zalo
Trẻ 1 tuổi ngủ muộn ảnh hưởng như thế nào?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Trẻ 1 tuổi ngủ muộn ảnh hưởng như thế nào?

Hoàng Hà
Hoàng Hà

27/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 1 tuổi ngủ muộn là nỗi lo lắng muôn thuở của các bậc phụ huynh. Bởi khi trẻ thức khuya, ngủ không đủ giấc, sẽ dẫn đến tình trạng sức đề kháng kém, tinh thần uể oải, khiến trẻ cảm thấy không thoải mái khi vui chơi. Trẻ ngủ muộn không chỉ suy giảm trí nhớ mà còn bị hạn chế khả năng phát triển về thể chất.

Nếu ba mẹ vẫn chưa hiểu được nguyên nhân và tìm ra giải pháp giúp bé khắc phục tình trạng này, hãy đọc ngay bài viết sau để biết rõ hơn nhé.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Vì sao trẻ 1 tuổi ngủ muộn?

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ muộn hoặc bị mất ngủ về đêm. Điển hình như:

  • Trẻ 1 tuổi bị mắc bệnh còi xương, thiếu canxi nên bị rối loạn giấc ngủ, cụ thể là ngủ muộn. 
  • Nếu kéo dài bệnh tình, trẻ sẽ bị hạn chế khả năng phát triển thể chất như thấp bé, nhẹ cân, đầu bẹp, chân cong,... Đặc biệt quan trọng là ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ.
  • Cơ thể trẻ 1 tuổi thiếu hàm lượng kẽm, sắt, vitamin B2,... Việc thiếu các chất này khiến hệ thần kinh bị ức chế hoạt động, gây nên triệu chứng rối loạn giấc ngủ như ngủ không yên, ngủ trằn trọc, ngủ bị giật mình, đặc biệt là ngủ muộn ở trẻ 1 tuổi
  • Trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính như viêm amidan, viêm họng, viêm mũi dị ứng,... khiến trẻ nghẹt mũi, cảm thấy khó thở nên khó chìm vào giấc ngủ, gây ra hiện tượng ngủ muộn.
  • Trẻ mắc bệnh lý mãn tính như  đau chướng bụng, hen phế quản, đầy hơi, kích thần thần kinh, bị chứng tăng động, rối loạn tập trung,... Đây đều có thể là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 1 tuổi ngủ muộn.
  • Trẻ chưa được ăn no trước khi đi ngủ, do đó trẻ cảm thấy đói, bụng rỗng, không thể ngủ đúng giờ. Lúc này ba mẹ nên cho bé bú thêm sữa để lấp đầy bụng của bé rồi mới từ từ dỗ bé đi vào giấc ngủ
  • Trẻ ngủ muộn phần lớn vì ba mẹ để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, ngủ quá 5 giờ chiều, nên đến tối, trẻ vẫn chưa cảm thấy buồn ngủ và chưa muốn đi ngủ
  • Trẻ ngủ muộn, ngủ không ngon giấc cũng có thể do nhiệt độ và ánh sáng trong phòng chưa thích hợp. Hoặc xung quanh cách âm không tốt, không đủ yên tĩnh để trẻ chìm sâu vào giấc ngủ
  • Trẻ 1 tuổi ngủ muộn một phần xuất phát từ tâm lý lo lắng, sợ hãi bóng tối và không có cảm giác an toàn. Ba mẹ cần bên cạnh trẻ trước khi trẻ ngủ sâu, có thể chỉnh sáng vừa phải và bật những bài nhạc nhẹ nhàng thư giãn để trẻ an tâm khi ngủ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ muộn hoặc bị mất ngủ về đêm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ 1 tuổi ngủ muộn bị ảnh hưởng như thế nào?

Với việc bé ngủ muộn một cách thường xuyên sẽ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ như:

Hạn chế khả năng phát triển chiều cao

Thông thường, khi ngủ, vào ban đêm, cơ thể sẽ tiết ra một lượng hormone tăng trưởng, giúp cơ thể phát triển. Do đó, giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Khung giờ mà cơ thể tiết ra nhiều hormone nhất đó là từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. 

Vì vậy, khi trẻ 1 tuổi ngủ muộn, đồng nghĩa với việc thời gian sản sinh hormone bị hạn chế, lượng hormone tiết ra không đủ. Hậu quả là trẻ sẽ thấp bé trong quá trình trưởng thành về sau. 

Sức đề kháng kém

Khi trẻ không đảm bảo được thời gian ngủ, lượng cytokine - protein có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể sẽ bị cắt giảm. Do đó, cơ thể trẻ sẽ trở nên yếu đuối trước các căn bệnh như cảm vặt, cảm mạo,... do sức đề kháng kém

Cơ thể trẻ sẽ trở nên yếu đuối do sức đề kháng kém (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng đến khả năng tư duy và trí tuệ

Trẻ 1 tuổi ngủ muộn, ngủ không đúng giờ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến hệ thần kinh trung ương bị suy yếu. Hậu quả là trẻ phản xạ kém hơn bình thường, khả năng tập trung và thấu hiểu cũng sẽ suy giảm đáng kể.

Những bé có thói quen ngủ muộn, khả năng ghi nhớ sẽ không phát huy tốt, làm ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy của trẻ. Trẻ đến tuổi đi học sẽ tiếp thu kiến thức chậm, gặp khó khăn trong việc đọc hiểu và tập trung, bị thụt lùi so với các bạn đồng trang lứa

Trẻ 1 tuổi ngủ muộn sẽ khiến hệ thần kinh trung ương bị suy yếu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và tính cách

Đối với những bé ngủ muộn về đêm, sáng hôm sau khi tỉnh dậy, sẽ khó thức dậy đúng giờ. Tinh thần cũng theo đó mà trở nên uể oải, lừ đừ, cảm giác mệt mỏi và thiếu sức sống là điều không thể tránh khỏi. 

Vì ngủ muộn vào đêm trước, nên hôm sau bé sẽ cảm thấy khó chịu trong người, dễ cáu gắt, nóng nảy và thiếu kiên nhẫn. Lâu dần, bé sẽ hình thành nên lối sống không khoa học và tính cách càng lúc càng cộc cằn, dễ giận dỗi vô cớ, gây khó khăn trong việc giáo dục con của các bậc phụ huynh

Suy giảm thị lực do ngủ muộn, ngủ không đúng giờ

Ban đêm là thời gian cần thiết nhất cho đôi mắt nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động. Việc trẻ 1 tuổi ngủ muộn đồng nghĩa với việc cắt giảm thời gian nghỉ ngơi của đôi mắt.

Mặt khác, đôi mắt của bé cũng sẽ bị “ép buộc” tiếp tục làm việc trong điều kiện ánh sáng không đầy đủ và thích hợp. Dần dần, mắt của bé sẽ bị nhức mỏi, xuất hiện quầng thâm mắt, bọng mắt và nguy cơ bị cận thị là rất cao. 

Suy giảm thị lực do ngủ muộn, ngủ không đúng giờ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cùng bé điều chỉnh thói quen đi ngủ đúng giờ

Tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ muộn khiến các bậc phụ huynh lo lắng và trăn trở. Tuy nhiên, mọi việc đều có cách giải quyết. Ba mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp bé cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả.

Không cho trẻ ăn quá no vào buổi tối

Việc ăn quá no, hoặc ăn quá nhiều sát giờ đi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp xử lý hết thức ăn, gây trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày. Tình trạng này sẽ làm trẻ 1 tuổi ngủ muộn, khó có thể mà đi ngủ ngay, dẫn đến ngủ không đủ giấc.

Ba mẹ không nên cho trẻ ăn quá no sát giờ đi ngủ (Ảnh: Sưu tầm Interet)

Do đó, ba mẹ chỉ cần không cho trẻ ăn quá no sát giờ đi ngủ. Tốt nhất là nên cho bé ăn sớm ít nhất 2 tiếng trước khi bé đi ngủ. Trong khoảng thời gian đó, ba mẹ có thể cho bé hoạt động nhẹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. 

Nếu sợ bé đói bụng, ba mẹ có thể chuẩn bị sẵn nước ấm hoặc sữa ấm để dự phòng trẻ bị đói và thức dậy lúc nửa đêm.

Không cho con vận động, cười đùa nhiều hay xem TV trước khi ngủ.

Trẻ 1 tuổi đùa giỡn và vận động quá nhiều trước giờ đi ngủ, thân nhiệt và nhịp tim sẽ tăng lên, bé trở nên tỉnh táo hơn, khó chìm vào giấc ngủ. Thay vào đó, hãy chơi cùng bé những trò chơi nhẹ nhàng, trò chuyện và tâm sự cùng bé để bé nhanh có cảm giác buồn ngủ hơn. 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học tại Mỹ đã chứng minh rằng việc xem tivi và sử dụng các thiết bị điện tử sẽ làm gián đoạn khả năng sản xuất các hormone có tác dụng điều hòa giấc ngủ của trẻ.

Vì vậy, ba mẹ không nên bố trí tivi hoặc máy chiếu quanh không gian bé ngủ và không cho bé tiếp xúc với các loại thiết bị này sau 19h, trước giờ đi ngủ của bé. 

Không cho con vận động, cười đùa hay xem TV trước khi ngủ  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đẩy sớm thời gian đi ngủ của bé mỗi ngày 

Thiết lập cho bé khung giờ ngủ cố định để đồng hồ sinh học của bé làm quen với giấc ngủ. Trẻ 1 tuổi khuyến khích nên đi ngủ vào lúc 20h. Nếu bé nhà bạn lâm vào tình trạng khó ngủ, ngủ muộn, hãy tập cho bé làm quen dần với giấc ngủ này. Đẩy dần giờ đi ngủ đêm của con sớm hơn mỗi ngày 15 phút cho đến khi bé có thể ngủ được vào lúc 20h. 

Ba mẹ hãy thực hiện liên tục các hành động này, không thay đổi để trẻ thích nghi nhanh chóng. 1 tuổi là độ tuổi trẻ đang tập đi nên sẽ cảm thấy thoải mái và an tâm hơn với sự quan tâm săn sóc của ba mẹ.

Do đó, trẻ sẽ dễ dàng nghe lời và thực hiện theo. Dần dần, bé sẽ khắc phục được tình trạng ngủ muộn về đêm.

Massage, kể chuyện cho bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn

Massage cũng là phương pháp được rất nhiều phụ huynh tin tưởng để giúp cải thiện giấc ngủ của bé. Ba mẹ có thể cho bé tắm nước ấm trước khi đi ngủ để giúp bé thư giãn, kích thích quá trình tuần hoàn máu, hỗ trợ bé chìm sâu vào giấc ngủ dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, lời ru và giọng kể chuyện nhẹ nhàng, dịu dàng của mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn khi ngủ. Nhờ đó, sẽ cải thiện được tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ muộn, giúp bé có được giấc ngủ sâu và ngon.

Ba mẹ có thể tham khảo ứng dụng Monkey Stories hoặc Vmonkey- kho tàng chứa hàng ngàn những câu chuyện với nội dung nhẹ nhàng, trong sáng, thích hợp để kể cho bé nghe.

Ba mẹ có thể cho bé tắm nước ấm trước khi đi ngủ để giúp bé thư giãn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ngủ hay mở mắt có nguy hiểm không?

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho những bậc phụ huynh đang tìm hiểu về chứng ngủ muộn của con. Nếu ba mẹ đã làm hết tất cả những cách trên mà vẫn chưa cải thiện được tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ muộn, hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám chữa một cách tốt nhất. 

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!