Để bé hấp thu hiệu quả và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh và thông minh, ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần áp dụng phương pháp phù hợp. Một trong những bí quyết đó là mẹ tập ăn dặm cho trẻ sao cho đúng cách? Các mẹ muốn tìm hiểu về vấn đề này, tham khảo cùng Monkey trong bài viết sau nhé!
Tập ăn dặm cho trẻ như thế nào?
Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?
-
Cho con chơi với thìa nhựa trước:
Điều mà ba mẹ cần nhớ khi tập ăn dặm cho trẻ là cần tập cho bé làm quen với những đồ vật sẽ đồng hành và gắn bó với bé trong suốt quá trình ăn dặm từ 6 tháng cho đến khi lớn. Một trong những đồ dùng thiết yếu chính là thìa nhựa. Đây là dụng cụ để mẹ đút cho bé ăn và bé có thể tự xúc ăn khi đã lớn hơn.
Vì thế, trước khi bắt đầu bữa ăn thì mẹ nên giới thiệu cho bé hiệu đây là cái thìa, dùng để xúc đồ ăn cho vào miệng sau đó quan sát phản ứng của bé. Trước hết, mẹ cho bé cầm thìa chơi xem bé có thể tự đưa thìa vào miệng hay không?
Nếu bé có hành động này thì chứng tỏ bé đã muốn ăn và có đủ điều kiện để sẵn sàng làm quen với thực phẩm ngoài sữa trong quá trình ăn dặm sắp tới.
Ngoài ra, mẹ cũng nên giới thiệu cho bé về yếm ăn dặm, bàn ăn dặm, đũa ăn dặm, ghế ăn dặm, bát ăn dặm…để bé nhận thức về hành trình ăn dặm sắp bắt đầu. Điều này giúp bé chuẩn bị tâm lý tốt hơn và tiếp nhận thực phẩm ăn dặm chủ động hơn.
-
Đặt con ngồi ngay ngắn tránh sặc:
Bước tiếp theo khi mẹ tập ăn dặm cho trẻ là tập cho bé ngồi thẳng ngay ngắn trong ghế ăn dặm. Dù bé ăn theo phương pháp truyền thống, kiểu Nhật hay tự chỉ huy thì việc ngồi vào bàn và bắt đầu bữa ăn dặm một cách nghiêm túc là bước đầu tiên mẹ cần tập cho bé.
Theo đó, sau khi mẹ chọn được loại thìa nhựa có chức năng báo nóng, có thể đổi màu khi đồ ăn còn nóng và có chất liệu an toàn không gây hại cho trẻ thì mẹ cần đặt bé ngồi thẳng lưng và đầu để ăn. Tuyệt đối không dùng thìa kim loại hay thìa có kích thước quá lớn so với trẻ sẽ gây ra tâm lý sợ hãi, chán ăn, biếng ăn ở trẻ.
-
Khởi đầu bữa ăn dặm bằng ½ thìa:
Ban đầu khi tập ăn dặm thì bé vẫn còn bỡ ngỡ chưa ăn được nhiều nên mẹ chỉ nên cho bé làm quen bữa ăn dặm đầu tiên bằng lượng thức ăn bằng ½ thìa của bé. Điều này giúp bé thoải mái hơn khi ăn. Đồng thời, mẹ cũng nên cho bé bú mẹ hoặc ăn sữa công thức trước khi bắt đầu bữa ăn để việc nuốt đồ ăn dễ dàng hơn.
-
Chọn thời điểm bé vui vẻ nhất trong ngày để bắt đầu:
Các chuyên gia khuyên nên chọn lúc mà trẻ cảm thấy vui vẻ và thoải mái nhất trong ngày. Cụ thể, bé thường cảm thấy đói vì bú ít sữa hơn vào buổi chiều nên hào hứng hơn khi ăn buổi chiều cùng với người lớn. Ngược lại với trẻ uống sữa công thức thì lại thấy đói hơn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy vào ban đêm.
Vì thế, lựa chọn thời điểm lý tưởng để tập ăn dặm cho trẻ cần phù hợp sao cho bé có tâm trạng vui vẻ và hợp tác nhất. Nếu cho bé ăn món mới thì tốt nhất mẹ nên cho bé ăn buổi sáng để xử lý tốt hơn nếu bé có dị ứng. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn vào chiều tối vì lúc đó các bệnh tiêu hóa cũng gần như không còn.
Mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn dặm vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và dễ xảy ra trường hợp đáng tiếc vì không xử lý kịp.
Quan sát phản ứng của con
-
Sau lần đầu tiên, con thích thú, hãy tiếp tục:
Cách tập ăn dặm cho bé tiếp theo mà các mẹ nên áp dụng chính là sau khi đã áp dụng các bước trên và nhận thấy lần đầu tiên ăn dặm hợp tác thì hãy tiếp tục cho bé ăn.
-
Lần đầu chưa thành công, hãy kiên trì:
Ngược lại, nếu bé vẫn chưa sẵn sàng ăn các thực phẩm khác ngoài sữa mà ngậm miệng, nhăn nhớ, ngoảnh mặt đi không ăn thì tốt nhất không nên ép mà chờ lần sau. Cụ thể, với trường hợp bé chưa ăn dặm lần đầu tiên thì mẹ nên kiên trì thử thêm nhiều lần khác.
Chuyên gia cho rằng trung bình bé phải mất từ 6 - 10 lần trẻ mới hợp tác thử món ăn mới, còn nếu thử cho bé từ 12 - 15 lần thì khả năng bé chịu ăn dặm sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, vấn đề mẹ tập ăn dặm cho trẻ cũng chú ý dạy trẻ cách ngậm miệng khi ăn. Vì thực tế có nhiều bé đang há miệng để ăn thìa mới nhưng không ngậm miệng nên để bột bị trào ra ngoài.
Điều này chứng tỏ bé chưa điều khiển lưỡi đúng cách đưa thức ăn ra sau và nuốt. Nếu mẹ dạy bé cách ngậm miệng và nuốt vài lần mà bé vẫn để bột trào ra thì mẹ nên chờ vài tuần trước khi chính thức cho bé ăn dặm sẻ đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
-
Trong trường hợp bé không chịu ăn thìa, mẹ có thể dùng tay xúc thức ăn cho con:
Khi tập ăn dặm cho trẻ mà bé không hợp tác với thìa nhựa thì các mẹ cần thay đổi phương pháp bằng cách xúc cho con ăn bằng ngón tay. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý sau khi chế biến đồ ăn cho bé nên rửa tay thật sạch để đảm bảo vệ sinh.
Lúc này, mẹ lấy ngón tay lấy chút bột ăn dặm ở đầu ngón tay rồi yêu cầu bé miệng to rồi sau đó mẹ đặt đầu ngón tay lên môi bé. Sau đó, lần sau mẹ lấy bột lên đầu ngón tay của mẹ rồi cho vào đầu lưỡi của bé. Nếu lúc này bé nuốt và không phì đồ ăn ra thì mẹ tiếp tục thử thêm vài lần rồi dần dần bé sẽ hợp tác ăn dặm.
Các chuyên gia giải thích các nhú vị giác nằm ở đầu lưỡi của bé cảm nhận vị ngọt còn phần cuống lưỡi cảm nhận vị đắng, và phần hai bên lưỡi cảm nhận vị mặn còn giữa lưỡi dùng để cảm nhận các vị trung tính khác.
Bởi vậy, khi mẹ tập ăn dặm cho trẻ thì nên cho vào đầu lưỡi, các món không ngọt nhiều thì nên cho vào giữa lưỡi để bé cảm nhận mùi vị tốt hơn và dễ hợp tác hơn.
Mẹo giúp bé bắt đầu làm quen với thức ăn nhanh hơn
Chỉ cho con ăn dặm khi đã đủ sau 6 tháng và sẵn sàng ăn dặm
Thời điểm lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm chính là sau 6 tháng tuổi bởi vì bé có đủ các điều kiện về thể chất, tinh thần và kỹ năng để bắt đầu làm quen với các thực phẩm mới.
Lúc này bé cũng cần được bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết mà sữa mẹ và sữa công thức không cung cấp đủ lượng cơ thể cần. Vì thế, lời khuyên là mẹ nên tập ăn dặm cho bé từ sau 6 tháng tuổi.
Bắt đầu cho con ăn dặm với thực phẩm lành mạnh
Những thực phẩm lành mạnh cho bé khi bắt đầu ăn dặm giúp bé tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé ăn trái cây, rau củ khi ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Các loại củ quả như khoai lang, bí xanh, bí đỏ, đậu cove, bơ, chuối….rất dễ chế biến thành hỗn hợp mịn và dễ nuốt giúp bé ăn dặm an toàn.
Thức ăn dặm đảm bảo có độ lỏng phù hợp
Tập ăn dặm cho trẻ cần đảm bảo có độ lỏng phù hợp để bé hợp tác trong việc nhai nuốt. Suốt 6 tháng trước khi ăn dặm, bé được uống sữa hoàn toàn nên đã quen với dạng đồ ăn lỏng.
Vì thế, khi chế biến mẹ chú ý làm đồ ăn dặm lỏng vừa phải, trộn các hỗn hợp thực phẩm đặc với sữa mẹ, sữa công thức để cho ra đồ ăn lỏng vừa cho bé dễ ăn. Sau đó, bé quen và nhai nuốt tốt thì mẹ cho bé ăn đặc dần.
Khởi đầu với 1 ngày 1 lần ăn dặm
Ban đầu, bé ăn dặm lúc 6 tháng chủ yếu làm quen với mùi vị, hình dạng, kích thước, kết cấu thực phẩm và các món ăn chứ không phải bé ăn dặm để no. Ăn dặm là ăn thêm và sữa vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng cho trẻ hoạt động. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn khi bé vui vẻ, hơi đói và sau khi đã bú sữa từ 1 tiếng trở lên.
Đảm bảo vẫn cho bé bú sữa mẹ khi ăn dặm
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sữa vẫn luôn là thực phẩm giàu dưỡng chất quan trọng nhất đối với trẻ lúc này. Vì thế, lượng calo bé cần vẫn được cung cấp từ sữa mẹ và sữa công thức. Đồ ăn dặm chỉ là thêm nhằm bổ sung những vi chất cần thiết mà sữa không có hoặc không cung cấp đủ mà thôi.
Ưu tiên thực phẩm hữu cơ
Nhằm tránh cho bé tiếp xúc phải những thực phẩm có hại, có chất bảo quản, chất bảo vệ thực vật thì tốt nhất mẹ nên đầu tư cho bé các loại thực phẩm hữu cơ. Theo đó, đó là nguồn thực phẩm sạch, nguyên chất, tốt cho sức khỏe.
Nếu có điều kiện mẹ nên dành thời gian tự trồng rau cho bé ăn để đảm bảo an toàn và độ tươi ngon cũng như tránh xa các chất như kháng sinh, hormone tăng trưởng nhân tạo và GMO trong rau củ mà người dân trồng sử dụng để tăng thêm lợi nhuận.
Tạo không khí vui vẻ cho con khi ăn
Mẹo cuối cùng giúp mẹ tập ăn dặm cho trẻ thành công chính là nên tạo không khí vui vẻ, ấm áp khi cho bé ăn. Điều này có tác dụng cải thiện mối quan hệ của bé và các loại thực phẩm giúp bé hào hứng với việc ăn uống hơn khi lớn lên.
Nếu ba mẹ cho bé ăn cùng gia đình để cảm nhận không khí vui vẻ sẽ giúp bé ăn dặm tốt hơn. Ngược lại, nếu quá trình ăn dặm không đúng cách có thể khiến bé bị thiếu vitamin, khoáng chất, chậm ăn, biếng ăn, suy dinh dưỡng thấp còi….và các bệnh nguy hiểm khác.
Một số thực phẩm cho bé mới bắt đầu tập ăn dặm
Bơ
Thành phần của quả bơ bao gồm chất béo không bão hòa vô cùng lành mạnh và tốt cho sự phát triển não bộ và trí thông minh ở trẻ ăn dặm. Đặc biệt, chất béo này tương tự như sữa mẹ nên bé rất dễ hấp thu. Tập cho bé ăn bơ ngay từ đầu sẽ giúp bé phát triển thông minh, khỏe mạnh và tăng cân đều, tiêu hóa tốt.
Mẹ có thể chế biến món bơ cho bé ăn dặm bằng cách bỏ vỏ, bỏ hạt rồi lấy phần thịt bơ ra nghiền nhuyễn rồi trộn cùng sữa mẹ cho bé ăn hoặc làm bánh cho bé cũng rất thơm ngon.
Chuối
Món ăn dặm tiếp theo phù hợp cho bé 6 tháng tuổi chính là chuối chín. Thành phần dưỡng chất trong chuối đa dạng và phong phú bao gồm: Kali, vitamin B6 và C, canxi và sắt….giúp ngăn ngừa khả năng thiếu máu, cung cấp dưỡng chất hình thành máu và não bộ, tăng sức đề kháng cho bé, hỗ trợ hệ xương và răng phát triển toàn diện.
Món ăn dặm thơm ngon từ chuối mà các mẹ hay làm là sinh tố chuối với sữa mẹ, sinh tố xoài và chuối, hoặc làm sinh tố chuối, đào trộn sữa chua nguyên kem cho bé ăn bữa phụ.
Việt quất
Khi mẹ tập ăn dặm cho trẻ không thể không cho bé ăn món việt quất vì tính lành mạnh và giàu dinh dưỡng của nó. Theo đó, việt quất có nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả. Ngoài ra, quả này còn chứa hợp chất flavonoid giúp tăng cường hỗ trợ sức khỏe cho mắt, não và cải thiện sức khỏe đường tiết niệu của bé rất hiệu quả.
Cách chế biến món ăn dặm từ việt quất mà bé yêu thích là xay nhuyễn sau đó trộn sữa chua hoặc làm bánh pudding cùng với sự béo ngậy của nước cốt dừa hấp dẫn.
Thịt gà
Thịt gà là thực phẩm giàu protein, giàu sắt giúp bé ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu máu phổ biến. Khi cho bé ăn thịt gà thường xuyên khi bắt đầu ăn dặm sẽ giúp bé hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, hình thành máu, vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác.
Cách chế biến thịt gà khi tập ăn dặm cho trẻ các mẹ nên xay nhuyễn để giúp bé ăn và hấp thụ dễ dàng hơn. Hoặc có thể nấu cháo thịt gà với các nguyên liệu khác bao gồm khoai tây, đậu xanh, đậu Hà Lan…cũng đủ dưỡng chất và thơm ngon.
Khoai lang
Thực phẩm ăn dặm cho bé ở giai đoạn đầu tiên lúc 6 tháng không thể bỏ qua món khoai lang. Bởi đây là thực phẩm lành mạnh có vị ngọt, dễ ăn, dễ tiêu hóa, dễ chế biến và chứa thành phần beta-carotene, vitamin C và khoáng chất, bao gồm cả sắt và đồng…cực tốt cho trẻ, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Các mẹ có thể hấp khoai chín rồi nghiền và trộn với sữa cho bé ăn, mẹ cũng có thể nấu khoai cùng với thịt gà xay nhuyễn cũng có món ăn dặm rất thơm ngon.
Bí đỏ
Ngoài khoai thì bí đỏ cũng là thực phẩm được ưu tiên sử dụng vì chứa beta-carotene, có tác dụng rất tốt cho mắt và cơ thể trẻ nhỏ .Ngoài ra, thành phần của bí đỏ còn chứa hàm lượng vitamin C cao cùng vị ngọt tự nhiên giúp bé ăn tốt hơn.
Các mẹ có thể chế biến bằng cách gọt vỏ, rửa sạch sau đó cắt miếng nhỏ rồi đem hấp chín, nghiền nhuyễn khi còn nóng và trộn với sữa mẹ, sữa công thức cho bé ăn.
Sữa chua
Dù bé bắt đầu ăn dặm bằng phương pháp nào thì cũng không thể bỏ qua được món sữa chua ăn dặm vào bữa phụ. Thành phần sữa chua giàu canxi và vitamin D, chính là dưỡng chất cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh, hỗ trợ bé tiêu hóa tốt nhờ lượng lợi khuẩn tự nhiên.
Bé từ 4 - 6 tháng đã có thể ăn sữa chua, mẹ nên tập ăn dặm cho trẻ bằng cách chọn sữa chua nguyên chất không đường và chọn loại có thành phần men vi sinh sống để điều hòa các vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa của bé giúp bé khỏe mạnh hơn. Mẹ nên chọn sữa chua nguyên kem cho trẻ sơ sinh vì lúc này bé cần calo từ chất béo.
Đu đủ
Thành phần của đu đủ chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể của bé. Đặc biệt, đu đủ giàu vitamin A tốt cho não và mắt bé. Vì thế, mẹ nên cho bé ăn dặm từ đu đủ từ khi bé 6 tháng.
Mẹ chế biến đu đủ bằng cách lấy phần thịt, bỏ vỏ, bỏ hạt rồi cắt nhỏ và nghiền nhuyễn. Sau đó mẹ trộn thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức cho loãng ra và cho bé ăn. Vị ngọt thanh mát và chứa nhiều nước khiến cấu trúc đu đủ chín rất mềm, dễ nhai, dễ nuốt phù hợp với bé bắt đầu ăn dặm.
Rau cải xanh
Loại thực phẩm cuối cùng mà mẹ nên cho bé ăn là rau cải xanh vì có thành phần giàu chất xơ, folate và canxi, thậm chí ăn rau này còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Hiệu quả.
Mẹ có thể chế biến cho bé ăn bằng cách rửa sạch, cắt nhỏ rồi hấp chín, xay nhuyễn hoặc để nguyên miếng với bé ăn kiểu Nhật hoặc ăn dặm tự chỉ huy đều được.
Xem thêm: 10+ món ăn dặm từ thịt bò: gợi ý từ các chuyên gia
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những bước cơ bản nhất khi tập ăn dặm cho trẻ hiệu quả. Ngoài các bước cho bé làm quen với ăn dặm, Monkey còn chia sẻ đến ba mẹ những thực phẩm thường cho bé ăn khi bắt đầu ăn dặm. Hy vọng thông tin này đã hỗ trợ ba mẹ có con nhỏ chuẩn bị hành trình ăn dặm thành công và thú vị.
What is Baby-Led Weaning? How to Help Your Infant Feed Themselves - truy cập ngày 28/7/2022
https://www.parents.com/baby/feeding/solid-foods/dos-and-donts-of-baby-led-weaning/