Trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ và khiến phụ huynh lo lắng. Trong bài viết này, Monkey sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi ngủ không sâu giấc và khám phá 5 bí quyết khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi ngủ không sâu giấc
Thông thường, tổng thời gian ngủ trung bình của một em bé 2 tháng tuổi sẽ từ 15-16 tiếng một ngày. Trong đó, giấc ngủ dài ban đêm chiếm từ 8-9 tiếng và các giấc ngủ ngắn ngày rơi vào 7-8 tiếng. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hiện tượng trẻ 2 tháng tuổi ngủ không sâu giấc làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
Nguyên nhân trẻ 2 tháng ngủ ngày không sâu giấc ngủ ít
Một số các bậc phụ huynh thường mắc phải các sai lầm sau dẫn đến việc con yêu ngủ không sâu giấc.
-
Trước tiên là về không gian phòng ngủ, giường ngủ của bé cần đảm bảo sự sạch sẽ, thoáng mát và thật gọn gàng tránh làm ảnh hưởng đến quá trình ngủ của con. Không gian ngủ của trẻ có quá nhiều ánh sáng và nhiều tiếng ồn là một trong những nguyên nhân khiến con không thoải mái khi ngủ.
-
Nhiệt độ phòng cũng cần duy trì ở mức giúp con dễ chịu nhất thay vì quá nóng hoặc quá lạnh.
-
Tránh cho trẻ bú quá no hoặc chưa đủ no
-
Quần áo không thoáng khí, tã và bỉm bị ướt khi con ngủ
-
Trẻ thiếu các dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm, magie,… khiến con hay tỉnh giấc,
Nguyên nhân trẻ khó ngủ, không sâu giấc ban đêm
Hiện tượng trẻ 2 tháng tuổi ngủ không ngon giấc có thể đến từ chính nhịp sống sinh hoạt thường ngày mà cha mẹ vô hình tạo nên như: cho con ngủ ngày quá nhiều hoặc quá ít, hay bồng bế hoặc đưa võng con khi ngủ. Những hành động này vô tình khiến bé trở nên phụ thuộc vào cha mẹ hơn và trẻ sẽ không thể hình thành giấc ngủ độc lập. Lịch trình giấc ngủ không khoa học khiến trẻ khó vào giấc ngủ ban đêm hiệu quả.
Nguyên nhân tiếp theo đến từ vấn đề sinh lý, giai đoạn trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm dễ bị tác động với những âm thanh, tiếng ồn từ bên ngoài do đó khiến trẻ dễ bị đánh thức. Hay các vấn đề về bệnh lý như: thiếu hụt canxi, magie, kẽm, nhiễm khuẩn đường mũi họng,...đều có thể làm trẻ ngủ không sâu giấc.
Tác động tiêu cực khi bé 2 tháng tuổi ngủ không sâu giấc
Trình tự ngủ không sâu giấc ở trẻ nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây nên những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của cả mẹ và em bé.
Ảnh hưởng đến bé
Nếu ngủ đủ giấc giúp trẻ duy trì một thể trạng khỏe mạnh cùng một tinh thần thoải mái, vui vẻ thì việc thiếu hụt giấc ngủ hay việc những giấc ngủ không sâu diễn ra nhiều lần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của con. Ảnh hưởng rõ ràng nhất đó là các chỉ số về chiều cao, cân nặng của trẻ, trẻ 2 tháng tuổi có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển nếu chất lượng giấc ngủ giảm sút quá nhiều.
Ảnh hưởng đến người chăm sóc
Không chỉ em bé, tác động tiêu cực khi trẻ 2 tháng tuổi ngủ không sâu giấc còn ảnh hưởng đến những người chăm sóc, đặc biệt là người mẹ sau sinh. Những áp lực lần đầu làm mẹ, những bối rối, lo lắng và cả sự mệt mỏi đến bất lực khi con yêu gặp các vấn đề về giấc ngủ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Người mẹ rất dễ rơi vào chán nản và xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm sau sinh nếu như không có ai giúp đỡ trong việc chăm sóc em bé.
Xem thêm: Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi: 5 vấn đề giấc đêm thường gặp & cách chăm sóc
5 bí quyết “vàng” khắc phục tình trạng trẻ 2 tháng tuổi ngủ không ngon giấc
Để em bé 2 tháng tuổi lớn lên khỏe mạnh và phát triển một cách tốt nhất, dưới đây là 5 bí quyết giúp các mẹ khắc phục tình trạng ngủ không ngon giấc ở trẻ.
Tạo thói quen ngủ tốt
Thói quen ngủ là giải pháp đầu tiên được lựa chọn để khắc phục vấn đề trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Việc cha mẹ giúp con phân biệt giấc ngủ ngày và giấc ngủ ban đêm là vô cùng cần thiết. Thay vì cho bé ngủ trong những không gian tối vào ban ngày, cha mẹ nên để những tia sáng ban ngày chiếu vào phòng một cách vừa đủ đồng thời không cần hạn chế các tiếng ồn thường ngày như tiếng tivi, máy giặt,... để con có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa ngày và đêm.
Dạy bé tự ngủ độc lập
Xây dựng thói quen ngủ độc lập vào một khung giờ cố định và không cho bé nằm võng lắc, đu đưa, hay được bồng bế sẽ giúp cha mẹ đỡ vất vả với việc cho con đi ngủ hằng ngày. Ban đầu có thể trẻ sẽ không chịu hợp tác nên cha mẹ hãy thật kiên nhẫn và duy trì hành động này nhiều lần để con tập làm quen với nó.
Sắp xếp lịch ăn ngủ phù hợp
Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ có thể đến từ lịch sinh hoạt, ăn uống chưa hợp lý khiến con bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết. Việc sắp xếp lại chế độ ăn ngủ sao cho phù hợp để con yêu được đón nhận sự phát triển toàn diện thể chất lẫn tâm thần là điều vô cùng cần thiết.
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Hầu hết trẻ 2 tháng tuổi đều bú mẹ hoàn toàn nên chế độ dinh dưỡng sau sinh của mẹ cũng cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Chỉ khi cơ thể người mẹ được bổ sung các dinh dưỡng và khoáng chất thì sữa mẹ mới có đủ các nhóm chất cần thiết. Sữa mẹ càng giàu dinh dưỡng đồng nghĩa với việc em bé càng hấp thụ được nhiều dưỡng chất có lợi.
Bổ sung vi chất cần thiết
Bí quyết cuối cùng là bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ thông qua các thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin cần thiết như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B ,… giúp thúc đẩy sức đề kháng cho trẻ, nâng cao hệ miễn dịch và giúp con ăn ngon, ngủ ngon.
Trên đây là bài viết xoay quanh chủ đề trẻ 2 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, hy vọng những chia sẻ của Monkey đã đem đến cho các bậc phụ huynh những kiến thức bổ ích trên hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ.