Trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 6-8 tháng sẽ bắt đầu quá trình mọc răng của mình. Vậy những trẻ 11 tháng chưa mọc răng liệu có phải tình trạng răng mọc chậm hay không? Dưới đây sẽ là lời khuyên cũng như tư vấn từ các chuyên gia tới ba mẹ.
Thời điểm mọc răng ở trẻ
Nắm bắt được thời điểm mọc răng ở trẻ để chuẩn bị tâm lý cũng như giúp con trải qua quá trình này một cách thoải mái, dễ chịu nhưất cũng là một điều ba mẹ nên làm.
Thông thường, thời điểm mọc răng của bé sẽ được chia thành 5 giai đoạn bao gồm:
Giai đoạn 6-9 tháng tuổi:
Đây là lúc bé sẽ xuất hiện 4 chiếc răng cửa giữa, 2 chiếc ở trên và 2 chiếc ở dưới. Trong đó trong tháng thứ 6 sẽ là lúc chiếc răng cửa hàm dưới đầu tiên xuất hiện. Đến tháng thứ 8, khi 2 răng cửa dưới của bé đã mọc hết thì bé sẽ bắt đầu mọc 2 chiếc răng cửa còn lại ở hàm trên.
Giai đoạn 7-10 tháng tuổi:
Thời điểm này bé sẽ xuất hiện thêm 2 răng cửa ở hàm trên, trong khi đó 2 răng cửa hàm dưới sẽ xuất hiện muộn hơn vào khoảng 16 tháng tuổi của bé.
Giai đoạn 12-14 tháng tuổi:
Đây chính là giai đoạn bé sẽ mọc 4 chiếc răng hàm sữa đầu tiên. 4 chiếc răng này sẽ mọc theo thứ tự đầu tiên là 2 chiếc răng hàm trong bên trên ở vị trí giữa hàm. Tiếp đến sẽ là sự xuất hiện của 2 chiếc răng hàm dưới đối diện với 2 chiếc ở trên. Trong thời điểm này, ba mẹ nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé.
Giai đoạn 16-18 tháng tuổi:
Lúc này chính là thời điểm bé mọc 4 chiếc răng nanh sữa của mình. Lấp đầy vị trí giữa 4 răng cửa và 2 răng hàm đã mọc của mỗi hàm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, răng nanh bé sẽ phải đến 22 tháng tuổi mới mọc hết.
Giai đoạn 20-30 tháng tuổi:
Đây là giai đoạn cuối cùng cho 4 chiếc răng hàm sữa còn lại của bé. Trong đó 2 chiếc răng hàm dưới sẽ xuất hiện trước vào lúc bé trong khoảng 20 tháng tuổi và sau đó sẽ mọc 2 chiếc răng hàm sữa trên. Thông thường, các bé sẽ hoàn thiện việc mọc răng vào tháng tuổi thứ 30 của mình.
Chính vì thế mà ba mẹ cần chú ý, nếu con của mình đã bước sang 11 tháng tuổi mà vẫn chưa có biểu hiện mọc răng thì đây chắc chắn là trường hợp răng mọc chậm.
Trẻ 11 tháng chưa mọc răng có phải mọc răng chậm?
Theo như kết luận ở phía trên thì chúng ta có thể một lần nữa khẳng định rằng, nếu bé đã 11 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc một chiếc răng nào thì đây chính là trường hợp răng mọc chậm.
Cha mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu bé chậm mọc răng nhưng cơ thể của bé vẫn phát triển thể chất một cách bình thường. Tuy nhiên, nếu bé chậm mọc răng mà đi kèm với các biểu hiện như còi xương, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm thì ba mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cho bé cũng như kết hợp cho bé đi khám càng sớm càng tốt để có thể xử lý kịp thời.
[Chuyên gia giải đáp] Răng hàm mọc khi nào: dấu hiệu và cách chăm sóc cho bé
[Giải đáp] Bé 10 tháng chưa mọc răng ba mẹ phải làm sao?
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có muộn không? Chuyên gia giải đáp chính xác
Nguyên nhân trẻ mọc răng chậm?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bị chậm mọc răng. Dưới đây là một số những yếu tố phổ biến có thể tác động đến quá trình mọc răng của bé để ba mẹ có thể nắm bắt cũng như có những giải pháp cụ thể.
Bé bị tác động bởi yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một phần gây nên tình trạng răng mọc chậm của bé. Vậy nên nếu ba mẹ trước đây cũng có tình trạng răng mọc chậm thì rất có thể bé cũng sẽ gặp tình trạng tương tự. Vậy nên, nếu ba mẹ cũng từng bị răng mọc chậm thì cũng không nên quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn chờ đợi bé.
Thời điểm sinh của bé
Nếu bé bị sinh non hay sinh thiếu tháng thì rất có thể đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bé bị mọc răng chậm. Bởi khi bị sinh non thiếu tháng, cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến việc cản trở quá trình mọc răng của bé.
Do bé bị nhiễm khuẩn khoang miệng
Ba mẹ nên chú ý, nếu bé bị viêm lợi hay nhiễm khuẩn khoang miệng thì đây có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mọc răng chậm. Bởi vi khuẩn và nấm ngứa khi phát triển trong khoang miệng sẽ khiến cho lợi, nướu bị tổn thương, dẫn đến việc răng của bé không có đủ điều kiện để mọc.
Dấu hiệu của trẻ bị chậm mọc răng do nhiễm khuẩn khoang miệng thường sẽ đi kèm mùi hôi ở khoang miệng. Ngoài ra, bé sẽ bị đau lợi dẫn đến việc hay quấy khóc.
Bé bị suy giáp, suy tuyến yên
Ngoài ra, việc bé chậm mọc răng cũng có khả năng là do bé bị suy giáp. Việc này khiến các tuyến giáp của bé, khiến cơ thể bé không sản xuất đủ lượng hoóc-môn để cơ thể hoạt động bình thường.
Để biết được bé chậm mọc răng có phải do bị suy giáp hay không, cha mẹ nên chú ý quan sát thật kỹ bé. Những triệu chứng có thể thấy dễ dàng ở bé nếu bé mắc bệnh suy giáp chính là bé nói chuyện, đi bộ cũng như hành động một cách chậm bất thường.
Do bé thiếu canxi, vitamin D
Việc thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể của bé không thể tận dụng hết canxi để có thể xây dựng cấu trúc xương và răng. Do đó, thiếu vitamin D có thể là lý do khiến bé bị chậm mọc răng.
Thiếu vitamin D là tình trạng có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những bé bị sinh non hay sinh thiếu tháng. Việc bé bị thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bé hấp thụ canxi, từ đó gây ra tình trạng chậm mọc răng.
Sữa có thể coi là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong 6 tháng đầu khi bé vẫn bú sữa mẹ nên rất có thể do khi mang bầu, mẹ ăn uống thiếu chất dẫn đến việc không cung cấp đủ canxi cho bé.
Ngoài ra, cũng có thể do bé không hấp thụ được canxi hoặc do hấp thụ quá nhiều phốt pho cũng làm gián đoạn quá trình nạp canxi của bé.
Bé 11 tháng chưa mọc răng ảnh hưởng như thế nào?
Thông thường, ba mẹ không cần quá lo lắng khi con bị chậm mọc răng bởi thời điểm mọc răng của các bé không hề giống nhau. Có bé 4 tháng tuổi đã mọc chiếc răng đầu tiên nhưng cũng có bé đến 12 tháng tuổi mới mọc răng.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên coi thường việc bé bị chậm mọc răng bởi đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý khác và cần được khám, chữa trị kịp thời. Hơn nữa, nếu tình trạng chậm mọc răng còn diễn ra lâu hơn thì rất có thể bé sẽ phải đối mặt với các biến chứng như:
-
Răng bé sẽ vĩnh viễn bị mọc lệch do răng sữa của bé bị mọc chậm. Bởi bộ răng vĩnh viễn cùng lúc xuất hiện với răng bị mọc chậm của bé. Trong một vài trường hợp răng vĩnh viễn có thể mọc trước răng sữa của bé. Điều này sẽ khiến cho bé tồn tại song song hai hàm răng.
-
Ngoài ra, răng mọc quá chậm sẽ khiến bé bị viêm quanh thân răng do răng vẫn còn nằm dưới bề mặt của nướu.
-
Gây ra sâu răng, bởi khi răng mọc chậm, vẫn còn ở dưới nướu thì những vi khuẩn gây sâu răng vẫn có thể hoạt động và phát triển một cách bình thường. Ngoài ra vi khuẩn còn có thể lan ra khiến cho bé có thể bị sâu nhiều răng cùng lúc.
Bé 11 tháng chưa mọc răng ba mẹ nên làm gì?
Bổ sung dưỡng chất cho bé
Canxi cũng như vitamin D là 2 chất vô cùng quan trọng hỗ trợ bé trong việc mọc răng. Chính vì vậy, ba mẹ nên bổ sung cho con những thực phẩm giàu canxi, vitamin D cho bé trong thời điểm này.
Ngoài ra, khi bé bắt đầu bước vào 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho bé tập ăn dặm để bé có thêm dưỡng chất hỗ trợ cho việc mọc răng.
Khi đạt đến khoảng 6 tháng tuổi đầu tiên thì sữa mẹ sẽ không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể bé có thể phát triển. Do đó, ba mẹ có thể cho bé kết hợp ăn dặm và bú sữa mẹ vào thời điểm này. Tuy nhiên mẹ vẫn nên cho bé bú cho đến khi bé đủ 12 tháng tuổi.
Bổ sung thêm dưỡng chất không chỉ góp phần giúp cho quá trình mọc răng của bé mà ngoài ra, việc làm này sẽ giúp bé tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, để bé có thể ăn ngon miệng hơn và còn giúp bé hết biếng ăn, bỏ bữa.
Vệ sinh răng miệng cho bé
Việc vệ sinh răng miệng cho bé cũng là điều vô cùng cần thiết mà ba mẹ nên làm để giúp cho bé cải thiện được tình trạng răng mọc chậm. Bởi nhiễm khuẩn khoang miệng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này cho nên ba mẹ cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ.
Cho bé tắm nắng thường xuyên
Ánh nắng mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên rất tốt cho bé. Ba mẹ nên thường xuyên cho con tắm nắng từ 15-30 phút mỗi ngày để có thể giúp bé tăng khả năng tổng hợp Vitamin D.
Ngoài ra, những thời điểm lý tưởng để cho bé tắm nắng hằng ngày là vào 9h sáng hoặc 4h chiều. Đây là thời điểm ánh nắng mặt trời có thể giúp bé hấp thu tốt nhất.
Bổ sung thêm dầu cho thức ăn
Ba mẹ có thể thêm từ 1 đến 2 thìa dầu ăn vào bát thức ăn của bé. Việc làm này sẽ giúp cho bé có thể tăng khả năng hấp thụ canxi và vitamin D, cải thiện quá trình mọc răng của bé.
Hạn chế pha sữa cho con bằng nước bột, rau củ, nước cháo
Rất nhiều ba mẹ có thói quen pha sữa cho con với nước bột, rau củ hay nước cháo để con có thể dễ ăn hơn. Tuy nhiên điều này là vô cùng không nên bởi nó sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi của bé, nhất là khi pha sữa với nước khoáng.
Xem thêm: [Góc giải đáp] Bé chậm mọc răng vĩnh viễn có nguy hiểm hay không?
Hy vọng qua bài viết trên, ba mẹ đã biết mình phải làm gì khi gặp trường hợp trẻ 11 tháng chưa mọc răng. Đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác của chúng tôi để có thể cập nhật những thông tin hữu ích giúp bé phát triển!
1. Kids With No Teeth: What Causes Delays in Tooth Eruption? - truy cập ngày 28/9/2022
2. My 10-month-old has no teeth. Should I be worried? - truy cập ngày 28/9/2022
https://www.babycentre.co.uk/x569525/my-10-month-old-has-no-teeth-should-i-be-worried