Mọc răng vĩnh viễn là quá trình quan trọng trong tuổi đời của trẻ, thường xảy ra trong khoảng từ 5 đến 12 tuổi. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn luôn cho rằng đây là quá trình diễn ra bình thường mà không biết rằng mọc răng vĩnh viễn chậm sẽ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe trẻ. Vậy những nguyên nhân, dấu hiệu, hướng giải quyết nào cho tình trạng bé chậm mọc răng vĩnh viễn? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tình trạng và lịch mọc răng ở trẻ
Quá trình mọc răng vĩnh viễn
Tất cả quá trình phát triển của trẻ đều sẽ gắn liền với những mốc thời gian nhất định và mọc răng cũng thế. Thông thường, bé sẽ mọc răng lần đầu, thường là răng cửa trong khoảng tháng thứ 6, tháng thứ 7 và sẽ mọc đủ dưới 2 năm tuổi lần lượt từ răng cửa, răng hàm, răng nanh, ....
Tuy nhiên, với một vài yếu tố ngoại cảnh và tình trạng cơ thể bé thì sẽ vẫn có trường hợp trẻ bắt đầu mọc răng chậm hơn ở tháng thứ 7,8 hay muộn hơn là tháng thứ 11. Sau khi quá trình mọc răng lần đầu đã hoàn thiện, khoảng dưới 5 tuổi các chân răng sữa sẽ có dấu hiệu mòn đi và quá trình thay răng vĩnh viễn bắt đầu.
Các mốc thời gian và trình tự mọc răng vĩnh viễn
Quá trình thay răng sữa nhường chỗ cho răng vĩnh viễn sẽ kéo cài vài năm và sẽ tuân theo một trình tự mọc nhất định. Một vài mốc thời gian bố mẹ cần theo dõi trong thời gian trẻ thay răng:
-
Từ 5-7 tuổi: Lần lượt các răng cửa, răng hàm thay nhau mọc vĩnh viễn.
-
Từ 7-8 tuổi: Các răng cửa bên sữa sẽ rụng dần, nhường chỗ cho các răng cửa bên vĩnh viễn.
-
Từ 9-10 tuổi: Ở hàm thứ nhất, các răng phía trên (răng tiền) mọc dần.
-
10-11 tuổi: Các răng nanh sữa rụng.
-
11-12 tuổi: Ở hàm thứ hai, bắt đầu có sự thay thế giữa các răng tiền.
Dấu hiệu bé chậm mọc răng vĩnh viễn
Nếu dựa theo lịch trình mọc răng trên thì chắc chắn răng bé vẫn đang phát triển bình thường. Tuy nhiên nếu gặp tình trạng mọc chậm trong thời gian dài thì bố mẹ cũng cần phải kiểm tra và đưa đến các cơ sở y tế để kịp thời xem xét sức khỏe con trẻ cũng như có các biện pháp chữa trị tức khắc. Vậy đâu là những dấu hiệu bé chậm mọc răng vĩnh viễn?
Thời gian thay răng sữa chậm
Thời gian trẻ mọc răng vĩnh viễn phụ thuộc khá nhiều vào thời gian thay răng sữa. Nếu quá trình trước đó diễn ra nhanh thì quá mọc răng vĩnh viễn cũng sẽ có tiến độ nhanh hơn và ngược lại. Trường hợp bé mọc răng vĩnh viễn chậm có thể xuất phát từ quá trình thay răng sữa chậm. Thông thường là do các yếu tố sinh đẻ từ mẹ, di truyền hoặc thiếu các chất dinh dưỡng,...
Thời gian mọc răng vĩnh viễn chậm
Có một vài trường hợp mọc răng sữa đúng hạn nhưng lại không thấy mọc răng vĩnh viễn. Tất nhiên việc thay răng cũng phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính và vị trí của từng loại răng nhưng thường sẽ chỉ thay trong khoảng vài tuần hoặc nhiều là 1 đến 2 tháng. Sau khoảng thời gian này, bé vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng vĩnh viễn thì cần đưa bé đến các bệnh viện, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng trẻ và đưa những biện pháp xử lý kịp thời.
[Chuyên gia giải đáp] Răng hàm mọc khi nào: dấu hiệu và cách chăm sóc cho bé
[Giải đáp] Bé 10 tháng chưa mọc răng ba mẹ phải làm sao?
[Chuyên gia giải đáp] Trẻ mấy tháng mọc răng: thứ tự, dấu hiệu, cách chăm sóc
Nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng vĩnh viễn
Bé mọc răng vĩnh viễn chậm chắc chắn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố nội sinh và cả ngoại sinh tác động. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng vĩnh viễn dưới đây nhé!
Yếu tố khách quan
-
Gen di truyền: Bé mọc răng vĩnh viễn chậm rất có thể do yếu tố gen di truyền tác động. Đôi khi quá trình mọc răng của bố mẹ hay người nhà bé trước đó ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng mọc răng của con sau này.
-
Sinh non: Bên cạnh đó, có thể xảy ra do thời điểm sinh non. Nhiều chuyên gia còn cho rằng việc mẹ sinh non, sinh chưa đủ tháng là tác nhân khiến con trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng dẫn đến sự thiếu hụt canxi mọc răng.
Yếu tố chủ quan
-
Vệ sinh khoang miệng không sạch: Bé còn nhỏ nên khả năng nhiễm khuẩn là rất cao, vì vậy khi các phụ huynh không dành thời gian chăm sóc và vệ sinh vùng miệng cho bé sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực như bé mọc răng chậm, hơi thở hôi, đau nướu lợi khiến bé khóc và quấy nhiều.
-
Suy tuyến giáp: Nhiều bác sĩ chuyên khoa đề cập tới nguyên nhân mọc răng vĩnh viễn chậm có thể là do suy giảm tuyến giáp. Tuyến giáp là bộ phận nằm ở phía trước cổ có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan vùng miệng nên sẽ có tác động khá lớn tới quá trình hình thành răng vĩnh viễn của trẻ. Đi kèm với suy tuyến giáp là các triệu chứng như đi lại chậm, nói chậm và thừa cân, béo phì.
-
Thiếu dưỡng chất: vitamin D, canxi, MK7: Móc răng muốn phát triển nhanh và tích cực cần phải tiếp nhận nhiều dưỡng chất. Vì vậy khi cơ thể hấp thụ ít chất dinh dưỡng sẽ đồng thời làm chậm lại quá trình hình thành răng của trẻ.
-
Một số trường hợp ngược lại, khi sử dụng quá liều, quá nhiều photpho sẽ khiến trẻ gặp tác dụng phụ là mọc răng chậm. Vì vậy, bố mẹ nên cung cấp những thực phẩm, đồ uống có nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ nhưng cần đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng với liều lượng vừa đủ để tránh những hậu quả xấu để lại.
Hậu quả của việc chậm mọc răng vĩnh viễn
Nhiều phụ huynh không quan tâm đến vấn đề mọc răng của trẻ nên vẫn thường cho rằng quá trình này dù chậm hay nhanh vẫn diễn ra một cách bình thường và đơn thuần, không cần sự can thiệp từ bên ngoài.
Thế nhưng nếu biết đến hậu quả chúng đem lại thì bố mẹ sẽ phải gấp rút hơn và theo dõi con trẻ sát sao hơn nữa trong quá trình trẻ mọc răng vĩnh viễn. Dưới đây là một vài hậu quả điển hình của việc chậm mọc răng vĩnh viễn:
-
Ảnh hưởng đến đóng mủ: Mọc răng vĩnh viễn chậm do tác nhân bị vi khuẩn thâm nhập sẽ khiến vùng miệng bé bị tổn thương khiến răng mọc ngầm và không nhú lên được. Từ đó dẫn tới tình trạng đóng mủ và chảy mủ dưới nướu. Nếu không chữa trị và xử lý kịp thời, bé sẽ hình thành bệnh viêm xoang mãn tính.
-
Biến dạng mặt: Mọc răng chậm vĩnh viễn còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt trẻ. Bởi răng gắn liền với xương hàm nên ít nhiều sẽ có những tác động không mấy tích cực, nhẹ là bị méo mặt, nghiêm trọng hơn thì mặt sẽ bị biến dạng. Nếu đi chữa trị ngay thì may mắn sẽ có thể tránh được hậu quả này, còn nếu để trẻ rơi vào tình trạng bội nhiễm thì khả năng chữa trị sẽ khá khó khăn.
-
Viêm nhiễm, hỏng chân răng: Không có biện pháp giải quyết vấn đề mọc răng vĩnh viễn chậm kịp thời sẽ làm tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vùng miệng của trẻ. Khi đó, hàm và lợi sẽ bị tấn công mạnh mẽ và phá hủy chân răng trẻ, dẫn tới việc không thể mọc răng vĩnh viễn và rất có thể phải sử dụng biện pháp trồng răng giả.
Trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn, ba mẹ nên làm gì?
Vậy làm sao để phòng tránh và chữa trị bệnh mọc răng vĩnh viễn chậm cho trẻ? Ngoài việc luôn luôn theo dõi và chú trọng quá trình mọc răng của trẻ, bố mẹ cũng cần thực hiện các biện pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như cung cấp đủ các dưỡng chất cho con.
-
Bổ sung thực đơn, dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ: Trong các bữa ăn, bố mẹ nên linh hoạt thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau củ quả chứa nhiều canxi và vitamin; các thức ăn mềm như cháo, bột,... các loại nước trái cây, đồ uống lành mạnh vừa giúp trẻ đẩy nhanh quá trình mọc răng, tăng cường sức khỏe lại còn đem đến hơi thở thơm mát hơn.
-
Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, đánh tưa lưỡi cho trẻ: Điều quan trọng hàng đầu là giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đây là cách hiệu quả nhất nếu muốn giảm thiểu các tác nhân vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng bé.
-
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tạo ra nhiều hoạt động kích thích trẻ vận động và tiếp nhận vitamin tự nhiên như tắm nắng trong khoảng từ 5 đến 7 giờ sáng hoặc đều đặn cho bé uống từ 500ml đến 800ml sữa. Nếu gặp các tình trạng tệ hơn thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ và nghe tư vấn dùng thuốc nếu cần.
Xem thêm: Bé mọc răng cấm: những điều ba mẹ cần nắm rõ
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc từ chuyên gia về vấn đề bé chậm mọc răng vĩnh viễn có nguy hiểm hay không?. Hy vọng rằng các bố mẹ trẻ hãy quan tâm hơn đến vấn đề thay răng của con để có những giải pháp kịp thời, phòng tránh và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện một cách tốt hơn.
1. Your Infant is Teething: Know the Signs and Symptoms - truy cập ngày 28/9/2022
https://www.chla.org/blog/rn-remedies/your-infant-teething-know-the-signs-and-symptoms
2. Is a Teething Cough Typical? - truy cập ngày 28/9/2022