Ba mẹ có tò mò cân nặng em bé theo tuần như thế nào không? Trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân mỗi tuần? Liệu con có tăng cân ngay sau khi chào đời? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ? Hiện tượng sinh lý nào thường gặp mà ba mẹ cần nắm rõ để xử trí? Đọc và tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết của Monkey nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
1. Các cột mốc cân nặng em bé theo tuần trong năm đầu tiên
Bên cạnh việc theo dõi cân nặng theo tháng, ba mẹ có thể xem thêm bảng cân nặng bé sơ sinh theo tuần tuổi để đánh giá chi tiết hơn về sự tăng trưởng của con. Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng cân nặng tuần trong trường hợp chọn sữa công thức, thay đổi chế độ ăn cho con, v.v… để có sự điều chỉnh phù hợp nhanh chóng.
1.1. Trẻ sơ sinh tăng cân từ tuần thứ mấy?
Bé sẽ không tăng cân ngay khi chào đời mà có thể giảm khoảng 5 - 10% cân nặng trong 2 tuần đầu. Sang tuần thứ 3, bé sẽ bắt đầu tăng cân trở lại và con sẽ trải qua 3 cột mốc phát triển cân nặng, chiều dài và trí não.
1.2. Các mốc phát triển cân nặng đáng chú ý nhất
Trong 1 năm đầu tiên, cân nặng trẻ sơ sinh theo tuần tuổi gồm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: 1 - 3 tháng (Tức tuần 1 - 13) là thời gian bé tăng trưởng cân nặng nhiều nhất từ 1 - 1.2kg/tháng tương đương 0.25 - 0.3kg/tuần. Khi đó ở tuần 12 - 13, bé có thể đạt mức cân nặng chuẩn theo WHO là 6.4kg với bé trai và 5.8kg với bé gái.
Giai đoạn 2: 4 - 6 tháng (tuần 14 - tuần 28): trong giai đoạn này mức tăng cân nặng của trẻ giảm còn 50%, tức là khoảng 0.5 - 0.6kg/tháng tương đương 0.1 - 0.2kg/tuần. Chỉ số đạt chuẩn của trẻ đến tháng thứ 6 là 7.9kg với bé trai và 7.3 với bé gái.
Giai đoạn 3: 7 - 12 tháng (tuần 29 - 52): Đây là khoảng thời gian trẻ tăng cân chậm lại và vượt trội về tăng trưởng chiều dài, trí não. Do vậy mà nguồn dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn cũng cần thay đổi để đáp ứng sự tăng trưởng cho cả 3 yếu tố này. Theo đó, mức tăng trong 6 tháng cuối là 0.2 - 0.3kg/tháng và cân nặng chuẩn khi trẻ được 12 tháng là 9.6kg với bé trai và 8.9kg với bé gái.
2. Những yếu tố tác động đến sự tăng giảm cân nặng của em bé qua các tuần
Trong quá trình phát triển cân nặng, một số yếu tố như gen di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng, v.v… có ảnh hưởng tương đối lớn.
2.1. Gen di truyền
Gen di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao, cân nặng của trẻ ngay khi còn là bào thai. Tuy yếu tố này không thể thay đổi nhưng hoàn toàn có thể can thiệp bằng dinh dưỡng, vận động để cải thiện trọng lượng của bé theo tuần.
2.2. Môi trường sống
Đối với trẻ sơ sinh, cân nặng của bé qua các tuần có tăng tốt hay không phụ thuộc vào không gian hoạt động và phòng ngủ của bé có đủ vệ sinh, an toàn. Bởi vi khuẩn, bụi bẩn hay những tác nhân có hại có thể gây suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Ngoài ra, các vật dụng, món đồ chơi nguy hiểm cũng đe dọa đến sức khỏe của bé.
2.3. Dinh dưỡng của trẻ trong 1 năm đầu
Trong 1 năm đầu đời, sữa mẹ là dinh dưỡng khởi đầu quan trọng nhất giúp bé được tiếp nhận kháng thể cũng như dưỡng chất. Đây là hai yếu tố hỗ trợ bé tăng cường miễn dịch, sức khỏe đồng thời tăng cân đều qua mỗi tuần tháng tuổi. Do đó, nếu bé bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần lưu ý cho bú đúng cách và đủ số cữ theo nhu cầu của con.
Trường hợp bé được dặm thêm sữa ngoài hoặc thay thế sữa công thức hoàn toàn thì ba mẹ nên chọn sản phẩm phù hợp với thể trạng của bé. Lúc này, bạn nên sử dụng cân nặng em bé theo tuần để theo dõi sự thích nghi của trẻ với loại sữa đang dùng và cân nhắc thay đổi khi cần thiết.
Ở thời điểm 6 tháng, ngoài sữa thì bé đã bắt đầu ăn dặm và có thể ăn nhiều thực phẩm hơn khi con sang tháng thứ 10. Cần lưu ý cho bé ăn dặm đúng cách, không ép con ăn và không vội vàng tăng thô gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Khi bé đã có thể ăn đa dạng, bạn nên bổ sung nhiều rau thịt, hạn chế chất béo nhằm phòng ngừa táo bón, đầy hơi ở trẻ sơ sinh.
2.4. Sức khỏe mẹ và bé
Vì sao sức khỏe của mẹ và bé đều ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng trọng lượng của em bé theo tuần tuổi? Như đã đề cập, dinh dưỡng ban đầu của bé chủ yếu là sữa mẹ, nếu sức khỏe của mẹ không tốt thì chất lượng sữa giảm, sữa ít và các chất trong cũng sẽ giảm tỷ lệ. Khi bé hấp thu, con sẽ không được nhận đủ sữa dẫn đến khó tăng cân.
Mặt khác, khi bé không khỏe, khó chịu trong người vì bất kỳ vấn đề nào thì khả năng bú của trẻ cũng sẽ giảm. Dù chất lượng sữa tốt nhưng con không chịu bú, bỏ bú, con cũng khó tăng cân chuẩn. Thậm chí, sự khó chịu còn khiến bé ngủ không ngon dẫn đến sụt cân.
2.5. Tâm lý tình cảm
Cũng giống như người lớn, trẻ cũng biết vui buồn và càng lớn biểu hiện của con càng rõ thông qua việc ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi. Nếu con thường xuyên vui vẻ, thoải mái thì con rất dễ tăng cân đều bởi bé ăn ngon, ăn được nhiều hơn. Ngược lại, nếu trẻ buồn bực, khó chịu thì con dễ bỏ bú, bỏ ăn dẫn đến sụt cân, chậm tăng cân.
2.6. Các hiện tượng sinh lý
Các hiện tượng sinh lý thường không nguy hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng cân, có thể làm giảm cân ở một thời điểm nhất định và sau đó phục hồi bình thường. Những hiện tượng phổ biến nhất sẽ được Monkey đề cập ở phần tiếp theo của bài viết.
3. Hiện tượng sinh lý thường gặp trong quá trình phát triển cân nặng
Trong 1 năm đầu đời, trẻ thường gặp các hiện tượng sinh lý như: sụt cân, nấc cụt, hội chứng colic, v.v… và các hiện tượng này đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện thêm các dấu hiệu không tốt thì ba mẹ nên biết cách xử trí đúng.
3.1. Sụt cân sinh lý
Một trong những hiện tượng sinh lý phổ biến nhất thường gặp ở trẻ mới sinh là sụt cân khoảng 5 - 10% trong 2 tuần đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn này bé bị mất nước qua đường hô hấp đồng thời bài tiết phân và nước tiểu, nôn nước ối và những dịch bẩn nuốt phải khi chuyển dạ. Hiện tượng này chỉ gây sụt cân tối đa 14 ngày và sau đó trẻ vẫn phát triển tăng cân bình thường.
3.2. Nấc cụt
Giống như người lớn, những cơn nấc cụt xuất hiện do sự kích thích cơ hoành không liên tục và nắp âm thanh bị đóng lại đột ngột. Nguyên do của nấc cụt thường xuất phát từ:
-
Trẻ bú bình không đúng cách dẫn đến nuốt phải quá nhiều không khí, vượt ngưỡng cho phép trong dạ dày sẽ kích thích cơ hoành co thắt và tạo tiếng nấc.
-
Nấc còn do trào ngược dạ dày, khi axit đi ngược từ dạ dày vào thực quản do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.
-
Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến bé hít phải không khí lạnh dễ tạo các cơn nấc.
Để giảm bớt số cơn nấc cũng như xoa dịu sự khó chịu do nấc gây ra, ba mẹ có thể: thay đổi tư thế cho con bú, vỗ nhẹ lưng hoặc vai của trẻ đến khi bé ợ hơi hoặc cho bé uống từng ngụm nước nhỏ.
3.3. Nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng các chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng hoặc lên miệng do sự co bóp của dạ dày. Trẻ sơ sinh thường xuyên bị trớ bởi dạ dày còn nằm ngang, cơ tâm vị chưa đóng chặt như người lớn nên các chất rất dễ trào ngược ra ngoài.
Khi trẻ nôn trớ, ba mẹ cần nghiêng đầu bé sang 1 bên để không bị sặc, sau đó quấn gạc vào ngón tay thấm hết dịch trong miệng và họng của con. Khum tay vỗ nhẹ 2 bên lưng để các dịch nôn còn lại được đẩy ra ngoài. Sau đó, cho trẻ uống nước ấm để làm sạch miệng và họng.
3.4. Vàng da
Hầu hết trẻ sơ sinh khi chào đời đều có làn da màu hơi ngả vàng do sự tích tụ bilirubin trong cơ thể. Theo đó, vì gan của bé chưa thể lọc hết chất này khỏi máu trong khi bilirubin luôn sản sinh khi hồng cầu bị phá vỡ và thay mới nên da của bé sẽ bị vàng cho đến khi các chất này được loại bỏ hoàn toàn. Đến 2 tuần tuổi, hiện tượng này sẽ tự hết nên ba mẹ không cần quá lo lắng.
3.5. Hội chứng colic (khóc dạ đề)
Khóc dạ đề là hiện tượng trẻ khóc liên tục và không thể dỗ trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Chúng có thể kéo dài đến 6 tháng và khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, không chịu chơi, ngủ không sâu giấc và chỉ quấy khóc dữ dội.
Vấn đề này có thể khiến cân nặng của trẻ trong nửa năm đầu không đạt chuẩn và cách tốt nhất là ba mẹ nên sử dụng thuốc hỗ trợ bởi triệu chứng này là do bé bị kích thích quá mức hoặc do sự tăng nhu động ruột gây đau bụng khiến bé bị đau.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của cân nặng em bé theo tuần cũng như các yếu tố, hiện tượng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Monkey rất vui vì được đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường nuôi bé lớn khôn.