zalo
Đánh giá sức khỏe qua chiều cao cân nặng bé gái 1 tháng tuổi và cách chăm sóc trẻ tốt nhất
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Đánh giá sức khỏe qua chiều cao cân nặng bé gái 1 tháng tuổi và cách chăm sóc trẻ tốt nhất

Phương Đặng
Phương Đặng

25/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chiều cao cân nặng bé gái 1 tháng tuổi là một trong số các yếu tố đánh giá sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Hiểu các chỉ số và cách đánh giá vừa giúp ba mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của con vừa thể hiện sự thận trọng, chuẩn xác trong quá trình chăm sóc bé của mình.

1. Chiều cao và cân nặng bé gái 1 tháng tuổi đúng chuẩn

Thông qua 2 chỉ số quan trọng, ba mẹ sẽ biết công chúa nhà mình sau sinh 1 tháng có đang phát triển tốt hay không.

1.1. Số đo chiều cao cân nặng của bé gái 1 tháng tuổi

Theo tiêu chuẩn của WHO, bé gái 1 tháng tuổi phát triển đạt chuẩn khi số cân nặng trung bình của bé là 4.2kg hoặc có thể chấp nhận được khi chỉ số nằm trong giới hạn từ 3.2 - 5.5kg. 

Tương đương với mức cân nặng này, ngoại hình của bé gái được đánh giá là chuẩn khi con đạt chiều dài trung bình là 53.7cm. Giới hạn chiều cao an toàn ở độ tuổi này của bé gái khoảng 49.8 - 57.6cm.

Lưu ý các chỉ số chiều cao và cân nặng trong giới hạn an toàn thuộc mức độ 2 (2SD), nếu bé vượt hoặc thấp hơn mức này ba mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để được kiểm tra tổng thể và có giải pháp kịp thời. 

BÉ GÁI

Tháng

Thiếu chuẩn cấp 3

Thiếu chuẩn cấp 2

Thiếu chuẩn cấp 1

Trung bình chuẩn

Vượt chuẩn cấp 1

Vượt chuẩn cấp 2

Vượt chuẩn cấp 3

0

44.2

46.1

48

49.9

51.8

53.7

55.6

1

48.9

50.8

52.8

54.7

56.7

58.6

60.6

2

52.4

54.4

56.4

58.4

60.4

62.4

64.4

3

55.3

57.3

59.4

61.4

63.5

65.5

67.6

4

57.6

59.7

61.8

63.9

66

68

70.1

5

59.6

61.7

63.8

65.9

68

70.1

72.2

6

61.2

63.3

65.5

67.6

69.8

71.9

74

7

62.7

64.8

67

69.2

71.3

73.5

75.7

8

64

66.2

68.4

70.6

72.8

75

77.2

9

65.2

67.5

69.7

72

74.2

76.5

78.7

10

66.4

68.7

71

73.3

75.6

77.9

80.1

11

67.6

69.9

72.2

74.5

76.9

79.2

81.5

12

68.6

71

73.4

75.7

78.1

80.5

82.9

Bảng chiều cao cân nặng bé gái theo WHO. (Nguồn: https://www.who.int/)

1.2. Các số đo phát triển thể chất khác của bé gái

Để đánh giá tổng quan sức khỏe của bé gái, ba mẹ cần theo dõi thêm các số đo phát triển thể chất như vòng đầu, vòng ngực và thóp của trẻ. Đối với bé gái 1 tháng, các số đo này lần lượt là 34cm, 32cm và 2cm hoặc xấp xỉ các con số này là phát triển bình thường.

Chỉ số phát triển thể chất giúp ba mẹ đánh giá đúng sức khỏe bé gái. (Ảnh: Sưu tầm internet)

1.3. Ý nghĩa và cách đánh giá sức khỏe của bé gái qua số đo phát triển thể chất

Thông qua các số đo phát triển thể chất gồm chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu, ngực và thóp, ba mẹ có thể xác định bé gái có phát triển tốt sau sinh hay không. Nếu bé thuộc phạm vi an toàn tức là bé đang tăng trưởng tốt. 

Ngoài ra, các chỉ số trên còn cho biết tình trạng sức khỏe của bé gái khi kết hợp với khả năng ăn uống, chất lượng giấc ngủ và các hoạt động của con. Cụ thể, nếu các chỉ số đạt chuẩn, bé ăn ngon, ngủ ngoan và chỉ khóc khi đói, khi muốn thay tã, v.v… thì con đang khỏe mạnh. Ngược lại, nếu bé thường xuyên quấy khóc và ngủ không sâu giấc, hay ăn vặt thì ba mẹ nên chú ý.

Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh tăng cân chậm tháng đầu? Giải pháp nào cải thiện hiệu quả nhất?

2. Sự phát triển của bé gái sơ sinh trong tháng đầu tiên

So với bé trai, cân nặng và chiều cao của bé gái có phần thấp hơn do khác nhau về sự phát triển hệ cơ, xương khớp. Bên cạnh đó cũng có một số điểm khác biệt cũng như tương đồng về các kỹ năng, nhận thức, giao tiếp tình cảm, v.v…

2.1. Về kỹ năng - nhận thức

Khi mới chào đời, bé gái chưa thực sự hình thành một kỹ năng cụ thể. Lúc này, bé chỉ có một số phản xạ tự nhiên như: 

  • Phản xạ nuốt, bú

  • Phản xạ robinson: một số bé có thể nắm tay lại khi người lớn đưa một vật vào tay bé. 

  • Phản xạ vòi: Khi chạm tay vào má hay một vị trí gần miệng ở bên nào thì môi bé sẽ hướng về bên đó để ngậm bú.

  • Phản xạ moro: khi có tiếng động mạnh gần nơi bé nằm bé có thể giật mình giơ 2 tay lên cao hoặc ôm choàng vào thân.

2.2. Giao tiếp, tình cảm

Đa số các bé 1 tháng tuổi đều chưa phản ứng lại với tiếng gọi hay những hành động gây chú ý của người lớn. Ngôn ngữ giao tiếp duy nhất của bé trong giai đoạn này là tiếng khóc. Mọi sự khó chịu hay vui vẻ, thể hiện nhu cầu tất cả đều bộc lộ qua tiếng khóc với âm độ và cường độ khác nhau. Nếu chú ý, ba mẹ sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa các tiếng khóc này cùng một số hành động như mút tay, xoa đầu, gãi tai, dụi mắt, v.v… để biết được mong muốn của con.

Khi bé có biểu hiện mút tay kèm tiếng khóc nhỏ là bé buồn ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

2.3. Các giác quan

1 tháng sau sinh, 5 giác quan của trẻ đã bắt đầu phát triển và hoạt động. Lúc này, bé đã có thể nghe thấy nhiều loại âm thanh khác nhau, bé thích vị ngọt và nhận biết được mùi vị sữa mẹ, trẻ cảm thấy đau khi tiêm và có thể nhìn theo luồng ánh sáng không di động.

3. Cách chăm sóc bé gái sơ sinh 1 tháng tuổi

Như đã đề cập ở trên, tiếng khóc chính là ngôn ngữ giao tiếp tốt nhất giữa ba mẹ và bé. Vì thế, để chăm sóc cũng như đáp ứng tốt nhu cầu, bạn hãy quan tâm đến tiếng khóc của con nhiều hơn thay vì khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cần nắm được chế độ ăn, lịch sinh hoạt, v.v… để nuôi dạy bé dễ dàng hơn.

3.1. Dinh dưỡng và cách cho bé bú

Dinh dưỡng khởi đầu quan trọng nhất của bé gái 1 tháng tuổi là sữa mẹ. Ngay khi chào đời, mẹ hãy cho con bú càng sớm càng tốt. Bằng cách này, con sẽ được tiếp nhận toàn bộ lượng sữa non đầu tiên cũng là phần sữa chứa nhiều kháng thể nhất giúp bé khỏe mạnh, phát triển tốt. Mặt khác, khi cho bé bú sớm, bầu vú mẹ sẽ được kích thích và sản xuất được những dòng sữa chất lượng cho con yêu.

Trung bình trẻ bú khoảng 8 - 12 lần/ngày, cách 2 - 3h/cữ nếu bé bú mẹ hoàn toàn. Nếu bé dùng sữa ngoài, mẹ nên cho bé bú từ 6 - 8 lần/ngày do sữa công thức tiêu hóa chậm hơn sữa mẹ.

Cho bé bú đủ và đúng cách giúp bé ngoan và tăng trưởng tốt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

3.2. Lịch sinh hoạt và thời gian ngủ

Trong 1 tháng đầu, đa số thời gian từ 16h - 18h/ngày bé sẽ ngủ, con chỉ thức khi đói và muốn thay tã. Bởi vậy, ba mẹ cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ của con qua một số yếu tố: không gian, nôi hoặc giường ngủ, quần áo, thay tã và cho con ăn đủ no trước khi ngủ. Hầu hết các bé giai đoạn này vẫn có nhu cầu ăn đêm nên ba mẹ cần đáp ứng và không nên bỏ bữa.

3.3. Vận động

Từ 1 tháng tuổi trở lên, bé gái bắt đầu phát triển vận động với các động tác như ngóc đầu, vặn mình, lật, lẫy, v.v… Khi con đã thành thạo và cơ thể con đủ cứng cáp, ba mẹ nên khuyến khích con hoạt động bằng cách hỗ trợ khi bé cần di chuyển người. Thời gian rảnh rỗi nên massage kết hợp trò chuyện giúp con thoải mái và khỏe mạnh hơn.

3.4. Bế bé đúng cách

Hệ thống cơ xương của trẻ 1 tháng tuổi chưa hoàn thiện nên ba mẹ cần bế bé đúng cách để đảm bảo an toàn cũng như phòng ngừa một số bệnh về cột sống. Theo đó, khi bế bé cần dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ mông và ôm bé. Khi đặt bé lên giường, hãy đặt thân bé xuống trước, sau đó nhẹ nhàng đặt đầu cổ và nên dùng khăn xô, gối chống lõm đầu thay vì các loại gối cao.

3.5. Vệ sinh rốn - Tắm rửa

So với bé trai, việc vệ sinh cho bé gái phức tạp hơn do cấu tạo bộ phận sinh dục khác nhau và khả năng viêm nhiễm, lây bẩn cũng cao hơn. Bởi vậy, trước khi vệ sinh cho bé gái mẹ cần chuẩn bị đủ nước ấm, bông gòn, khăn xô và tã sạch. Tiếp đó tiến hành làm sạch theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài theo trình tự các bộ phận bụng, lưng, mông, đùi, vùng kín. 

4. Bé gái 1 tháng tuổi cần tiêm những mũi gì?

So về sức đề kháng, bé gái thường yếu hơn một chút so với bé trai. Tuy nhiên, dù là giới tính nào thì trẻ đều phải được tiêm đủ các mũi vacxin cần thiết theo từng giai đoạn. Việc đảm bảo số lượng mũi tiêm sẽ giúp bé gái khỏe mạnh và phát triển tốt. 

Tiêm vacxin đầy đủ giúp bé gái sơ sinh phòng ngừa bệnh hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số mũi tiêm cần thiết được tiêm ngay sau sinh và có thể được tiêm tại bệnh viện gồm:

  • Mũi tiêm viêm gan B ngay sau sinh trong vòng 12h nhằm ngăn chặn phát triển các bệnh về gan, trong đó có viêm gan B.

  • Vacxin lao được tiêm trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi chào đời có tác dụng phòng ngừa bệnh lao và 1 số bệnh hô hấp.

  • Từ 2 - 6 tháng tuổi, trẻ sẽ tiến hành tiêm các vacxin như bạch hầu, ho gà, uốn ván, uống rota, v.v… để phòng ngừa bệnh tật và tăng trưởng khỏe mạnh.

 

Trên đây là thông tin về chiều cao cân nặng bé gái 1 tháng tuổi cũng như sự phát triển và cách chăm sóc bé gái sơ sinh được Monkey tổng hợp ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Hi vọng bài viết này hữu ích và giúp ba mẹ nhẹ nhàng hơn trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy con.

 

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!