Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm cho con được nhiều mẹ tin dùng như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật,... Trong đó phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là phương pháp phổ biến được các mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, nếu mẹ cho con ăn không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng con bị hóc ăn dặm. Vậy cha mẹ phải làm thế nào để xử lý hóc ăn dặm blw cho con? Cùng Monkey tìm hiểu cách xử lý học ăn dặm blw trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu bé bị hóc ăn dặm
Để có thể xử lý kịp thời các tình huống không mong muốn xảy ra như con bị hóc trong quá trình ăn dặm, cha mẹ cần theo dõi và phát hiện những tình trạng bất thường của con. Cha mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu khi con bị hóc ăn dặm dưới đây:
Nôn oẹ
Nôn ọe thường xảy ra khi con ăn phải miếng thức ăn quá to so với khả năng nuốt của mình. Miếng thức ăn đó có thể to hơn so với cổ họng của con, khiến con không nuốt được hoặc có thể hơi to hơn so với độ thô bình thường mà con hay ăn nên con sợ không dám nuốt. Khi đó, cơ thể của con sẽ điều chỉnh để tự bảo vệ mình bằng cách đẩy miếng thức ăn đó ra ngoài.
Việc nôn ọe ở trẻ em khác so với việc nôn ọe ở người lớn. Cơ chế ọe có thể sẽ được kích hoạt ngay khi thức ăn mới ở cuống lưỡi con chứ chưa đi sâu vào bên trong gây nguy hiểm.
Trong đó, ở người lớn, phản xạ ọe được khởi động ở phần cuống lưỡi, lúc đó dị vật đã đi vào tận bên trong. Có nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng việc nôn ọe và hóc giống nhau và thường cảm thấy vô cùng lo sợ khi con ho, sặc và nôn trớ thức ăn ra.
Tuy nhiên, việc nôn ọe lại cho thấy thực chất con đang tự giải quyết được vấn đề. Sau một vài lần nôn ọe do nuốt miếng quá to, con sẽ học được cách không làm như thế nữa và học được cách xử lý thức ăn an toàn.
Mặt tím tái, không thể ho, khóc
Tuy nhiên, phản ứng hóc nghẹn nghiêm trọng hơn khi con im lặng, mặt tím tái, không thể ho, khóc hay kêu lên. Lúc này, đường thở của con đã bị dị vật bít lại hoàn toàn. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, cha mẹ cần trợ giúp con đẩy dị vật ra ngoài bằng các phương pháp sơ cứu khẩn cấp.
Tại sao ăn dặm BLW bé hay bị hóc?
Ăn dặm tự chỉ huy (hay còn lại là BLW - Baby led weaning) là phương pháp được rất nhiều mẹ hưởng ứng và áp dụng cho con trong quá trình ăn dặm. Thay vì cho con ăn thức ăn được xay nhuyễn hay nghiền nhỏ, với phương pháp này, mẹ sẽ đặt trực tiếp thức ăn trên khay. Thức ăn lúc này đã được mẹ cắt nhỏ vừa tay cầm của con và con sẽ dễ dàng cầm hoặc tự xúc đồ ăn.
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy chính là để con tự chỉ huy việc chọn thức ăn mà con thích, ăn theo nhu cầu của con. Mẹ sẽ không kiểm soát tốc độ ăn cũng như số lượng ăn của con như những phương pháp khác. Vậy tại sao phương pháp ăn dặm này lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cho rằng con hay bị hóc khi ăn dặm BLW?
Xem thêm: [Gợi ý] Những thực đơn ăn dặm BLW cho bé 12 tháng tuổi
Bé tự bốc ăn, không kiểm soát được lượng thức ăn cho vào miệng
Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, con sẽ tự bốc ăn để phát triển được khả năng sử dụng tay và miệng tự nhiên nhất. Bên cạnh đó, con sẽ hoàn toàn tự kiểm soát lượng thức ăn của mình mà không có sự can thiệp từ cha mẹ. Tuy nhiên, mặt trái của những lợi ích này có thể gây ra việc con dễ bị hóc, nghẹn khi cho thức ăn quá to hoặc quá nhiều vào miệng.
Bé có thể bốc ăn phải dị vật nếu ba mẹ không chú ý
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ giúp cha mẹ tiết kiệm được thời gian xay nhuyễn thức ăn và đút cho con. Con sẽ tự xử lý bữa ăn dặm của mình. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc cha mẹ lơ là có thể con bốc ăn phải dị vật gây hóc, nghẹn.
Các bước xử lý hóc ăn dặm BLW
Trường hợp con ăn dặm BLW bị hóc, nếu không xử lý kịp thời, khiến đường thở của con bị chèn ép, con ngừng thở và có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, lúc này cha mẹ cần giữ sự tỉnh táo và bình tĩnh, tiến hành các bước xử lý hóc ăn dặm BLW dưới đây:
Trong trường hợp trẻ vẫn tỉnh táo không khó thở
Nếu khi bị hóc ăn dặm BLW, con vẫn tỉnh táo, không khó thở và vẫn khóc hoặc nói được, thì có nghĩa là con vẫn đang thở được và đường hô hấp không bị tắc nghẽn hoàn toàn. Con không bị ngạt trầm trọng.
Vì vậy, trong trường hợp này, cha mẹ nên giữ bình thích và kích thích cho con ho để giúp con tống được thức ăn ra ngoài. Nếu sau khi cơn ho dịu đi, cha mẹ vẫn nghe được tiếng ho hay tiếng thở ồn ào của con thì hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất, để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời tình trạng hóc ăn dặm. Lúc đó có thể dị vật đã đi vào vào phế quản, gây viêm phế quản phổi tái diễn nếu không được xử trí triệt để.
Trong trường hợp trẻ tím tái và khó thở
Với trẻ dưới 2 tuổi
Cách xử trí hóc ăn dặm BLW với trẻ dưới 2 tuổi:
Cha mẹ hãy thực hiện động tác vỗ lưng cho con:
Bước 1: Cha mẹ đặt con nằm xuống đùi mình, để mặt con úp, đầu chúc xuống thấp hơn so với ngực. Trẻ lớn thì cha mẹ có thể cho ngồi hoặc đứng.
Bước 2: Cha mẹ dùng gốc bàn tay vỗ mạnh vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai 5 lần.
Bước 3: Hãy kiểm tra miệng của con và lấy ra bất cứ thứ gì vừa xuất hiện sau khi xử trí nhé!
Trong trường hợp vỗ lưng không hiệu quả, cha mẹ hãy chuyển sang động tác ấn ngực:
Bước 1: Cha mẹ đặt con nằm ngửa trên đùi và đặt đầu con chúc xuống thấp hơn với ngực.
Bước 2: Tiến hành ấn 5 lần vào nửa dưới của xương ức của con (Con dưới 12 tháng thì cha mẹ dùng 2 ngón tay để ấn, nếu con lớn hơn thì hãy dùng phần gốc của bàn tay).
Bước 3: Nếu đường thở của con vẫn tắc thì cha mẹ hãy luân phiên 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực.
Với trẻ trên 2 tuổi
Đối với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ có thể trang bị thêm thủ thuật Heimlich cho con khi con bị hóc như sau:
Bước 1: Cha mẹ hãy đứng ra phía sau và vòng 2 tay ôm lấy thắt lưng của con
Bước 2: Cha mẹ đặt 1 tay thành nắm đấm ngay vùng thượng vị, dưới mũi ức phía trên rốn của con. Bàn tay còn lại thì hãy ôm lên nắm đấm.
Bước 3: Hãy ấn dứt khoát 5 lần vào bụng con theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên.
Trong trường hợp trẻ hôn mê
Cách xử lý hóc ăn dặm BLW trong trường hợp con hôn mê:
Bước 1: Cha mẹ hãy để con nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi trẻ.
Bước 1: Hãy đặt gốc một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới xương ức. Sau đó đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
Bước 3: Cha mẹ hãy ấn 5 cái đột ngột, nhanh và mạnh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Sau đó kiểm tra đường thở, nếu dị vật chưa rơi ra ngoài thì cha mẹ hãy tiếp tục lặp lại các bước như trên cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.
Trong trường hợp trẻ ngưng thở
Cách xử lý hóc ăn dặm BLW trong trường hợp trẻ ngưng thở
-
Cha mẹ hãy gọi cấp cứu ngay lập tức
-
Bắt đầu tiến hành hồi sức tim phổi (hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực) tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim cứ như vậy đến khi nhân viên y tế đến nơi.
Lưu ý an toàn khi cho trẻ ăn dặm BLW
Biết được cách xử lý hóc ăn dặm BLW cho con rất quan trọng vì đây là tình huống vô cùng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, khi mẹ cho ăn dặm chỉ huy, hãy bỏ túi những lưu ý an toàn dưới đây để quá trình ăn dặm của con diễn ra thành công và con phát triển khỏe mạnh:
Không để bé ngồi 1 mình với thức ăn
Mẹ không để con ngồi 1 mình với thức ăn. Trong trường hợp, mẹ sẽ không thể kiểm soát được đồ ăn con cho vào miệng như thế nào, có lớn không. Vì vậy, mẹ hãy luôn thắt dây an toàn của con khi ăn và tránh để con ngồi 1 mình mẹ nhé!
Không cho bé chạy nhảy, ngồi ngửa cổ ăn
Cha mẹ không nên cho con chạy, nhảy hay ngồi ngửa cổ khi ăn. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của con, dễ xảy ra tình trạng hóc ăn dặm. Mẹ có thể chuẩn bị ghế ăn dặm cho con, giúp con được ngồi trên ghế cao an toàn và tránh ngả về sau.
Mẹ nên tránh lấy tay hoặc các dị vật đưa vào miệng của bé
Một trong những lưu ý quan trọng là cha mẹ tuyệt đối không lấy tay hoặc các dị vật khác vào miệng bé để lấy dị vật ra. Việc này sẽ làm dị vật xuống sâu hơn, gây trầy xước hoặc chấn thương niêm mạc vùng hầu họng của trẻ.
Đặc biệt, cha mẹ không nên sử dụng các mẹo dân gian như cho con nuốt cơm, hoa quả,... Sử dụng không đúng cách và không được sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dễ gây nghiêm trọng hơn. Mẹ lưu ý cũng không nên vuốt xuôi ngược vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở.
Bắt đầu cho bé ăn những thực phẩm dễ cầm nắm
Hãy cho con bắt đầu ăn với những thực phẩm dễ cầm nắm. Mẹ nên tránh cho con ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dài, to vì sẽ dễ bị hóc. Mẹ hãy đảm bảo chế biến thực đơn ăn dặm BLW đúng cách và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con.
Xem thêm: Ăn dặm BLW muộn: những nguyên tắc vàng mẹ nên nhớ
Hy vọng với cách xử lý hóc ăn dặm BLW mà Monkey chia sẻ trên đây sẽ giúp cha mẹ sẵn sàng ứng phó với những tình huống ăn bị hóc ăn dặm. Đừng quên theo dõi Monkey để khám phá nhiều thông tin bổ ích trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ nhé!
13 Common Baby Led Weaning Issues and What To Do About Them - truy cập ngày 22/8/2022
https://www.feedersandgrowers.com/post/13-common-baby-led-weaning-issues-and-what-to-do-about-them
What to do when baby won’t touch food - truy cập ngày 22/8/2022
https://solidstarts.com/baby-led-weaning/troubleshooting/