zalo
[Giải đáp cùng bé] Giáng sinh: nguồn gốc, ý nghĩa, biểu tượng
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp cùng bé] Giáng sinh: nguồn gốc, ý nghĩa, biểu tượng

Lê Hương
Lê Hương

28/11/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giáng Sinh ngày mấy? Lễ Giáng Sinh hay còn được biết là lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Noel, là ngày kỷ niệm Chúa Giê Su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo. Những người Cơ Đốc giáo tin rằng chúa Giê-su được sinh ra tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6. Cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa, biểu tượng của ngày Giáng Sinh nhé!

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh 

Giáng Sinh là ngày mấy? Ngày lễ Giáng Sinh là đêm 24 sáng ngày 25 tháng 12 hằng năm. Cùng Monkey tìm hiểu xem ngày lễ Giáng Sinh có nguồn gốc, ý nghĩa gì nhé!

Nguồn gốc ngày Giáng Sinh 

Một số nước phương Tây ăn mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12, một số nước lại tổ chức đêm tối ngày 24 tháng 12. Theo Công Giáo Roma, lễ Giáng Sinh chính thức là ngày 25 tháng 12 - lễ chính ngày, đêm 24 là lễ vọng. Người theo Chính Thống giáo Đông Phương sử dụng lịch Junius để quy định ngày này, vì thế, họ tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 7/1 theo lịch Gregory. 

Ý nghĩa ngày Giáng Sinh

Ngoài nghĩa theo đạo Thiên Chúa giáo, Giáng Sinh là ngày lễ gia đình có đặc quyền tụ tập quây quần bên nhau. Đây là ngày lễ chính thức để mọi người chia tay năm cũ và đón mừng năm mới. 

Ngày lễ Giáng Sinh không chỉ là ngày để chào đón Chúa ra đời mà còn là ngày gửi đến mọi người thông điệp hoà bình: Vinh danh thượng đế trên cao - bình an cho người dưới thế. Lễ Noel là lễ chia sẻ với những người cô đơn, bị bỏ rơi, già yếu, bệnh hoạn, … Vì thế, ý nghĩa cuối cùng của ngày này là sự yêu thương, là chia sẻ, là lan toả tình thương. 

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Biểu tượng của Giáng sinh

Dưới đây là những biểu tượng tiêu biểu của ngày lễ Giáng Sinh: 

Vòng lá mùa vọng 

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh, được đặt trên bàn hoặc treo ở cửa để mọi người trông thấy. Vòng lá tròn nói lên tính cách vĩnh hằng, tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Đồng thời màu xanh lá cũng mang ý nghĩa nói lên sự hi vọng Đấng Cứu Thế sẽ cứu con người. 

Thiệp chúc Giáng Sinh

Tấm thiệp mừng Giáng Sinh bắt nguồn từ năm 1843, khi ông Henry Cole- thương gia giàu có nước Anh, nhờ Horsley, hoạ sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Thế nhưng vào Noel, Horsley đã trình làng tấm thiệp đầu tiên, và nhanh chóng trở thành một mốt thịnh hành và là biểu tượng không thể thiếu trong Giáng Sinh. 

Biểu tượng của ngày lễ Giáng Sinh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Quà Giáng sinh 

Những món quà Giáng Sinh giống như cách thể hiện tình yêu thương và gửi gắm sự may mắn tới người thân yêu trong gia đình, bạn bè. Đối với một số người, món quà giáng sinh như là món quà mà chúa ban tặng. 

Khi chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời, ba vị vua phương Đông đã thể hiện và bày tỏ sự thành kính của mình bằng những món quà. Có thể, vì đó, những món quà cũng đã một phần trong ngày lễ Giáng Sinh. 

Hang đá, cỏ

Tại các giáo đường hiện nay đều có biểu tượng hang đá và máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài Đồng, tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, và tượng Ba Vua, thánh Giê - su trên mái có ánh sáng, chiếu từ ngôi sao hướng dẫn vua tìm đường đến với Chúa. Hang đá, cỏ là biểu tượng của Giáng Sinh, xuất phát từ nơi Chúa Giê-su được sinh ra. 

Cây thông Noel

Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Đức, ở thế kỷ 16. Đây là cây sống trong khí hậu khắc nghiệt, thế nhưng vẫn giữ được nét mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Cây thông Noel trở thành trung tâm của lễ hội, trở thành nơi mọi người trang trí, cùng nhau chuẩn bị lễ Giáng Sinh. Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

Bít tất

Trong truyền thuyết có tuyên truyền rằng có 3 cô gái ở tuổi lập gia đình, nhưng không có chàng trai nào theo đuổi vì gia cảnh nghèo. Đức giám mục chứng kiến điều này đã thấy thương xót vì thế ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô giá. Những đồng tiền này đã rơi xuống bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi và đã cho các cô cơ hội được nguyện ước.

Câu chuyện thần kỳ này đã được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn và chính vì thế, sau này trong dịp Giáng Sinh, nhà nhà, đặc biệt là trẻ em hy vọng nhận được quà qua bít tất, vì thế có tục treo bít tất ở lò sưởi ngày Tết là vậy. 

Những chiếc bít tất ngày Giáng Sinh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Quần áo đỏ 

Bộ quần áo đỏ là biểu tượng Noel cho nhân vật ông già Noel và ngày Giáng Sinh. Màu sắc đỏ trở thành biểu tượng cho ngày lễ Giáng Sinh, không chỉ riêng mình ông già Noel mà còn là màu sắc của tất cả mọi người ngày lễ chào đón năm mới và đón chào chúa Giê-su ra đời này. 

Cây tầm gửi 

Vào hai trăm năm trước khi chúa Giê-su ra đời, người ngoại đạo thường cùng cây tầm gửi để kỷ niệm ngày đông đến. Họ thường hái cây tầm gửi và dùng nó trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ đã luôn tin tưởng rằng loại cây này có khả năng chữa trị đặc biệt, đối với mọi loại bệnh tật. 

Có một phong tục đó là đứng hôn nhau dưới cây tầm gửi, xuất phát từ niềm tin yêu về sự hoà thuận, hoà bình. Ban đầu cây tầm gửi chỉ sử dụng trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Sau này nó đã trở thành biểu tượng trong ngày Giáng Sinh. 

Bài hát Giáng Sinh

Bài hát Giáng Sinh vừa đậm tính dân dã mộc mạc, vừa thể hiện được tâm hồn của người dân Mỹ, đã hướng tới một mùa tuyết rơi tốt lành. Hình ảnh ông già Noel và túi đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng đã trở thành bài hát Giáng Sinh rung động lòng người. Bài hát Giáng Sinh đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng và trở thành âm nhạc không thể thiếu trong dịp quan trọng này. 

Chuông thánh đường

Chuông thánh đường trong nền văn hoá Á Châu là báo hiệu về biến cố hoan hỉ, hay các sự kiện buồn não vừa đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh thì tục lệ này chuyển thành việc chào mừng Chúa cứu thế xuống trần. Tại Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm, báo hiệu Chúa ra đời. 

Chuông thánh đường - ý nghĩa của sự biết ơn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nến Giáng Sinh 

Cây nến Giáng Sinh có rất nhiều tiểu thuyết kề về, nhiều người đã cho rằng Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà ông đã sững sờ với vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên các cành cây thông nhỏ. 

Còn có một huyền thoại khác kể lại rằng có một bé trai đã đi lạc trong đêm Giáng Sinh và nhờ ánh đèn nến mà có thể tìm được lối về nhà. Ánh nến Giáng Sinh đã trở thành biểu tượng đặc biệt trong đêm Giáng Sinh bởi lẽ đó. 

Các hoạt động trong ngày Giáng Sinh

Trong dịp lễ Giáng Sinh đặc biệt, những người thân yêu trong gia đình thường sẽ cùng nhau trải qua các hoạt động trong ngày Giáng Sinh để gắn kết và thể hiện yêu thương. Dưới đây là những hoạt động chủ yếu trong dịp Giáng Sinh mà ba mẹ có thể cùng con thực hiện: 

Trang trí cây thông Noel 

Để tạo không khí Giáng Sinh, việc đầu tiên đó là trang trí không gian cho ngôi nhà, cho gia đình. Những cây thông Noel đủ kiểu dáng, màu sắc là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mùa Giáng Sinh. Việc trang trí cây thông Noel sẽ đem đến không khí Giáng Sinh, tạo không gian truyền thống, như linh hồn của ngày lễ Giáng Sinh. 

Tặng thiệp, quà Giáng Sinh

Đây là hoạt động thể hiện tình thương, thể hiện sự quan tâm của những người thân yêu với nhau trong dịp đặc biệt. Ba mẹ có thể cùng con làm những chiếc thiệp handmade xinh xắn cùng con để gửi tặng tới những người con yêu thương nhé!

Treo bít tất 

Treo bít tất là một cách ước mong để nhận được quà của ông già Noel trong đêm Giáng Sinh. Đây là hoạt động truyền thống đêm Giáng Sinh mà các bé rất yêu thích. Ba mẹ cùng con treo những chiếc Bít tất ở lò sưởi để tạo niềm tin cho con nhé!

Những hoạt động đêm Giáng Sinh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tổ chức tiệc Giáng Sinh 

Tổ chức tiệc Giáng Sinh là cách tạo không gian để gia đình, những người thân yêu quây quần trong dịp lễ quan trọng này. Tiệc Giáng Sinh là dịp để những người thân yêu có thể gặp gỡ cùng nhau nhìn lại năm cũ và chào đón năm mới hạnh phúc. 

Rước chúa tại Nhà thờ 

Giáng Sinh là ngày kỷ niệm tôn giáo, vì thế tại các nhà thờ sẽ có không khí Giáng Sinh đúng nghĩa. Đến các nhà thờ để cùng hoà vào không khí lễ hội, sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của ngày Giáng Sinh và ôn lại không gian kỷ niệm tái hiện khung cảnh đêm Giáng Sinh năm xưa. Không những thế không gian rước Chúa tại nhà thờ là khung cảnh vô cùng lộng lẫy. 

Xem thêm: [Tổng hợp] 30+ Lời chúc Giáng Sinh cho người yêu ngọt ngào nhẹ nhàng

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp ba mẹ cùng các con hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh. Chúc một mùa Giáng Sinh an lành! Mùa Giáng Sinh năm nay, ba mẹ có thể lựa chọn cho con món quà Giáng Sinh đặc biệt: Monkey trọn bộ - với các sản phẩm học Toán, học Tiếng Việt, học tiếng Anh bằng những phương pháp mới hiệu quả. Hãy đồng hành và yêu thương con, dù trong dịp lễ hay ngày thường ba mẹ nhé!

1. Christmas - truy cập ngày 27/11/2022

https://www.history.com/topics/christmas

2. The History of Christmas - Why do we Celebrate Christmas and why is Christmas on the 25th December? - truy cập ngày 27/11/2022

https://www.whychristmas.com/customs/25th 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!