Giai đoạn đầu đời từ 0 - 12 tháng, trẻ sơ sinh có sự thay đổi về chế độ ăn uống trong 6 tháng đầu & 6 tháng cuối. Vậy nhu cầu dinh dưỡng ở 2 giai đoạn này khác nhau thế nào? Đâu là thực phẩm tăng chiều cao cho bé dưới 1 tuổi tốt nhất nên cho bé ăn thường xuyên?
10 dưỡng chất thiết yếu trong thực phẩm tăng chiều cao cho bé dưới 1 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ được tiếp nhận đầy đủ các nhóm chất với đa dạng các loại thực phẩm. Nhờ đó, trẻ có thể đạt chuẩn tăng trưởng về thể chất nói chung và chiều cao nói riêng. Đối với trẻ từ 0 - 12 tháng, chế độ ăn của bé cần có đủ 10 dưỡng chất và hàm lượng tương ứng như dưới đây để phát triển chiều cao tốt nhất:
10+ thực phẩm giúp bé 0 - 6 tháng tăng chiều cao cân nặng hiệu quả
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ cần cho trẻ bú trong 6 tháng đầu tiên. Trong 6 tháng này, bé chủ yếu chỉ ăn, ngủ và đi vệ sinh nên nhu cầu dinh dưỡng còn hạn chế. Do đó, muốn trẻ tăng chiều cao đạt chuẩn, mẹ cần chú trọng nâng cao chế độ dinh dưỡng của mình.
Bữa sáng: Từ 7:00 - 8:00
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng và cũng là thời điểm mẹ hút được nhiều sữa nhất, vì vậy mẹ cần ăn nhiều hơn 2 bữa chính còn lại. Mẹ có thể kết hợp và lựa chọn ăn các loại thực phẩm như:
-
Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch
-
Bún, phở, miến tự nấu nước dùng tại nhà, v.v…
-
Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa hạt
-
Trái cây: táo, chuối, cam, việt quất, mâm xôi, v.v… và các loại nước ép từ quả này.
-
Trứng gà
-
Trà xanh
Trong bữa phụ sáng, mẹ có thể uống thêm sinh tố rau xanh, ăn các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, v.v… hoặc phô mai, sữa chua để tăng cường chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin cho cơ thể, từ đó nâng cao chất lượng sữa.
Bữa trưa: 12:00 - 13:00
Tương tự bữa sáng, bữa trưa cũng có vai trò cung cấp thêm năng lượng và bổ sung dưỡng chất cho các cữ sữa chiều. Vì vậy, mẹ cần ăn đủ các nhóm chất và nên ăn các món nóng như: cơm trắng, cơm gạo lứt; thịt, hải sản hấp luộc hoặc rang, kho với ít dầu mỡ, rau luộc kèm nước luộc hoặc canh rau nấu với thịt, cá. Các món ăn cần nêm gia vị vừa phải vì nếu ăn mặn thì thận của bé có thể bị ảnh hưởng khi bú sữa mẹ.
Một số thực phẩm nên dùng cho bữa trưa mẹ nên ưu tiên:
-
Tinh bột: gạo lứt, khoai tây, ngô, mì, nui nguyên cám.
-
Đạm: thịt gà, thịt bò, lợn, trứng
-
Chất béo: dầu ăn, quả bơ, cá hồi.
-
Chất xơ: các loại rau nhiều lá, củ theo mùa.
Bữa tối: 18h30 - 20:00
Khác với bữa sáng và bữa trưa, bữa tối mẹ cần ăn một lượng vừa đủ. Trong đó, các loại thực phẩm cần hạn chế vào bữa tối để tránh gây khó tiêu gồm: sữa, phô mai, thịt đỏ, tinh bột chuyển hóa nhanh như cơm, mì, phở. Thay vào đó, mẹ có thể chế biến tương tự bữa trưa với các loại thực phẩm dưới đây:
-
Các loại cá và hải sản
-
Rong biển, động vật có vỏ
-
Rau xanh gồm súp lơ, cải xoăn, bắp cải, v.v… hoặc các loại quả mọng.
-
Tinh bột chuyển hóa chậm, dễ tiêu như yến mạch, gạo lứt, ngô, khoai, v.v…và nên nấu dưới dạng cháo, súp.
10 thực phẩm giúp bé (6-12m) tăng chiều cao cân nặng tốt nhất
Giai đoạn 6 - 9 tháng: Tập ăn dặm
Từ 6 tháng, trẻ bắt đầu hoạt động nhiều và học thêm các kỹ năng ngồi, bò, trườn, v.v… do đó nếu chỉ bú mẹ thì sẽ không đáp ứng đủ năng lượng cũng như nhu cầu di dưỡng. Vì vậy, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm thức ăn dặm.
Cụ thể, trong giai đoạn tập làm quen thì trẻ nên ăn các loại thực phẩm như:
-
Bột ăn dặm, bột gạo, bột gạo lứt, các loại đậu.
-
Thịt lợn, thịt gà: nước luộc thịt.
-
Dầu ăn cho trẻ.
-
Trái cây mềm: chuối, quýt, cam, v.v…
-
Rau nhiều lá, các loại củ: rau ngót, rau cải, bí đỏ, cà rốt, bí ngòi, v.v…
Giai đoạn 10 - 12 tháng: Tăng cường ăn thô
Khi bé đã quen dần với thức ăn thô, bạn có thể thêm số lượng mỗi khẩu phần ăn và tăng độ đặc khi nấu. Thay vì 1 - 2 bữa ăn dặm như giai đoạn 6 - 9 tháng thì mẹ có thể cho trẻ ăn 3 - 4 bữa với các loại thực phẩm như:
-
Gạo, gạo lứt, ngô, khoai lang, khoai tây.
-
Thịt lợn, thịt gà, cá, tôm trừ các loại cá biển.
-
Rau củ đa dạng: rau ngót, rau muống, súp lơ, bắp cải, cà chua, cà rốt, dưa chuột.
-
Hoa quả: xoài, cam, đu đủ, ổi, dứa, chanh leo.
-
Dầu ăn: dầu đậu nành, dầu hướng dương, mỡ động vật, bơ, v.v…
Xem thêm: [Review] TOP 9 sữa tăng chiều cao cho trẻ 6 - 12 tháng cho trẻ thấp còi
3 lưu ý cho trẻ dưới 1 tuổi tập ăn (6 - 12 tháng)
Tăng dần lượng ăn mỗi tháng và theo khả năng hấp thu của bé. Bắt đầu từ 1 - 2 lần/ngày với 1 - 2 thìa cà phê thức ăn, sau đó tăng dần lên 3 bữa/ngày. Không tăng thô quá nhanh vì có thể khiến hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý, bệnh lý ở trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo hướng dẫn ăn bổ sung của viện dinh dưỡng:
Chú ý an toàn: Không để thức ăn bị nhiễm bẩn và cần chứa, đựng trong hộp có đậy nắp kín, bảo quản tủ lạnh không quá 2 ngày.
Thức ăn cần tránh: Trong 1 năm đầu tiên, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ không cần tránh một số thực phẩm như mật ong, sữa bò, lòng trắng trứng, hải sản có vỏ, thực phẩm làm từ bột mì, cá biển, muối, nước lọc (hạn chế), v.v…
Trên đây là một số gợi ý thực phẩm tăng chiều cao cho bé dưới 1 tuổi đồng thời giúp bé phát triển cân nặng, trí não tốt nhất. Ba mẹ cùng tham khảo và xây dựng thực đơn phù hợp nhất cho bé nhé!