Trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con. Ba mẹ cần biết được nguyên nhân của tình trạng này để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
11 lý do trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc hay quấy khóc
Ở thời điểm 4 tuần tuổi, trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh để tiến tới một giấc ngủ bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc và hay quấy khóc. Sau đây là 11 lý do cơ bản:
Không cho trẻ nằm sấp
Bé sơ sinh thường thích nằm sấp bởi tư thế này mang lại cho con cảm giác an toàn hơn khi nằm ngủ. Điều này dễ hiểu vì trẻ đã quá quen với cảm giác được bao bọc khi nằm trong tử cung của mẹ. Khi chào đời, em bé 1 tháng tuổi cần thêm thời gian để thích nghi với môi trường mới.
Thế nhưng, tư thế ngủ này lại không tốt cho con chút nào. Các chuyên gia khuyến cáo, nằm sấp khi ngủ khiến bé có nguy cơ bị mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cao hơn. Vì vậy, cha mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.
Ngủ ngày cày đêm
Đây là tình trạng rất hay xảy ra với trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi vì bé vẫn chưa quen với nhịp điệu sinh học ngày và đêm. Em bé có thể ngủ nhiều vào ban ngày, nhưng sau đó lại thức nhiều vào ban đêm khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ không ngon giấc.
Em bé 4 tuần tuổi ngủ ngày cày đêm khiến cha mẹ đuối sức khi phải thức khuya chăm con. Mỗi tuần trôi qua, trẻ sẽ tự điều chỉnh để có giấc ngủ khoa học, nhưng bố mẹ cần hỗ trợ để bé có thời gian ngủ nghỉ hợp lý, phân biệt được ngày và đêm càng sớm càng tốt.
Ngủ không yên giấc vì thường bú khuya
Hầu hết trẻ sơ sinh đều thức một vài lần trong giấc ngủ khuya để bú sữa mẹ. Nếu em bé chỉ thức khoảng một hoặc hai lần trong đêm sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng bú khuya với quá nhiều cữ bú sẽ khiến trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn.
Môi trường xung quanh tác động
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất nhạy cảm với môi trường xung quanh còn quá mới mẻ. Những tác động từ môi trường bên ngoài như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, không gian ngủ… dù là nhỏ nhất cũng khiến giấc ngủ của con bị ảnh hưởng.
Rất khó để bé có được giấc ngủ ngon nếu con phải ngủ trong môi trường nhiều tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh, không gian bí bách, nóng nực, gần với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại… Để con có giấc ngủ ngon, bố mẹ hãy đảm bảo mọi thứ xung quanh không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Tã của bé bị bẩn, ẩm ướt
Nhiều cha mẹ có thói quen cho con mặc bỉm khi còn ở giai đoạn sơ sinh. Mặc dù cách này giúp người chăm sóc bé nhàn hơn nhưng cũng sẽ gây nên một số ảnh hưởng nhất định đến bé.
Nếu trong khi bé ngủ mà tã, bỉm đang mang bị bẩn, ẩm ướt trong thời gian dài không được thay sẽ khiến con cảm thấy khó chịu và thức giấc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc.
Trẻ bị đói
Em bé 4 tuần tuổi dạ dày có thể tích nhỏ, chưa thể chứa lượng thức ăn đủ nhiều để giúp no lâu, vì vậy con thường rất nhanh đói. Nếu bé đói mà không kịp được bú sữa sẽ khiến trẻ khó chịu, dễ tỉnh giấc và không thể đi vào giấc ngủ sâu được.
Bên cạnh đó, nếu con của bạn bị thiếu một số chất như canxi, kẽm,... cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và bị giật mình tỉnh giấc. Trường hợp này, em bé cần được thăm khám bác sĩ.
Nguyên nhân từ bệnh lý
Đôi khi, trẻ dưới 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc nguyên nhân không phải do các vấn đề ở bên ngoài mà do bệnh lý trong cơ thế bé đang gặp phải. Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi thể trạng vốn rất yếu nên sẽ dễ mắc phải một số bệnh lý như: Nóng sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau bụng, nổi ban…
Các bệnh lý trên sẽ khiến trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc bởi lúc này con rất mệt mỏi, khó chịu và chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng.
Sự gián đoạn trong thói quen
Em bé của bạn đang quen với thời gian biểu vào buổi tối được tắm, gội, sau đó cho ăn và đi ngủ. Nhưng vì một lý do nào đó mà mẹ thay đổi lịch trình này, có thể sẽ khiến con cảm thấy không thoải mái và bé sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Chỉ cần cha mẹ sớm quay lại thói quen sinh hoạt cũ sẽ hóa giải tình trạng trẻ 1 tháng tuổi ngủ không ngon giấc.
Không cho con đi ngủ sớm ngay khi con có dấu hiệu muốn ngủ
Khi em bé buồn ngủ sẽ có những dấu hiệu rất rõ ràng như nháy mắt liên tục, hay ngáp và có thể quấy khóc, nhăn nhó. Trẻ 4 tuần tuổi cần được cho đi ngủ ngay khi con có nhu cầu.
Tuy nhiên, nếu mẹ vì bận rộn mà chưa kịp cho con ngủ khiến trẻ quá giấc, thức khuya. Điều này có thể khiến trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, bởi con sẽ quá mệt mỏi và làm con khó đi vào giấc ngủ hơn. Bố mẹ hãy sắp xếp thời gian cho con đi ngủ sớm.
Không quen đi ngủ một cách độc lập
Đối với những trẻ sơ sinh quen ngủ ngon trong vòng tay của mẹ sẽ rất khó có được giấc ngủ ngon nếu con phải ngủ thiếu hơi mẹ. Em bé sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ sâu nếu phải tự đi vào giấc ngủ một mình mà không có sự vỗ về, ôm ấp của mẹ.
Khó ngủ sau khi ốm
Nhiều trẻ 1 tháng tuổi bị gián đoạn thói quen ngủ tốt bình thường khi bị ốm. Tuy nhiên, khi bé đã khỏe mạnh trở lại, con vẫn thức dậy và khóc đòi bạn. Trẻ phải mất vài đêm để làm quen lại với thói quen bình thường, vì vậy bố mẹ hãy kiên trì.
Xem thêm: Trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng? Bật mí 6 vấn đề đáng lo ngại
Trẻ ngủ không yên: 10 bước để trẻ ngủ ngon
Mặc dù trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, mới ngủ được một chút đã tỉnh và hay trở mình là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Nhưng các chuyên gia khuyên cha mẹ nên thực hiện 10 bước sau để giúp con có một giấc ngủ ngon hơn:
-
Xây dựng thói quen đi ngủ.
-
Biết con cần ngủ bao nhiêu là đủ.
-
Giữ giấc ngủ và thức dậy đều đặn mỗi ngày.
-
Duy trì giấc ngủ trưa.
-
Tạo thói quen ngủ ít vào ban ngày.
-
Xem xét ánh sáng và tiếng ồn.
-
Bố mẹ không nên dùng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, sạc điện thoại… trong phòng ngủ.
-
Cho con ăn đủ no, đúng lúc.
-
Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
-
Đảm bảo cảm giác an toàn cho trẻ khi ngủ bằng cách quấn tã, hoặc ngậm ti giả…
Bố mẹ cần làm gì: Mẹo khắc phục trẻ 1 tháng tuổi khó ngủ ngủ không sâu giấc
Nếu trẻ 1 tháng tuổi khó ngủ ngủ không sâu giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ. Sau đây là một số mẹo bố mẹ nên áp dụng ngay để giúp con mình dễ ngủ và ngủ sâu hơn:
Tập cho trẻ có thói quen ngủ ngoan
Bố mẹ có thể tập cho bé có thói quen ngủ ngoan bằng cách lưu ý những điều sau:
Nhận biết dấu hiệu con đang buồn ngủ
Trẻ sơ sinh 4 tuần dành 14 đến 17 tiếng trong ngày để ngủ. Con sẽ không thể thức liên tục trong 2 giờ đồng hồ vì sau đó sẽ trở nên mệt mỏi và rất khó để đi vào giấc ngủ. Vì vậy, trẻ 1 tháng tuổi sẽ ngủ không sâu giấc nếu không được đi ngủ đúng lúc.
Khi bố mẹ thấy em bé có các dấu hiệu như ngáp, mắt lim dim, chớp mắt liên tục chứng tỏ con đang buồn ngủ. Lúc này, phụ huynh nên cho trẻ đi ngủ ngay để đảm bảo giấc ngủ cho con và không bị quá giấc dẫn đến khó ngủ.
Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm
Trẻ 1 tháng tuổi chưa phân biệt được ngày và đêm nhưng khi được 2 tuần tuổi mẹ đã có thể bắt đầu dạy cho con nhận biết được điều này. Từ đó các mẹ sẽ xây dựng được thời khóa biểu ngủ ngày và đêm cho trẻ.
Mẹ hãy giúp bé bằng cách cho con ngủ ít vào ban ngày, nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi con thiu thiu ngủ, hãy chơi với bé, hát và kể chuyện cho bé nghe, đảm bảo ánh sáng dịu nhẹ trong phòng ngủ. Vào ban đêm, bố mẹ không nên bật đèn sáng và giữ không gian yên tĩnh khi bé bú cữ đêm.
Dạy trẻ biết cách tự ngủ
Khi trẻ được hơn 4 tuần tuổi, bố mẹ hãy xây dựng cho con thói quen tự ngủ. Em bé có thói quen này sẽ dễ đi ngủ hơn mà không cần phải có sự ôm ấp của mẹ.
Cách tốt nhất là mẹ nên đặt bé vào nôi hoặc giường khi con đang buồn ngủ nhưng chưa đi vào giấc ngủ. Mẹ cũng có thể áp dụng các cách thức khác như hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,...
Chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ
Chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ là điều rất quan trọng để giúp trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc có được giấc ngủ ngon hơn. Phụ huynh hãy chuẩn bị các bước sau đây để giúp con:
-
Cho bú sữa nhiều hơn vào ban ngày.
-
Cho trẻ ngủ sớm, tốt nhất khoảng 8 giờ tối.
-
Sử dụng chăn và gối thật êm cho giường ngủ của bé.
-
Bú đủ no trước khi ngủ và sau khi thức dậy vào ban đêm.
-
Tránh gây tiếng ồn lớn, hãy bật những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru.
-
Không để đèn quá sáng khi ngủ.
-
Giữ nhiệt độ phòng và giường ngủ vừa phải, tốt nhất là 28 độ C.
-
Thay tã theo chu kỳ khoảng 2 - 4 tiếng/lần hoặc khi bé trở mình, hãy kiểm tra xem có phải do bị tràn bỉm hay không.
Hi vọng bố mẹ đã biết mình phải làm gì nếu con mình là trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc. Hãy xây dựng lịch sinh hoạt ngủ nghỉ khoa học mang lại con giấc ngủ ngon và có thêm nhiều năng lượng tích cực để ngày một lớn khôn khỏe mạnh.