Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ từ 4 - 6 tháng nên bắt đầu làm quen với những loại thực phẩm an toàn ngoài sữa. Theo đó, bánh ăn dặm 4 tháng được xem như một món ăn quan trọng vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết vừa cải thiện kỹ năng nhai nuốt ở trẻ. Cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn về bánh ăn dặm cho bé nhé!
Có nên cho trẻ dùng bánh ăn dặm 4 tháng tuổi?
Để trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ 4 tháng ăn bánh ăn dặm của nhiều ba mẹ có con nhỏ, bác sĩ dinh dưỡng khẳng định không nên. Mặc dù ba mẹ nhận thấy bé có một số dấu hiệu muốn ăn nhưng đây chưa hẳn là độ tuổi phù hợp nhất để ăn dặm.
Nguyên nhân vì nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của bé. Ví dụ, bé sẽ cảm thấy no và giảm lượng sữa khiến cho sữa mẹ tiết ra quá ít và dần mất sữa, bé bị thiếu sắt do bú lượng sữa không đủ, bé sẽ bị thừa cân béo phì, bị thừa năng lượng do ăn thực phẩm ngoài sữa quá sớm….Bởi vậy, khi ba mẹ muốn tìm hiểu về bánh ăn dặm 4 tháng thì cần hiểu được khi nào bé có đủ điều kiện để ăn dặm.
Mặc dù bánh ăn dặm rất tốt cho sự phát triển của bé nhưng nếu dùng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không đáng có.
Khi nào bé nên bắt đầu ăn dặm?
Thời điểm lý tưởng nhất để các mẹ bắt đầu chế biến đồ ăn dặm cho bé ăn thử là từ 6 tháng tuổi trở lên. Đây là lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa Nhi dành cho các bà mẹ có con nhỏ ở độ tuổi này.
Nguyên nhân vì đây là thời điểm hệ tiêu hoá bé bắt đầu hoàn thiện và phù hợp với việc làm quen với các thực phẩm ngoài sữa. Trước đó, chuyên gia khuyên các mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sau sinh để bé có hệ miễn dịch tự nhiên chống lại các bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ.
Lúc này, đường ruột của bé cũng đã được bổ sung đủ lượng lợi khuẩn để có thể đủ khỏe làm quen với các món ăn thô hơn, cứng hơn, hệ nhai nuốt cũng đang bắt đầu hình thành và phát triển. Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu có răng sẽ thích hợp để cho bé làm quen với các món ăn khác nhau.
Chưa kể, đây cũng được xem là thời điểm phù hợp để làm quen với đồ ăn ngoài sữa. Bé đã có dấu hiệu học nhai nuốt nên việc ăn đồ ăn thô chế biến theo các phong cách khác nhau, bánh ăn dặm 4 tháng hoàn toàn phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Nếu cho bé ăn ở giai đoạn này, bé sẽ ít bị các vấn đề như nghẹn, hóc hay nôn trớ hơn so với các bé mới 4 tháng tuổi.
Ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi cho con tập ăn dặm
Sau khi ba mẹ đã biết được khi nào thì nên cho bé làm quen với món ăn dặm thì cần chuẩn bị tâm lý và những đồ dùng cần thiết cho quá trình ăn dặm của trẻ từ 6 tháng tuổi. Cụ thể như sau:
Ghế ăn dặm
Vật dụng bắt buộc cần phải có trong quá trình cho bé làm quen với việc ăn uống thực phẩm ngoài sữa chính là ghế ăn dặm. Đây là dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho mẹ và người chăm sóc giúp bé ăn uống độc lập, sạch sẽ và hiệu quả hơn. Bất kỳ một phong cách ăn dặm nào cũng cần có một chiếc ghế ăn dặm phù hợp.
Ghế ăn dặm trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại với nhiều hình thức, kích cỡ, chất liệu và giá cả khác nhau. Theo đó, ba mẹ có thể lựa chọn ghế ăn dặm theo chức năng như ăn, chơi, ngồi học, có bánh xe hay không?...
Bát và thìa ăn dặm
Thứ tiếp theo khi ba mẹ cần chuẩn bị cho bé khi ăn dặm chính là bát và thìa ăn dặm an toàn cho bé. Đây là đồ dùng quan trọng để bé có thể tự ăn một cách độc lập vừa phát triển kỹ năng cầm nắm, xúc mà vừa giúp ba mẹ đỡ vất vả hơn khi cho con ăn.
Bát và thìa ăn dặm thường được làm từ chất liệu an toàn, chống nóng, chống vỡ như nhựa cao cấp, inox, silicon…với màu sắc và thiết kế phù hợp. Tùy vào sở thích của con để lựa chọn thìa và bát sao cho phù hợp. Đa số các bé sẽ thích sử dụng bát thìa có màu sắc dễ thương, ngộ nghĩnh, thìa báo nóng, dĩa ăn dặm…vv.
Nồi nấu đồ ăn dặm
Khác với bánh ăn dặm 4 tháng tiện dụng, có sẵn, đồ ăn dặm của bé từ 6 tháng tuổi cần phải nấu khá kỹ lưỡng và cầu kỳ. Bé chỉ ăn một lượng rất nhỏ nhưng lại yêu cầu sự tỉ mỉ, sạch sẽ và độ chín mềm gấp nhiều lần so với người lớn.
Bởi vậy, những nồi nấu đồ ăn thông thường không thể sử dụng nấu đồ ăn dặm cho bé được. Ba mẹ cần đầu tư thời gian và tiền bạc để chọn cho bé những loại nồi ăn dặm có nhiều chức năng như nồi nấu chậm.
Máy xay và dụng cụ rây, nghiền thức ăn
Ba mẹ cần chuẩn bị máy xay sinh tố, dụng cụ dây, nghiền thức ăn cho bé 6 tháng tuổi. Bởi vì đối với trẻ bắt đầu ăn dặm thì khả năng nhai và nuốt mới chỉ là làm quen. Bé cần ăn thức ăn có độ nhuyễn cao, độ thô thấp để nuốt tốt, tránh bị nghẹn hay hóc.
Bới thế, gần như món ăn dặm của bé đều cần dùng máy xay nghiền nhỏ trước hoặc sau khi nấu tùy món. Hơn nữa, sau khi nghiền, ba mẹ cần chú ý dùng rây để lọc cặn giúp cho món ăn dặm của bé vừa ngon miệng lại an toàn.
Hộp đựng đồ ăn dặm
Ngoài bánh ăn dặm 4 tháng thì ba mẹ cũng cần chuẩn bị hộp đựng đồ ăn dặm cho bé. Đồ dùng này vừa tiện lợi lại tiết kiệm tối đa thời gian chuẩn bị đồ ăn mỗi ngày cho con.
Bé 6 tháng vẫn bú sữa mẹ nhiều nên bé chỉ mới làm quen với thức ăn ngoài sữa vì thế lượng ăn rất ít. Bởi vậy, để chế biến cầu kỳ một lượng thực phẩm quá ít sẽ gây mất thời gian và công sức lẫn tiền bạc. Bởi vậy, chỉ cần nấu 1 lần, ba mẹ cho vào hộp đựng đồ ăn dặm cất trong ngăn đông và chỉ cần lấy ra dùng cho những lần sau vừa tiện dụng lại nhanh chóng. Nước dashi cho bé, các món nghiền, cháo ăn dặm, bánh ăn dặm, sữa chua ăn dặm …
Tìm hiểu trước thực đơn ăn dặm
Điều cuối cùng ba mẹ cần biết trước khi bắt đầu dùng các thực phẩm ăn dặm cho bé như bánh ăn dặm 4 tháng chính là cần tìm hiểu thực đơn ăn dặm phù hợp cho bé. Tùy phương pháp ăn dặm để lên thực đơn sao cho phù hợp. Trong đó, các loại bánh ăn dặm sẽ được dùng như 1 bữa phụ giữa hai bữa ăn chính của bé.
Hiện nay, có những thực đơn ăn dặm phổ biến như: Thực đơn cho bé ăn dặm truyền thống, thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật, thực đơn cho bé ăn dặm chỉ huy…để ba mẹ tham khảo và áp dụng cho bé.
Lưu ý về ăn dặm giúp bé cao khoẻ
Để quá trình ăn dặm của bé suôn sẻ, thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì tốt nhất ba mẹ nên áp dụng đầy đủ các lưu ý quan trọng dưới đây giúp bé cao khỏe sau khi ăn dặm.
Không cho con ăn dặm sớm trước 6 tháng
Điều lưu ý đầu tiên để quá trình ăn dặm của trẻ được thuận lợi và an toàn chính là ba mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Trước độ tuổi này, bé chưa đủ khả năng nhai nuốt cũng như tiêu hóa được các thực phẩm ngoài sữa.
Ăn dặm quá sớm khiến bé gặp nhiều vấn đề về hấp thu, thiếu sắt từ sữa mẹ, mẹ bị mất sữa, lượng sữa không đủ để bé hoạt động, bé bị suy dinh dưỡng thấp còi, trí tuệ bị hạn chế…kể cả dùng bánh ăn dặm 4 tháng cho bé dưới 6 tháng tuổi cũng là điều không nên.
Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Bên cạnh việc không cho bé ăn dặm quá sớm thì mẹ cũng nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để bé hình thành hệ miễn dịch tự nhiên, phát triển sức đề kháng từ sữa mẹ.
Nếu mẹ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ có lượng sữa đủ về chất lượng và số lượng để bé phát triển cao lớn và thông minh sau này. Thời điểm này, bé chỉ cần bú sữa mẹ là có thể đủ chất để hoạt động và phát triển thể chất trí tuệ. Không cần cho bé ăn dặm từ thực phẩm bên ngoài.
Mẹ nên chọn thực phẩm loãng, dễ tiêu
Khi bé ăn dặm thì tốt nhất ba mẹ cần chọn thực phẩm loãng, dễ tiêu tương tự như sữa mẹ càng tốt. Những thực phẩm đó vừa tốt cho bé, vừa giúp bé hấp thu hiệu quả lại giúp con tiêu hóa tối đa.
Khả năng nhai của con chưa hoàn thiện nên bé chưa nhai được thức ăn thô và cứng. Đồ ăn loãng sẽ phù hợp nhất cho giai đoạn bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể bổ sung thêm bánh ăn dặm 4 tháng vì đây là loại thực phẩm an toàn, mềm và kích thích bé nhai tốt hơn, cầm nắm hoàn chỉnh hơn.
Cho bé ăn đa dạng thực phẩm
Lưu ý tiếp theo để các bé ăn dặm không bị ngán lại đủ chất chính là việc đa dạng thực phẩm cho bữa ăn của con. Bé càng được ăn đủ các thực phẩm bao gồm các nhóm dưỡng chất cần thiết càng đảm bảo bé được cung cấp đủ các chất để phát triển.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm các chất khác nhau từ thực phẩm giúp bé làm quen với thức ăn qua mùi vị, hình dáng, màu sắc tốt hơn giúp con tò mò về bữa ăn nhiều hơn. Điều này kích thích con ăn ngon miệng và phát triển thêm các giác quan bao gồm: Vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác, xúc giác một cách đồng đều.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con
Ba mẹ cho con ăn cần đảm bảo cho bé những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để bé lớn lên khỏe mạnh cùng những bữa ăn dặm hàng ngày, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.
Hơn nữa, khi chọn thực phẩm an toàn như bánh ăn dặm 4 tháng cho bé phù hợp còn giúp bé thích thú với việc ăn dặm. Bé tăng cân đều và khỏe mạnh hơn khi ăn dặm.
Không nêm gia vị vào thức ăn của con
Ba mẹ cũng nên nhớ trẻ bắt đầu ăn dặm chỉ cần nếm vị của thực phẩm tự nhiên là đủ. Không nên nêm gia vị nào cho thức ăn của bé. Bởi vì nếu dùng quá liều lượng và sai cách có thể gây bệnh cho con sau này.
Đặc biệt, gia vị cần tránh tối đa là đường và muối, bột ngọt. Ăn đường sớm làm cho bé dễ bị tiểu đường, sâu răng, ăn muối sớm khiến bé dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, bệnh thận… còn nếu ăn bột ngọt thì có thể gây ức chế thần kinh, co giật hay suy giảm trí tuệ.
Xem thêm: [Góc giải đáp] Có nên dùng gia vị ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin đầy đủ và chính xác nhất về việc dùng bánh ăn dặm 4 tháng cho bé sao cho hiệu quả và đảm bảo. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ biết cách sử dụng bánh ăn dặm phù hợp. Đồng thời xác định đúng thời điểm, đồ dùng, lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm.
Smash Cake Recipes for Baby’s First Birthday - truy cập ngày 26/6/2022
https://solidstarts.com/smash-cake-recipes-for-babys-first-birthday/
How to Wean Your Baby: The step-by-step plan to help your baby love their broccoli as much as their cake Hardcover – 29 April 2021 - truy cập ngày 26/6/2022
https://www.amazon.co.uk/Veg-Led-Weaning-Creating-Little-Foodies/dp/1785043242