Mọc răng được biết là hiện tượng sinh lý rất bình thường ở trẻ. Thế nhưng khi vào giai đoạn này, trẻ lại gặp phải khá nhiều vấn đề và hệ luỵ nếu ba mẹ không biết cách chăm sóc. Vậy trẻ mọc răng có bị táo bón không và cách chăm sóc trẻ như thế nào, hãy cùng Monkey tìm hiểu ngay nhé!
Dấu hiệu bé mọc răng
Vào độ tháng thứ 4 trở đi, trẻ đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Tiếp theo đó bé sẽ mọc 2 răng cửa bên hàm trên và 2 răng hàm dưới. Tiếp theo đó là những chiếc răng còn lại cho tới khi bé được 3 tuổi.
Mọc răng là 1 giai đoạn sinh lý của trẻ và trẻ sẽ xuất hiện những ảnh hưởng, dấu hiệu đến sức khoẻ cũng những sinh hoạt bình thường hằng ngày. Một số dấu hiệu mọc răng thường gặp ở trẻ đó là:
-
Chảy nước dãi nhiều
-
Bé trở nên cáu kỉnh
-
Hay quấy khóc
-
Hay cắn hơn
-
Thích nhai
-
Nướu bị sưng đau và tấy đỏ
-
Bỏ bú, lười ăn
-
Sốt
-
Trằn trọc, khó ngủ
-
Bị tiêu chảy hoặc táo bón
Trẻ mọc răng có bị táo bón không? Nguyên nhân trẻ mọc răng bị táo bón?
Bước vào giai đoạn mọc răng, trẻ xuất hiện một số biểu hiện và vấn đề như: sốt, ho, tiêu chảy, táo bón, … Đã có rất nhiều ba mẹ thắc mắc vấn đề con mọc răng có bị táo bón không? Tham khảo câu trả lời từ chuyên gia, trẻ mọc răng có bị táo bón.
Trong quá trình mọc răng của trẻ, phần nướu bị sưng tấy, đỏ khiến trẻ có các biểu hiện thường gặp như sốt, đau. Điều này dẫn đến trẻ lười ăn uống. Do đó cơ thể bị mất nước và dẫn đến hiện tượng sốt, thiếu nước, thiếu chất.
Lúc này, bé đi ngoài có phân rắn, hiện tượng táo bón xuất hiện. Ba mẹ nên theo dõi con thường xuyên để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ kéo dài của con.
[Chuyên gia giải đáp] Răng hàm mọc khi nào: dấu hiệu và cách chăm sóc cho bé
[Giải đáp] Bé 10 tháng chưa mọc răng ba mẹ phải làm sao?
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có muộn không? Chuyên gia giải đáp chính xác
Bé bị táo bón mọc răng kéo dài ảnh hưởng như thế nào?
Táo bón do mọc răng được biết là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, nếu như trường hợp này kéo dài có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ nghiêm trọng. Dưới đây là những vấn đề ảnh hưởng kéo dài khi trẻ bị táo bón trong giai đoạn mọc răng:
-
Khiến bé hay cáu gắt, khóc: Một trong những ảnh hưởng lâu dài tới trẻ đó là vấn đề tâm lý. Mọc răng, nướu sưng đau sẽ gây cảm giác khó chịu với trẻ. Vì thế, bé sẽ có các biểu hiện quấy khóc, hay gắt gỏng, và xấu tính hơn.
-
Bị đau hậu môn: Táo bón khiến phân khô, vì thế, khi bị táo bón kéo dài, bé sẽ bị đau rát hậu môn.
-
Bé biếng ăn: Cơ thể khó chịu, hệ tiêu hoá có vấn đề sẽ khiến bé khó chịu trong người, dẫn đến biếng ăn. Tuy nhiên càng biếng ăn, lười hấp thụ dưỡng chất, cơ thể của bé sẽ càng thiếu nước và tình trạng táo bón có thể sẽ kéo dài hơn.
Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị táo bón do mọc răng?
Khi bé mọc răng bị táo bón mẹ cần phải nắm được những nguyên tắc chăm sóc con tốt nhất để giúp con giảm triệu chứng đau, khó chịu và giảm được triệu chứng nhanh chóng nhất. Dưới đây là những điều ba mẹ cần biết để có thể chăm sóc con tốt hơn.
Bổ sung nhiều nước cho con
Nước sẽ giúp phân của bé mềm hơn, dễ đẩy phân ra ngoài hơn. Các loại nước hoa quả còn cung cấp hàm lượng chất xơ, vitamin cho bé. Vì thế, mẹ nên lưu ý cho bé uống nước ép hoa quả thường xuyên, đặc biệt, ưu tiên các loại nước ép từ dứa, cam, ổi, táo, cà chua, cà rốt, …
Thay đổi thực đơn ăn uống cho con
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá của trẻ. Ba mẹ nên đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho con, bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, đảm bảo giúp con có thể hấp thụ dưỡng chất tốt, cải thiện được tình trạng sức khoẻ hệ tiêu hoá và giảm triệu chứng táo bón.
Luyện tập thói quen đi ngoài mỗi ngày cho con
Ba mẹ vẫn hay nghĩ rằng đi ngoài là hiện tượng tự nhiên, khi cơ thể có nhu cầu. Tuy nhiên, việc luyện tập thói quen đi ngoài mỗi ngày cho con là điều rất cần thiết. Theo các chuyên gia tiêu hoá đã khuyên, buổi sáng là thời điểm tốt nhất cho hệ tiêu hoá. Đi vệ sinh vào buổi sáng sẽ ngăn ngừa tình trạng táo bón, đầy hơi, ợ chua ở trẻ. Vì thế, ba mẹ nên luyện tập, hình thành thói quen này cho con.
Cho con thăm khám bác sĩ
Nếu như đã tự điều trị tại nhà nhưng tình trạng táo bón của con vẫn không cải thiện, ba mẹ nên cho con thăm khám bác sĩ để có những phương pháp điều trị kịp thời.
Ba mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con uống, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì có thể nó sẽ khiến tình trạng táo bón của con nặng hơn. Thậm chí có thể ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hoá và các cơ quan khác của cơ thể.
Gợi ý một số thực đơn cho bé mọc răng bị táo bón
Với các bé mọc răng táo bón, việc cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày là yếu tố rất quan trọng. Vậy đối với bé bị táo bón mọc răng, ba mẹ nên cho bé ăn những loại thực phẩm gì?
-
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá. Bổ sung thực phẩm giàu canxi sẽ tốt cho quá trình mọc răng ở trẻ.
-
Ưu tiên các món ăn mềm dễ nhai, xay nhuyễn nhỏ, nấu loãng. Tráng những món ăn cứng khiến bé khó nhai, làm đau răng và khó tiêu hoá.
-
Mẹ hạn chế cho con ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
-
Bổ sung các loại rau chứa nhiều canxi, tiêu biểu có thể kể đến là cần tây, đậu, bí đỏ, mè đen, cải xoăn, …
Gợi ý một số món ăn cho bé mọc răng táo bón
-
Súp khoai lang
-
Cháo cà rốt
-
Cháo rau ngót
Xem thêm: Bé mọc răng sụt cân: nguyên nhân, hậu quả và giải pháp
Trên đây là những chia sẻ giải đáp thắc mắc cho ba mẹ về vấn đề trẻ mọc răng có bị táo bón không và cách chăm sóc con tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích dành cho ba mẹ. Theo dõi thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ cùng Monkey ba mẹ nhé! Bên cạnh việc giúp con phát triển toàn diện về thể chất, ba mẹ cũng nên chú ý đến việc phát triển tư duy, kiến thức, ngôn ngữ cho con. Những ứng dụng học tập của Monkey như: Monkey Junior, Monkey Stories, VMonkey sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí tuệ tốt nhất.
1. How Long Does It Take For The Teeth To Grow? - truy cập ngày 13/10/2022
https://www.sterlingsmilesazle.com/how-long-does-it-take-for-the-teeth-to-grow/
2. How long is too long: Are you worried about your child’s adult teeth being delayed? - truy cập ngày 13/10/2022