm lý tưởng nhất để bé hấp thu chất dinh dưỡng.

Nếu ba mẹ cho bé ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi sẽ không phù hợp với hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé. Điều này làm cho bé dễ có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cũng như mắc các bệnh về đường ruột. Ngược lại nếu mẹ cho bé ăn dặm quá muộn lại làm bé bỏ lỡ những thực phẩm quan trọng cũng như thiếu các chất cần thiết như vitamin D, canxi, sắt…vv.

Cụ thể, ăn dặm kiểu Mỹ là phương pháp ba mẹ áp dụng cho bé ăn dặm dặm vào thể trạng và những biểu hiện ở từng bé. Dựa vào các yếu tố đó mà ba mẹ có thể chọn thực phẩm nào cho bé ăn ở giai đoạn nào là phù hợp nhất. Việc ăn dặm áp dụng loãng tới đặc, từ mềm đến cứng…là phương pháp ăn dặm lý tưởng nhất. 

Những điều cần ghi nhớ khi cho bé ăn dặm kiểu Mỹ

Ăn dặm kiểu Mỹ là gì?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giới thiệu món ăn cho bé trong vòng 3 ngày 

Điều đầu tiên mà ba mẹ cần nghiêm túc thực hiện khi áp dụng ăn dặm kiểu Mỹ cho bé chính là giai đoạn ban đầu cần giới thiệu cho bé một món ăn liên tục trong 3 ngày. Đây là việc làm cần thiết để xem phản ứng của bé với món ăn đó như thế nào. Đồng thời việc cho bé ăn liên tục để xác định chính xác xem bé có bị dị ứng bởi thực phẩm đó hay không?

Nếu ba mẹ muốn bé ăn món mới lạ thì tốt nhất ba mẹ nên cho bé ăn với tinh thần thoải mái, vui vẻ để bé có điều kiện tốt nhất để sẵn sàng làm quen với thực phẩm mới. Đừng tạo áp lực về tâm lý khiến bé sợ ăn, chán ăn và không muốn dám thử món ăn mới. 

Kết cấu thức ăn phù hợp với bé 

Kết cấu món ăn phù hợp sẽ giúp bé hấp thu thức ăn hiệu quả hơn. Đây là những điều mà ba mẹ cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu mỹ cho bé ở giai đoạn này. 

Cụ thể, ban đầu những món ăn có kết cấu loãng như sữa sẽ giúp bé dễ làm quen hơn như: cháo, bột ăn liền,... sau đó, khi bé đã ăn tốt thì dần dần chuyển sang những loại thức ăn có kết cấu đặc hơn, cứng hơn. Sau đó, mẹ chuẩn bị đến việc chuẩn bị thực phẩm dạng xắt nhỏ và cắt khúc.

Đó là cách cơ bản để làm quen với các loại thực phẩm khác nhau. Tuyệt đối không nên cho bé ăn dạng lỏng quá dài ảnh hưởng đến khả năng nhai và cũng không nên áp dụng ăn cứng khi bé chưa ăn thạo các món mềm. 

Chú trọng đến hàm lượng dinh dưỡng từng thành phần 

Điều cuối cùng mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các ba mẹ đang áp dụng ăn dặm kiểu Mỹ cần biết là chú ý xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ gồm các món với thành phần dinh dưỡng cân bằng

Theo đó, các món ăn dặm giàu dinh dưỡng dành cho bé ăn dặm ở Mỹ chính là các loại ngũ cốc, cá, thịt, gia cầm,... Ngoài ra, ba mẹ ở Mỹ còn kết hợp các loại rau củ quả giàu vitamin như: cà chua, cà rốt, bí đỏ, khoai tây,... để món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng hơn. 

Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ theo từng giai đoạn

Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ theo từng giai đoạn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giai đoạn bé từ tháng thứ 6 tuổi 

Giai đoạn đầu tiên bé làm quen với các món ăn dặm kiểu Mỹ từ tháng thứ 6 chính là giai đoạn bé thử là chính. Tức là bé chỉ cần ăn các món dễ tiêu hóa, ít chất dinh dưỡng và có độ lỏng tương tự như sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

  • Bột gạo và sữa mẹ

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách thực hiện như sau: 

Bước 1: Mẹ lấy một lượng nước vừa đủ sau đó cho vào nồi rồi đun sôi. Sau đó, mẹ cho bột gạo vào đảo đều tới khi bột chín sền sệt lại và chuyển sang màu trong. 

Bước 2: Mẹ tiếp tục cho thêm sữa bột công thức hoặc sữa mẹ vào khuấy đều cùng với hỗn hợp bột gạo sau đó tắt bếp. 

Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ dạng này phù hợp với các bé mới bắt đầu tập ăn dặm.

  • Bột ăn dặm yến mạch

Nguyên liệu: Bột yến mạch dành cho bé ăn dặm, sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ ngâm yến mạch với nước rồi rửa sạch lại cho đỡ bẩn rồi sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi rây qua lấy phần nước, bỏ bả.

Bước 2: Mẹ cho vào nồi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi chín, yến mạch có màu trong. Nếu ngũ cốc dinh dưỡng quá đặc mẹ cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức cho vừa.

  • Cháo trắng hạt dinh dưỡng 

Nguyên liệu: Gạo, hạt dinh dưỡng các loại gồm hạnh nhân, hạt điều, óc chó….sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Các bước thực hiện như sau: 

Bước 1: Mẹ ngâm gạo với nước rồi sau đó chế biến thành cháo với tỷ lệ từ 1:10 sau đó rây thành cháo mịn từ 1 - 2 lần.

Bước 2: Sơ chế hạt dinh dưỡng lấy phần nhân hạt sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức và hạt dinh dưỡng cho cho đều.

Bước 3: Trộn các nguyên liệu với nhau và cho bé ăn trực tiếp.

Đây được xem là món ăn phổ biến trong thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên được nhiều ba mẹ áp dụng thành công trên thực tế. 

Giai đoạn bé từ 12 tháng 24 tháng tuổi 

Thực đơn giai đoạn bé từ 1-2 tuổi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Sang giai đoạn này, bé đã có thể làm quen với các món ăn với cấu trúc phức tạp hơn, độ thô cao hơn và khó tiêu hơn so với giai đoạn mới ăn dặm kiểu Mỹ ở trên. Cụ thể như sau:

  • Bột yến mạch bí đỏ 

Nguyên liệu: Bí đỏ, bột yến mạch nguyên chất, sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Cách thức hiện như sau:

Bước 1: Mẹ gọt vỏ rửa sạch bí đỏ sau đó cắt miếng nhỏ đem hấp chín rồi nghiền nhuyễn bằng thìa khi còn nóng.

Bước 2: Bột yến mạch nguyên chất chọn loại đã nghiền hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền nát hoặc cho và nước nấu chín lại lại rây mịn.

Bước 3: Mẹ đem bí đỏ đã nghiền nấu cùng yến mạch trên bếp sau đó khi nguyên liệu chín đều thì mẹ cho sữa công thức hoặc sữa mẹ vào khuấy đều cho đến khi có độ đặc loãng phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. 

Bước 4: Mẹ múc cháo ra bát rồi cho bé ăn khi còn ấm ấm. 

  • Cháo yến mạch và trứng

Cháo yến mạch. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu: Yến mạch, lòng đỏ trứng gà, gạo. 

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ ngâm gạo với nước rồi sau đó chế biến thành cháo với tỷ lệ từ 1:10 sau đó rây thành cháo mịn từ 1 - 2 lần.

Bước 2: Mẹ đổ lượng nước vừa phải vào nồi sau đó đun đến khi sôi thì cho bột yến mạch vào rồi đảo đều, đun chín yến mạch. Sau đó mẹ bắt đầu cho lòng đỏ trứng gà đã đánh tan ở ngoài vào nồi yến mạch. 

Bước 3: Sau khi nhận thấy bột chín thì mẹ tắt bếp và cho bé ăn khi bột còn ấm. 

  • Cháo thịt gà khoai lang

Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ không thể thiếu được món cháo thịt gà khoai lang với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và hương vị thơm ngon, dễ tiêu. 

Món cháo khoai thịt gà. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu: Thịt gà, gạo, khoai lang, nước.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ ngâm gạo với nước rồi sau đó chế biến thành cháo với tỷ lệ từ 1:10 sau đó rây thành cháo mịn từ 1 - 2 lần.

Bước 2: Mẹ sơ chế sau đó rửa sạch thịt gà rồi cho vào nồi nước luộc chín thịt, vớt ra để nguội xé nhỏ. Còn khoai lang, mẹ đem rửa sạch, luộc chín mềm và sau đó mẹ vớt ra bát, tán thật nhuyễn bằng thìa khi còn nóng.

Bước 3: Mẹ cho hỗn hợp khoai lang và thịt gà ở trên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Bước 4: Múc cháo ra bát và cho bé thưởng thức khi còn ấm nóng. 

Sau khi đã ăn tốt các món ăn dặm trên thì trong thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ chuyển sang ăn kiểu bốc, nhón với các món sau:

  • Cà rốt bí đỏ và khoai lang luộc

Nguyên liệu: Trứng gà, cà rốt và khoai tây. 

Cách thực hiện như sau: 

Bước 1; Mẹ đem cà rốt và bí đỏ rửa sạch rồi đem gọt vỏ bí đỏ rồi cho vào nồi có nước luộc chín mềm sau đó mẹ đem cắt miếng nhỏ dài vừa tay bé cầm. 

Bước 2: Mẹ trình bày các thức ăn trên ra đĩa và sau đó cho bé tập bốc nhón cho vào miệng ăn.

  • Nước ép cam 

Món nước ép cam đơn giản nhưng sẽ là món ăn dặm kiểu Mỹ được nhiều bạn nhỏ yêu thích và lựa chọn.

Nguyên liệu: Cam tươi.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ cắt cam thành đôi sau đó cho vào máy vắt cam hoặc bỏ bỏ bỏ hạt cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Bước 2: Lấy ra cốc ăn dặm của bé vào cho bé uống sau khi ăn xong bữa chính. 

  • Bơ xay táo 

Nguyên liệu: Táo và bơ chín.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ lấy phần thịt quả bơ riêng, bỏ hạt và vỏ bơ ra.

Bước 2: Mẹ rửa sạch táo sau đó mẹ cắt nhỏ thành miếng vừa ăn rồi cho vào máy xay sinh tố với bơ rồi sau đó cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi cho bé ăn.

Giai đoạn bé sau 24 tháng

Giai đoạn này bé đã làm quen với thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ thành thạo nên sẽ tiếp xúc với các món lạ hơn, cấu trúc phức tạp và độ thô cao hơn.

  • Các món có độ thô hơn: ăn hoa quả cắt, thịt xé,... 

Nguyên liệu: các loại thịt hoặc các loại hoa quả khác nhau.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Sơ chế hoa quả và các loại thịt. Sau đó, hoa quả rửa sạch gọt vỏ rồi cắt thành miếng vừa ăn còn thịt thì luộc chín mềm rồi xé nhỏ cho bé tự cầm ăn.

Bước 2: Bày ra bát ăn dặm cho bé tự cầm ăn. 

  • Thịt gà xé trộn trứng 

Nguyên liệu: Cà rốt, dưa chuột, vừng, rau mùi, ức gà.

Cách thực hiện như sau: 

Bước 1: Thịt gà mẹ rửa sạch, luộc chín, để nguội và xé thật nhỏ. Cà rốt, dưa chuột mẹ đem rửa sạch rồi thái miếng nhỏ sau đó cho muối trộn với dưa chuột và cà rốt khoảng 15 phút rồi dùng tay vắt cho bớt nước. 

Bước 2: Mẹ rang thơm vừng trắng. Sau đó mẹ trộn đều với thịt gà, dưa chuột, cà rốt, nêm chút gia vị của bé sao cho đậm đà. 

Bước 3: Mẹ ướp gia vị trong 15 phút rồi rắc đều rau mùi cùng vừng trắng lên trên hỗn hợp thịt gà xé, mẹ có thể cho thêm chanh để tăng thêm hương vị. 

  • Cơm xay thịt băm

Món cơm xay thịt băm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ không thể thiếu được món cơm xay thịt băm thơm ngon bổ dưỡng và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cách làm có thể tham khảo cùng Monkey như sau: 

Nguyên liệu: Gạo, thịt băm.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ nấu cơm như bình thường nhưng mềm hơn một chút để bé dễ nhai và nuốt. 

Bước 2: Mẹ rửa sạch thịt sau đó băm nhỏ rồi ướp gia vị. Mẹ cho dầu ăn rồi phi thơm hành tím và xào thịt chín mềm.

Bước 3: Sau đó mẹ cho nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào máy xay sinh tố để xay nhỏ và cho bé ăn trực tiếp. 

  • Canh bí thịt lợn 

Món ăn cuối cùng mà ba mẹ nên làm cho bé ăn dặm kiểu Mỹ sau 24 tháng là món canh bí thịt lợn. 

Nguyên liệu: Bí xanh, thịt lợn, dầu ăn, hành tím, gia vị cho bé.

Cách thực hiện như sau: 

Bước 1: Mẹ gọt vỏ bí xanh rồi rửa sạch xắt miếng nhỏ vừa tay bé. Còn thịt lợn thì mẹ rửa sạch băm nhỏ rồi ướp gia vị của bé cho ngâm.

Bước 2: Mẹ cho dầu ăn vào nồi rồi phi hành tím và sau đó cho thịt băm vào xào chín rồi cho thêm nước. Nấu sôi lên cho bí xanh vào nấu chín mềm là được.

Bước 3: Múc canh bí thịt lợn ra bát đợi nguội và cho bé ăn. 

Một số nguyên tắc cho con ăn dặm kiểu Mỹ

Một số nguyên tắc cho con ăn dặm kiểu Mỹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản giúp bé ăn dặm kiểu Mỹ hiệu quả và đạt chất lượng mà ba mẹ cần nghiêm túc thực hiện. Cụ thể như sau:

Khen ngợi con

Bé mới bắt đầu ăn dặm kiểu Mỹ hay bất kỳ phương pháp nào khác cũng đang là quá trình làm quen với thực phẩm ngoài sữa. Ba mẹ nên tạo không khí vui vẻ, thoải mái để bé vừa chơi vừa ăn vừa khám phá mùi vị và hình thù của các loại thực phẩm.

Nhất là khi bé ăn tốt, ăn nhiều thì ba mẹ nên động viên, khích lệ con bằng cách khen ngợi bé giúp bé vui vẻ hơn khi ăn uống. Lúc đó bé sẽ cảm thấy vui nên việc ăn dặm sẽ trở nên thú vị hơn. 

Không tỏ thái độ khó chịu khi bé không chịu ăn

Ngược lại, khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ cho bé thì tốt nhất ba mẹ không tỏ thái độ khó chịu khi bé không chịu ăn hoặc không chịu hợp tác. Điều này giúp giảm áp lực cho bé trong quá trình ăn dặm. Có thể món ăn đó không hợp khẩu vị hoặc bé đang mệt nên không muốn ăn nên có thể cho bé thử ăn vào lần sau.

Tốt nhất, ba mẹ nên cho bé ăn món mới liên tục trong 3 ngày để thử phản ứng sau đó xem bé có bị dị ứng hay không và bé có thích món ăn đó không? Đừng bao giờ tỏ ra khó chịu hay quát mắng khi bé không chịu ăn làm bé giảm ăn, sợ ăn và chán ăn lâu dần sẽ gây ra hiện tượng biếng ăn sinh lý. 

Khuyến khích con tự lập tự gắp thức ăn 

Khi bé ăn dặm kiểu Mỹ thì tùy vào mong muốn và sở thích của bé để xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ sao cho phù hợp. Theo đó, ba mẹ tốt nhất nên khuyến khích con tự lập, tự gắp thức ăn và tự chọn các món mà bé yêu thích.

Theo đó, ba mẹ cho bé ngồi ghế ăn dặm và cho bé có quyền ăn món bé thích và không ăn món bé không thích. Từ việc quan sát này ba mẹ có thể hiểu được sở thích của bé là gì để có cách chế biến sao cho phù hợp.

Giới hạn thời gian ăn chỉ trong vòng 30 phút 

Lưu ý cuối cùng mà ba mẹ cần nhớ khi áp dụng phương pháp ăn dặm này chính là chỉ giới hạn thời gian ăn chỉ trong vòng 30 phút để phát triển kỹ năng ăn uống nhanh chóng, tập trung và tạo thói quen giúp cho đường ruột và hệ tiêu hóa phát triển tốt.

Cụ thể, cho bé ăn trong khoảng thời gian đó để bé hình thành thói quen. Nếu hết 30 phút thì mẹ dọn đồ ăn, không cho uống sữa hay đồ ăn vặt thì bé cần ăn bữa chính chất lượng để không bị đói. Đây là nguyên tắc cơ bản để bé ăn dặm kiểu Mỹ đạt chất lượng tốt giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn. 

Xem thêm: Phương pháp ăn dặm 3 day wait và những điều ba mẹ cần biết

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ một cách đơn giản và chi tiết nhất theo từng giai đoạn từ 6 tháng đến 24 tháng. Hy vọng bài viết trên đây sẽ hỗ trợ ba mẹ hiểu thêm ăn dặm kiểu Mỹ là gì, lưu ý khi áp dụng phương pháp này và một số nguyên tắc cần nhớ khi cho bé ăn dặm kiểu Mỹ hiệu quả.

11 Foods for Baby-Led Weaning and What Foods to Avoid - truy cập ngày 23/7/2022

https://www.healthline.com/nutrition/best-and-worst-baby-led-weaning-foods 

Weaning 101: Starting Your Baby on Food - truy cập ngày 23/7/2022

https://www.healthline.com/nutrition/weaning 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Các Bài Viết Mới Nhất

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!