zalo
Thứ tự vị trí mọc răng của bé và những điều mẹ cần biết
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Thứ tự vị trí mọc răng của bé và những điều mẹ cần biết

Lê Hương
Lê Hương

23/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thứ tự và vị trí mọc răng của bé ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, khả năng ăn uống và sự phát triển về lâu dài. Vì thế các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ để có thể chăm sóc con một cách phù hợp nhất. Để giúp cha mẹ có thêm kiến thức về vấn đề này, Monkey sẽ chia sẻ ngay những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây.

Khi nào bé bắt đầu mọc răng?

Thực tế thời điểm mọc răng của mỗi đứa trẻ sẽ có sự khác biệt và không đồng đều. Điều này phụ thuộc lớn vào cơ địa hoặc yếu tố di truyền, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng việc bé yêu của mình mọc răng chậm hơn so với những bạn cùng trang lứa khác. Dù vậy, trình tự mọc răng sữa của con sẽ cố định dù con mọc răng sớm hay muộn.

Ở giai đoạn sớm, trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng. Còn với những trường hợp muộn mẹ có thể phải chờ đến khi con 12 – 14 tháng. Những chiếc răng này được gọi là răng sữa hoặc răng chính và sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi con từ 6 – 12 tuổi.

Khi nào bé bắt đầu mọc răng? (Ảnh: sưu tầm internet)

Thứ tự vị trí mọc răng của bé

  • 4-7 tháng: răng cửa phía trước 

Giai đoạn này những chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ bắt đầu nhú ra. Vị trí mọc răng của bé sẽ là ở hàm dưới hay còn gọi là răng cửa trung tâm. Thậm chí ở một số trẻ từ khoảng 3 tháng mẹ đã bắt đầu thấy một số biểu hiện của việc mọc răng.

Trước khi mọc răng cửa, bạn sẽ thấy lợi của bé cứng lên rõ ràng và lợi sẽ chuyển màu từ đỏ sang trắng. Trẻ bắt đầu chảy dãi nhiều hơn và cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, có thể cắn gặm mọi thứ mà con cầm được.

  • 8-12 tháng: răng cửa trên cùng, răng cửa trung tâm 

Sau khi 2 răng cửa trung tâm dưới đã nhú, răng cửa trung tâm phía trên sẽ tiếp tục xuất hiện. Thông thường khi trẻ tròn 1 tuổi sẽ có ít nhất 4 chiếc răng.

  • 13-19 tháng: răng hàm 

Ở giai đoạn này đa phần trẻ đã chuyển sang ăn cơm, vì thế cần những chiếc răng cứng hơn để nghiền nhỏ thức ăn. Vì thế từ 13 – 19 tháng những chiếc răng hàm đầu tiên của con sẽ mọc và thường ở vị trí trên cùng của miệng.

  • 16-23 tháng: răng nanh 

Răng nanh nằm giữa răng cửa và răng hàm, chúng sẽ xuất hiện hoàn chỉnh khi trẻ được khoảng 22 tháng.

  • 23-33 tháng: đủ 20 răng chính đầu tiên 

Thời điểm này 2 chiếc răng hàm trên và 2 chiếc răng hàm dưới sẽ xuất hiện, kết thúc trình tự vị trí mọc răng của bé. Lúc này trẻ đã có đủ 20 chiếc răng và có thể ăn uống, vệ sinh răng miệng như người lớn.

  • 6-12 tuổi: mất răng 

Giai đoạn thay răng sữa, răng sữa sẽ rụng theo đúng trình tự mà chúng đã mọc. Răng cửa mọc đầu tiên trong độ tuổi 6 – 7, sau đó đến giai đoạn 7 – 8 tuổi những chiếc răng ở 2 bên răng cửa sẽ xuất hiện. Ở những trẻ mọc răng muộn thì giai đoạn thay răng sữa có thể diễn ra muộn hơn.

  • Sau 13 tuổi: răng vĩnh viễn 

Sau 13 tuổi trẻ đã có đủ 28 răng vĩnh viễn trưởng thành. Riêng răng khôn sẽ mọc sau cùng, 4 chiếc răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 21 hoặc có thể hơn. Khi răng của trẻ đã mọc đủ, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra và đánh giá về răng miệng một cách chính xác nhất.

Thứ tự và vị trí mọc răng của bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Lưu ý khi con mọc răng

Mọc răng là quá trình phát triển tất yếu của mỗi trẻ. Vì thế trong khi chăm sóc bé yêu ở giai đoạn này các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, sạch sẽ. Mẹ có thể đánh răng cho bé 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý lựa chọn loại kem đánh răng cho phù hợp với trẻ.

  • Xoa nhẹ nướu của con trong 2 phút để làm giảm sự khó chịu cho bé trong giai đoạn mọc răng. Trước khi thực hiện cần vệ sinh tay sạch sẽ.

  • Không nên cho con uống sữa trong khi ngủ. Điều này giúp hạn chế việc tổn thương men răng của trẻ hiệu quả.

  • Không cho con ăn đồ lạnh: Đồ lạnh khiến con dễ bị ê buốt và càng làm tăng thêm cảm giác khó chịu, vì thế các mẹ nên hạn chế cho con ăn.

Những lưu ý khi con mọc răng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Một số món ăn cho bé khi mọc răng

Như đã chia sẻ, trong quá trình mọc răng trẻ sẽ cảm thấy đau và khó chịu dẫn đến bỏ ăn, bỏ bú. Nếu không có thực đơn ăn uống phù hợp sẽ khiến trẻ biếng ăn kéo dài, sụt cân và đau ốm.

Giai đoạn này, mẹ nên ưu tiên chế biến cho bé những món ăn mềm và có nước như cháo, miến, mỳ để răng của bé không phải làm việc quá nhiều. Ưu tiên xay nhỏ thức ăn thay vì các món ăn cứng. Mẹ cũng có thể chia nhỏ các bữa ăn để nạp đủ dinh dưỡng cho con, tránh ép con ăn sẽ khiến con sợ hãi dẫn đến biếng ăn kéo dài.

Sau mỗi bữa ăn nên cho bé uống thêm một chút nước để làm sạch răng miệng và loại bỏ các cặn thức ăn còn bám lại trên răng. Cách làm này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bảo vệ men răng của con khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn cho con khi con mọc răng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: [Hỏi đáp chuyên gia] Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì?

Vị trí mọc răng của bé sẽ theo trình tự nhất định từ răng cửa, răng hàm, răng nanh và răng hàm cuối cùng. Thời điểm mọc răng của mỗi trẻ là khác nhau, vì thế các mẹ không cần lo lắng; hãy tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan để chăm sóc cho con yêu vượt qua giai đoạn này.

1. Stages of Teething in Babies and Children - truy cập ngày 22/10/2022

https://www.pediatricdentalspecialist.com/pediatric-dental-topics/stages-of-teething-in-babies-and-children/ 

2. Baby teething timeline - truy cập ngày 22/10/2022

https://www.babycenter.com/health/teething-and-tooth-care/baby-teething-timeline_10355502

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey