zalo
[Giải đáp từ chuyên gia] Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo ngại?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp từ chuyên gia] Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo ngại?

Lê Hương
Lê Hương

28/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo ngại không là thắc mắc chung của các bậc cha mẹ khi có con gặp phải tình trạng này. Vậy 8 tháng chưa mọc răng có phải muộn? Cùng Monkey giải đáp trong bài viết sau nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo ngại? 

Đối với tất cả trẻ nhỏ, 20 thân răng sữa sẽ được hình thành và nằm trong khung xương hàm. Sau một khoảng thời gian nhất định, răng sữa sẽ bắt đầu mọc ra hết khỏi xương hàm và nướu của trẻ, điều này cần thời gian khoảng 2,5 - 3 năm để hoàn thiện.

Quá trình mọc răng sữa của trẻ thường theo một trình tự nhất định như sau:

  • Từ 6 - 9 tháng: Mọc 4 răng cửa giữa. Chiếc răng đầu tiên mọc sẽ gây khó chịu cho bé như quấy khóc, sốt nhẹ, một vài trẻ 8 tháng đi tướt mọc răng. 

  • Từ 7 - 10 tháng: Trẻ mọc 2 răng cửa bên.

  • Từ 12 - 14 tháng: 4 răng hàm sữa sẽ bắt đầu xuất hiện. Lúc này, mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng của trẻ để phòng ngừa bệnh lý về răng miệng như tưa lưỡi, viêm lợi,...

  • Từ 16 - 18 tháng: Trẻ mọc 4 răng nanh sữa. 2 răng nanh sữa hàm trên sẽ xuất hiện trước, 2 răng nanh hàm dưới thì xuất hiện sau.

  • Từ 20 - 30 tháng: Trẻ mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng. 

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo ngại? (Ảnh: sưu tầm internet)

Theo các chuyên gia, muỗi trẻ sẽ có riêng một quy trình mọc răng, do đó mà bé 8 tháng mọc mấy răng hay trẻ 8 tháng chưa mọc răng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi một số bé sẽ mọc 2 răng cửa đầu tiên sớm khi mới 4 -5 tháng tuổi, còn một số bé mọc 2 chiếc răng này muộn hơn ở tháng thứ 9 - 10. Do đó, trẻ 8 tháng chưa mọc răng là điều không đáng lo ngại, ba mẹ không nên lo lắng quá mức.

Nguyên nhân bé 8 tháng chưa mọc răng?

Khi bé hơn 8 tháng chưa mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt thì mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp trẻ em 8 tháng tuổi chưa mọc răng kèm các dấu hiệu như: Nhẹ cân, lười ăn, chiều cao không tăng, tăng ít… thì ba mẹ cần phải đưa bé đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân.  

Một số nguyên nhân khiến bé 8 tháng chưa mọc răng đó là:

Di truyền từ gia đình

Nếu ba mẹ hoặc người thân 2 bên gia đình có tiền sử chậm mọc răng thì con sinh ra rất dễ bị di truyền về vấn đề này. Do đó, khi bé 8 tháng tuổi chưa mọc răng thì ba mẹ không cần phải lo ngại, vì con chỉ mọc răng muộn hơn so với thông thường 1 thời gian mà thôi. 

Bé đẻ thiếu tháng 

Trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng cũng có thể là do sinh non, nhưng thứ tự mọc răng vẫn sẽ xuất hiện theo trình tự thông thường. Lưu ý, vào thời điểm bé tròn 1 tuổi, ba mẹ nên đưa con đến nha sĩ để đánh giá tình trạng cũng như tiến độ phát triển răng của trẻ sinh non như thế nào.

Chế độ ăn thiếu chất 

Bé 8 tháng tuổi chưa mọc răng cũng có thể do không được cung cấp đủ sữa hoặc chế độ ăn dặm không phù hợp. 

Sữa mẹ chứa nguồn canxi dồi dào, rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của hệ xương răng, tăng cường miễn dịch ở trẻ nhỏ. Còn sữa bột có chứa các dưỡng chất như: Canxi, phốt pho, vitamin giúp xương, mô phát triển, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện. 

Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt, còi xương, suy dinh dưỡng và suy giảm đề kháng. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này nên bắt đầu phòng ngừa từ giai đoạn bào thai bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi.

Sau khi sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, vì vậy mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm, bổ sung vitamin tổng hợp để cung cấp cho trẻ nguồn sữa mẹ giàu dưỡng chất.

Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ cần phải đảm bảo 4 nhóm chất đó là tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ba mẹ cần thay đổi thực đơn đa dạng để kích thích trẻ ăn.

Xem thêm: [Giải đáp] Bé 10 tháng chưa mọc răng ba mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân bé 8 tháng chưa mọc răng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Do bé ăn dặm muộn, không kích thích phản xạ nhai nuốt sớm 

Một em bé 8 tháng chưa mọc răng cũng có thể là do phản xạ nhai nuốt kém do ăn dặm muộn và không đúng phương pháp. Phản xạ nhai nuốt của trẻ thường có từ lúc 6-7 tháng tuổi, thời điểm này răng của trẻ chưa mọc hoặc chỉ lác đác vài chiếc, do đó lợi chính là bộ phận để trẻ tập nhai nuốt. 

Nhiều người có thói quen cho con ăn bột, cháo xay đến khi bé mọc đủ răng mới cho tập nhai và ăn thô. Do đó mà ở giai đoạn muộn, phản xạ nhai của bé đã giảm, phản xạ ọe cũng đã bị đẩy lùi về phía cuống lưỡi nên nguy cơ hóc của bé tăng cao hơn, tình trạng chậm mọc răng cũng sẽ xảy ra.

Suy dinh dưỡng, thiếu canxi và vitamin D

Trẻ 8 tháng mọc răng chậm có thể là do thiếu hụt canxi và vitamin D. Đây là các khoáng chất quan trọng để kích thích răng bé phát triển. Vì vậy, khi bé 8 tháng chậm mọc răng, mẹ nên bổ sung vitamin D và canxi để cung cấp cho sự phát triển của bé.

Bé 8 tháng chưa mọc răng mẹ nên làm gì?

Trong trường hợp bé 8 tháng mọc răng chậm, mẹ có thể thực hiện theo các cách sau đây để giúp con phát triển đúng chuẩn:

Cải thiện lại chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng của con như sau:

  • Tăng khẩu phần ăn với chế độ dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ cho bé. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo, protein và chế phẩm từ sữa… cho con.

  • Bổ sung các loại hoa quả tươi như cam, táo… vào thực đơn hằng ngày của trẻ. Mẹ có thể hấp chín hoặc ép lấy nước cho trẻ uống.

  • Với trẻ 8 tháng tuổi, mẹ hãy tăng cường 500 - 800ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Lưu ý, không được dùng nước bột, nước rau củ hay nước khoáng để pha sữa cho con, vì cách này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi và làm biến đổi chất dinh dưỡng có trong sữa.

Ba mẹ nên làm gì khi bé 8 tháng chưa mọc răng? (Ảnh: sưu tầm internet)

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên để trẻ ngủ đủ giấc, khuyến khích con vận động để kích thích trẻ ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng và thấp còi. 

Bổ sung thêm canxi và vitamin D

Theo đó Canxi và vitamin D là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành hệ xương và răng. Do đó mà trẻ đang trong độ tuổi mọc răng cần được bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ.

Canxi có nhiều trong sữa, vì vậy mà mẹ nên cho trẻ uống nhiều sữa và bổ sung các chế phẩm từ sữa như: váng sữa, phô mai, sữa chua. Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của trẻ bao gồm: hải sản, cá, đậu tương, rau màu xanh đậm....

Vitamin D có công dụng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi, từ đó hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng. Vitamin D tự nhiên có trong ánh nắng mặt trời, vì vậy mẹ hãy tắm nắng vào mỗi buổi sáng cho bé để hấp thụ vitamin này một cách tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung dầu gan cá, trứng gà... hoặc vitamin D tổng hợp cho trẻ.

Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho bé tắm nắng hấp thụ vitamin và canxi tốt 

Tắm nắng cho trẻ cũng là một trong những cách để kích thích sản sinh vitamin D cho trẻ, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi và giúp xương, răng chắc khỏe hơn. Theo lời khuyên của chuyên gia, thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là trước 9h sáng, nếu như bạn bỏ lỡ thời gian này thì cũng có thể tắm nắng cho bé tắm nắng vào buổi chiều.

Chế biến đồ ăn dặm, tăng độ thô phù hợp kích thích nhai nuốt cho con 

Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tùy theo giai đoạn phát triển của bé mà mẹ cần tăng dần độ thô thức ăn cho con, điều này sẽ giúp con tập nhai, phản xạ nuốt một cách tự nhiên nhất.

Giai đoạn trẻ 7 - 8 tháng tuổi được gọi là “Giai đoạn nhai trệu trạo”, mẹ cần phải tăng dần độ thô cho con bằng cách sử dụng nhiều loại thực phẩm, cách chế biến khác hơn và lượng thức ăn cũng tăng dần lên.

Cách tăng như sau: 

  • Đối với cháo: Nấu theo tỉ lệ 1:7, có nghĩa là 1 gạo, 7 nước. Nửa đầu giai đoạn 2 mẹ cần nấu cháo 1:7 chín mềm xong thì 8 phần rây, 2 phần cháo còn lại nghiền thô bằng thìa, sau đó dần dần giảm lượng rây. Nửa sau giai đoạn 2 từ 7 tháng rưỡi - 8 tháng thì  nấu cháo 1:7 xong chỉ cần nghiền thô bằng thìa.

  • Cách tăng độ thô củ quả: Nửa đầu giai đoạn mẹ cần hấp/luộc mềm, 8 phần rây, còn 2 phần nghiền bằng thìa rồi dần dần giảm lượng rây. Từ giai đoạn 7 tháng rưỡi đến 8 tháng, mẹ chỉ cần hấp/ luộc mềm rồi nghiền thô hoặc thái hạt lựu.

  • Đối với rau: Nửa giai đoạn đầu mẹ hãy luộc mềm rồi băm nhuyễn. Nửa giai đoạn sau thì chỉ cần luộc mềm, cắt nhỏ cả 2 chiều ngang và dọc là có thể ch0o bé thưởng thức.

  • Đối với cá thịt trắng: Mẹ hãy hấp/ luộc cá, bỏ da và xương rồi xé tơi. Đối với thịt thì mẹ cần băm nhuyễn rây 8 phần, 2 phần còn lại giữ nguyên cấu trúc.

Ba mẹ chú ý chế biến đồ ăn tăng độ thô. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có muộn không? Chuyên gia giải đáp chính xác

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc trẻ 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo ngại không. Trẻ chậm mọc răng thường không nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng để bảo vệ con tốt nhất, Monkey khuyến cáo ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi quá 12 tháng mà chưa mọc chiếc răng nào.

1. When Do Babies Usually Start Teething? - truy cập ngày 28/9/2022 

https://www.healthline.com/health/parenting/when-do-babies-start-teething 

2. Baby’s First Tooth: 7 Facts Parents Should Know - truy cập ngày 28/9/2022

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Babys-First-Tooth-Facts-Parents-Should-Know.aspx

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!