Từ tháng thứ 6, bé cần tập ăn dặm, làm quen với thức ăn thô để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể. Vậy bé 6 tháng ăn gì để tăng chiều cao tối đa và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này?
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguồn dinh dưỡng cho bé sơ sinh 6 tháng
Bước sang tháng 6, bé sơ sinh hoạt động nhiều hơn và con cần đủ năng lượng để học thêm các kỹ năng mới cũng như phát triển nhận thức. Lúc này, nhu cầu ăn uống của trẻ nên được đa dạng và tối thiểu phải có 2 nguồn dinh dưỡng dưới đây:
Sữa mẹ và sữa công thức
Trong 6 tháng đầu, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn bởi trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các khoáng chất kháng thể quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa, hô hấp, v.v… do các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện. Mặt khác, cho trẻ bú mẹ trong những tháng đầu sau sinh sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, loãng xương và đặc biệt là lấy lại vóc dáng hiệu quả.
Để đáp ứng đủ nhu cầu, trẻ sơ sinh cần được bú từ khoảng 8 lần/ngày. Nếu sữa mẹ không đủ hoặc dinh dưỡng trong sữa mẹ không đáp ứng đủ năng lượng cần thiết khiến con nhanh đói và hay quấy khóc thì nên bổ sung sữa công thức.
Theo đó, ba mẹ cần chọn sữa ngoài phù hợp với độ tuổi và thể trạng của bé để con hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất trong sữa. Theo hướng dẫn của viện dinh dưỡng quốc gia, khi kết hợp bú mẹ và sữa ngoài thì nên cho trẻ bú sữa mẹ trước, nếu con còn đói thì pha thêm sữa ngoài.
Thức ăn dặm
Như đã đề cập, khi trẻ sơ sinh tròn 6 tháng, cơ thể đã phát triển tương đối hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa đã có khả năng hấp thu các loại thức ăn thô. Mặt khác, bé cũng cần nhiều năng lượng hơn để phát triển kỹ năng, nhận thức, thể chất khỏe mạnh nên nếu chỉ có sữa mẹ, sữa ngoài thì không thể đáp ứng tốt nhu cầu của bé.
Nếu trẻ có 1 số biểu hiện như: trọng lượng cơ thể gấp đôi lúc mới sinh, bé biết ngoảnh đầu từ chối thức ăn không hợp khẩu vị, biết đưa miệng về phía trước khi ba mẹ cho ăn và cảm thấy thích thú khi được ăn thì đây là lúc trẻ nên được ăn dặm.
Mới ăn dặm: Bé 6 tháng ăn gì để tăng chiều cao?
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, vị của các món ăn mới có thể khiến con cảm thấy lạ miệng. Vì vậy, bạn nên cho trẻ tập làm quen 1 - 2 bữa/ ngày và mỗi lần từ 1 - 2 thìa cà phê thức ăn cùng bột ăn dặm pha loãng.
Ngoài ra, thời gian đầu, trẻ cần làm quen với việc tiếp nhận thức ăn bằng thìa và cách nuốt để không bị hóc nên con có thể nhè ra hoặc bị rớt thức ăn ra ngoài miệng nhưng cũng không nên hiểu lầm là trẻ không thích ăn món đó. Cho đến khi con thích nghi tốt, ăn được nhiều loại thực phẩm thì ba mẹ có thể nhận biết món ăn yêu thích của con.
5 loại thực phẩm ăn dặm giúp trẻ phát triển chiều cao
Để quá trình ăn dặm khởi đầu thuận lợi cũng như giúp trẻ tăng chiều cao từ tháng thứ 6, ba mẹ có thể ưu tiên cho bé làm quen với 5 loại thực phẩm sau đây:
-
Sữa và một số chế phẩm từ sữa gồm sữa chua, phô mai nghiền nhuyễn.
-
Ngũ cốc: gạo, gạo lứt, bột yến mạch, bột ăn dặm.
-
Rau xanh và các loại củ, ưu tiên rau nhiều lá như rau cải, bắp cải, súp lơ, v.v… và các loại củ quả như bí đỏ, bí ngòi, khoai lang, khoai tây.
-
Trái cây mềm: chuối, đào, bơ, cam, quýt giúp bé dễ nuốt vì trẻ chưa thể nhai do còn ít răng hoặc chưa mọc răng.
-
Thịt, cá (ngoại trừ cá biển): thịt lợn, thịt gà, các loại cá, tôm xay nhuyễn hoặc dùng nước luộc trộn cùng bột ăn dặm khi trẻ mới tập ăn.
Xem thêm: TOP 10 sữa tăng cân cho trẻ sơ sinh 6 - 12 tháng lớn khỏe thông minh
3 loại thực phẩm cần tránh khi tập ăn dặm
Từ khi bắt đầu tập ăn dặm cho đến 1 tuổi, ba mẹ cần chú ý không bổ sung 3 loại thực phẩm dưới đây để tránh ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Sữa bò: Thực phẩm này có thể tiêu hóa không đúng cách dẫn đến chảy máu tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
Nước ép trái cây: Bạn có thể cho trẻ ăn trái cây mềm nhưng không nên cho bé uống nước ép của chúng vì hàm lượng đường lớn trong đó có thể tăng nguy cơ béo phì khi trẻ lớn lên.
Mật ong nguyên chất: Đây là thực phẩm rất tốt cho người lớn nhưng đối với bé dưới 1 tuổi, con có thể bị ngộ độc và bị nóng trong dẫn đến táo bón. Thậm chí, một số mẹ còn sử dụng mật ong tưa lưỡi cho bé và việc này có thể gây ảnh hưởng tương tự như khi cho trẻ uống loại thực phẩm này.
Lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng mới cho trẻ từ tháng thứ 6
Bước sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, trẻ sơ sinh cần một chế độ dinh dưỡng mới với nhiều loại thực phẩm đa dạng cũng như sắp xếp thời gian ăn khoa học để thức ăn được cơ thể bé hấp thu tốt nhất. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng.
Thời gian biểu ăn dặm tốt nhất cho bé
Trong 1 năm đầu tiên, trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục duy trì sữa mẹ ở tháng thứ 6 nên con chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ngày. Thời gian mỗi cữ cách nhau 2 - 3 giờ để trẻ tiêu hóa hết thức ăn từ bữa trước. Trong khi đó, nếu trẻ có dấu hiệu quấy khóc vì đói thì mẹ nên cho bé bú xen kẽ 2 bữa ăn dặm. Mỗi ngày tối thiểu nên cho trẻ bú 4 - 6 lần tùy theo nhu cầu và thể trạng của con.
Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 6 tháng
Đối với trẻ từ 6 tháng, ba mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ và nhiều loại thực phẩm khác nhau. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các nhóm chất thiết yếu cũng như liều lượng và nguồn cung cấp dưới đây:
Cách chế biến món ăn dặm cho bé 6 tháng đúng chuẩn
Nhằm đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt khi bắt đầu ăn dặm, ba mẹ cần lưu ý:
-
Không dùng nước lạnh để quấy bột, nấu cháo loãng cho bé.
-
Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần trong ngày.
-
Ưu tiên các loại thực phẩm theo mùa, đảm bảo nấu chín mềm vừa đủ để trẻ nuốt dễ dàng, tiêu hóa thuận lợi.
-
Không rã đông thực phẩm trong tủ lạnh bằng cách trụng nước sôi hoặc để lâu ở nhiệt độ phòng vì vi khuẩn có thể phát triển trong quá trình thực phẩm tan đá.
Qua bài viết này, chắc hẳn ba mẹ đã biết bé 6 tháng ăn gì để tăng chiều cao và phát triển toàn diện tốt nhất trong các giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, những gợi ý lựa chọn thực phẩm cũng như cách chế biến và xây dựng thời gian ăn uống khoa học nêu trên cũng sẽ giúp ba mẹ giảm bớt gánh nặng khi tập cho con ăn dặm lần đầu.
Feeding your baby: 6–12 months - Ngày truy cập: 14/04/2022
Age-by-age guide to feeding your baby - Ngày truy cập: 14/04/2022
https://www.babycenter.com/baby/solids-finger-foods/age-by-age-guide-to-feeding-your-baby_1400680