Giai đoạn 6 tháng tuổi là lúc chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh bắt đầu tăng chậm lại để phát triển thể chất và não bộ. Đối diện với sự thay đổi này, giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi cũng có nhiều biến đổi. Để làm rõ những thay đổi bất thường trong giấc ngủ của con, cùng Monkey tìm hiểu 5 nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi trong bài viết sau.
Giấc ngủ của trẻ 6 tháng thế nào là tốt?
Bên cạnh các vấn đề về chiều cao, cân nặng, giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất lẫn tinh thần. Khoảng thời gian bé chìm vào giấc ngủ là lúc các hormone tăng trưởng bắt đầu được tiết ra và hoạt động mạnh mẽ giúp con khỏe mạnh, lớn khôn mỗi ngày. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích về giấc ngủ cho trẻ 6 tháng tuổi.
Trẻ 6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Theo lời khuyên của các bác sĩ khoa Nhi, thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ 6 tháng cần duy trì từ 13-15 tiếng đồng hồ. Trong đó, thời gian ngủ sẽ chia thành 7 tiếng ngủ ban ngày với các giấc ngủ ngắn và 8 tiếng ngủ ban đêm. Với giấc ngủ ngày, mẹ nên chia làm 3 giấc ngủ ngắn, mỗi giấc kéo dài khoảng 1-3 tiếng. Thời gian ngủ ban đêm nên là các giấc ngủ dài và ngủ sâu nhất có thể. Tuy nhiên, do sự phát triển của từng bé là khác nhau dẫn đến trường hợp trẻ có thể ngủ chênh lệch nhiều hoặc ít hơn với lượng thời gian quy định không đáng kể.
Giấc ngủ của bé sơ sinh 6 - 12 tháng như thế nào?
Một chế độ ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc giúp con yêu luôn vui vẻ, thoải mái và không quấy mẹ. Giấc ngủ ngon sẽ cung cấp năng lượng để trẻ có thể thỏa thích vận động và khám phá mọi vật xung quanh mình. Quan trọng nhất đó là con yêu sẽ được phát triển và khôn lớn từng ngày. Để giúp con trở thành một em bé vui tươi, năng động, cha mẹ cần ghi nhớ bảng chế độ giấc ngủ sau:
Tháng tuổi |
Thời gian ngủ |
Cữ ngủ |
Trẻ từ 6-8 tháng |
13-14 tiếng/ ngày |
7 tiếng với 3 cữ ngủ vào ban ngày 8 tiếng với 1 vào ban đêm |
Trẻ từ 9-12 tháng |
13-15 tiếng/ ngày |
3-4 tiếng với 3 cữ vào ban ngày 9-12 tiếng với 1 cữ vào ban đêm |
Giai đoạn trẻ từ 6-8 tháng tuổi, giấc ngủ của bé gần như đã đi vào ổn định hơn những thánh sơ sinh đầu đời. Đa số trẻ sẽ có giấc ngủ xuyên đêm tới 5 giờ sáng với giấc ngủ đêm dài 10-11 tiếng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ không hợp tác trong quá trình ngủ do con đã quen hơi mẹ, bám mẹ và khó ngủ nếu không có mẹ bên cạnh.
Ở giai đoạn này, các phụ huynh cần lưu ý cân bằng giấc ngủ ngày và đêm của bé sao cho hợp lý, tránh tình trạng ban ngày con ngủ quá nhiều và thức trắng vào ban đêm khiến cả cha mẹ và bé đều mệt mỏi. Khủng hoảng giấc ngủ vẫn có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ 6-8 tháng, để khắc phục tình trạng này, các phụ huynh hãy cho trẻ làm quen dần với việc ngủ một mình để con tự lập hơn.
Khi trẻ ở giai đoạn 9-12 tháng, việc ngủ của con trở nên dễ dàng hơn bởi con đã được thiết lập thói quen tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bé yêu có những chiếc răng sữa đầu đời nên việc khó chịu trong người thậm chí là sốt mọc răng sẽ phần nào làm xáo trộn chất lượng giấc ngủ của con.
Bé 6 tháng chưa ngủ xuyên đêm có sao không?
Hiện tượng trẻ 6 tháng tuổi ngủ xuyên đêm là một điều tự nhiên và không có gì nguy hại đến sự phát triển của con cả. Ngược lại, đây còn là dấu hiệu tốt cho thấy con yêu có một chu trình ngủ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn chưa có những giấc ngủ xuyên đêm thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy thử thay đổi một chế độ ngủ khoa học hơn hoặc đảm bảo trẻ được ăn no vừa đủ trước khi bước vào giấc ngủ. Để hiểu rõ hơn lý do khiến con chưa ngủ xuyên đêm, cùng Monkey tìm hiểu 5 nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng tuổi ngủ hay giật mình.
Khủng hoảng giấc ngủ
Sự thay đổi thể chất khi con đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ là lý do khiến trẻ trải qua khủng hoảng về giấc ngủ ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Các biểu hiện thường thấy đó là bé 6 tháng ngủ hay giật mình, đêm ngủ trằn trọc, không sâu giấc thậm chí trẻ thức và quấy khóc nhiều hơn.
Khủng hoảng giấc ngủ là điều em bé nào cũng sẽ trải qua trong đời bởi nó là minh chứng đánh dấu một cột mốc phát triển của con. Thông thường khủng hoảng giấc ngủ của trẻ 6 tháng kéo dài từ 2-6 tuần. Khoảng thời gian không cố định và chính xác hoàn toàn bởi cơ thể mỗi bé là khác nhau.
Chuẩn bị mọc răng
Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến đó là sự xuất hiện của những chiếc răng sữa đầu đời. Việc lần đầu trải qua mọc răng cửa đối với trẻ 6 tháng là vô cùng đau đớn và khiến con khó chịu đến mất ngủ. Đa số các em bé đều bị sốt mọc răng mất vài ngày. Trong thời gian đó, trẻ rất bám mẹ, quấy khóc và bị xáo trộn giờ giấc ngủ hằng ngày.
Thiếu vitamin
Thiếu hụt các vitamin cần thiết như vitamin D3 K2 gây ảnh hưởng đến việc điều hòa canxi trong máu và xương do đó trẻ thường xuyên gặp tình trạng quấy khóc, hay giật mình. Việc trẻ bị thiếu vitamin D3 K2 sẽ không đảm bảo tốc độ tạo xương trong chu trình phát triển chiều cao.
Không gian phòng ngủ
Nguyên nhân khiến trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ còn có thể xuất phát từ không gian phòng ngủ quá nhiều ánh sáng hay tiếng ồn khiến con không thoải mái khi ngủ. Căn phòng em bé ngủ cần được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng và thoáng mát để con có không gian ngủ thoải mái nhất.
Hoạt động mạnh trước khi ngủ
Vận động ở giai đoạn 6 tháng tuổi là rất cần thiết cho sự phát triển thể chất cho trẻ, tuy nhiên, các vận động quá mạnh trước khi ngủ khiến con kiệt sức có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Xem thêm: Trẻ 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Nguyên nhân bé ngủ không sâu giấc?
Lời khuyên nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ 6 tháng cho con ngủ sâu giấc
Nắm được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ ngủ không sâu giấc, dưới đây là một vài lời khuyên bổ ích dành cho cha mẹ nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ 6 tháng.
Thư giãn trước giấc ngủ
Tạo cảm giác thư giãn cho bé trước khi đi ngủ rất có lợi cho quá trình ngủ của con. Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nhất rơi vào 20-22°C và phải đặc biệt thoáng mát. Cha mẹ không nên để nhiều đồ trên giường tránh tình trạng khi bé giật mình lăn lộn dễ va vào các đồ vật khác. Một không gian yên tĩnh với ánh sáng dịu nhẹ và ban ngày và đủ tối vào ban đêm kết hợp với tiếng hát ru hay một bài nhạc nhẹ du dương sẽ giúp đưa bé vào giấc ngủ một cách tự nhiên nhất.
Vận động hợp lý trong ngày
Việc tiêu hao năng lượng một cách vừa đủ sẽ giúp bé dễ vào giấc ngủ ban đêm. Các bài tập mẹ có thể áp dụng cho trẻ 6 tháng đó là: đặt em bé trên ngực và nằm xuống, đặt em bé đứng trên đùi của mẹ và cầm tay bé nhún lên xuống,...
Điều chỉnh giờ ngủ ngày đêm
Khi trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ trong một khoảng thời gian dài, nguyên nhân có thể đến từ lịch giấc ngủ chưa phù hợp, vậy nên mẹ cần quan sát bé và điều chỉnh lại các giấc ngủ ban ngày và ban đêm sao cho hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo thời gian ngủ khoa học. Mẹ nên rèn cho con ngủ thời gian cố định, tập cho bé tự đi ngủ đúng giờ, có nề nếp bằng cách thử một trong những phương pháp luyện ngủ như: phương pháp luyện ngủ không nước mắt, phương pháp Cry It Out…
Xoa dịu cơn đau mọc răng
Trẻ mọc răng thường bị đau nhức nướu. Các cơn đau do mọc răng là điều không thể tránh khỏi, để con giảm bớt cơn đau này, mẹ hãy lấy những vật mát và lạnh có khả năng làm giảm áp lực lên nướu, làm tê và dịu cơn đau cho bé khi mọc răng. Hoặc mẹ có thể xoa nhẹ ngón tay sạch lên nướu bé hoặc cho bé ngậm khăn lạnh.
Trong quá trình cho bé bú bình, mẹ cũng nên chú ý đến nhiệt độ bình sữa, tránh để con ti sữa khi còn nóng sẽ gây đau nhức cho con. Các món ăn dặm cũng nên cho bé ăn với nhiệt độ thường hoặc có độ lạnh vừa phải nhằm giảm cơn đau răng cho bé. Giải pháp cho con tắm bằng nước ấm kết hợp với massage toàn thân cho trẻ rất tốt cho việc thư giãn và lưu thông máu giúp con dễ chịu và giảm đau hiệu quả.
Bổ sung vi chất cần thiết cho trẻ
Cuối cùng, đừng quên bổ sung vitamin D3 K2 để giúp cải thiện các tình trạng trẻ 6 tháng tuổi hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, hay giật mình. Vitamin D3 và K2 là hai loại vitamin thiết yếu có tác dụng giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt hơn và duy trì nồng độ canxi trong cơ thể hiệu quả từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng để con yêu cao lớn mỗi ngày.
Trên đây là những giải đáp xoay quanh vấn đề giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi. Bài viết trên đã làm rõ tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển, khôn lớn của bé. Nuôi và chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là một công việc khó khăn đòi hỏi tình yêu cùng sự kiên trì, nhẫn nại của cha mẹ. Hy vọng thông qua bài viết này, Monkey đã đem đến cho các bậc phụ huynh những hành trang hữu ích trên con đường nuôi dưỡng con yêu.