zalo
Giải đáp trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi tăng bao nhiêu cân và các hiện tượng sinh lý phổ biến
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Giải đáp trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi tăng bao nhiêu cân và các hiện tượng sinh lý phổ biến

Phương Đặng
Phương Đặng

29/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo tiêu chuẩn WHO, trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi tăng bao nhiêu cân là chuẩn? Những hiện tượng sinh lý thường gặp là gì và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ ra sao? Bài viết này sẽ giúp ba mẹ giải đáp chi tiết.

1. Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi tăng bao nhiêu cân là khỏe mạnh?

Đây là thắc mắc chung của nhiều ba mẹ khi mới sinh bé và thường có tâm lý theo dõi cân nặng của trẻ theo tuần. Tuy nhiên, bạn nên đánh giá sự tăng trưởng của bé theo từng tháng.

1.1. Cân nặng bé 2 tuần tuổi đạt chuẩn là bao nhiêu?

Thực tế, để đánh giá tăng trưởng chuẩn, thay vì theo dõi cân nặng bé 2 tuần tuổi, ba mẹ nên xem xét chỉ số sau 1 tháng cùng mức tăng cân của trẻ. Theo tiêu chuẩn WHO, cân nặng chuẩn của bé 1 tháng tuổi dao động từ 4.2 - 4.5kg tùy thuộc giới tính.

Trường hợp trẻ sinh non, thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai thì chỉ số chuẩn có thể thấp hơn khoảng 0.3 - 0.5kg. Mức cân nặng của trẻ chào đời sinh non khoảng 2.8kg thì sau 1 tháng con đạt khoảng 3.1kg - 3.3kg, một số em bé vẫn phát triển tốt và đạt được cân nặng như bé sinh đủ tháng nếu được chăm sóc tốt.

Cân nặng bé 2 tuần tuổi bao nhiêu là đạt chuẩn?. (Ảnh: Sưu tầm internet)

1.2. Số cân của bé thay đổi thế nào sau 14 ngày đầu tiên? 

Theo WHO, cân nặng của bé sơ sinh thường giảm 5 - 10% trong 2 tuần đầu tiên và sẽ tăng đều trở lại trong các tuần tiếp theo. Trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé tăng từ 1 - 1.2kg/tháng tương đương 0.25 - 0.3kg/tuần. 

Khi mới chào đời, bé có cân nặng khoảng 3.2 - 3.3kg. Nếu trẻ không bị sụt cân trong 2 tuần đầu do hiện tượng sụt cân sinh lý thì trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi sẽ đạt mức cân nặng tối đa là 3.8 - 3.9kg đối với bé sinh đủ tháng. Hiện tượng sụt cân sinh lý sẽ làm giảm 5 - 10% cân nặng, tức là khoảng 0.38kg nên ba mẹ không nên quá lo lắng. Vấn đề này sẽ được đề cập ở phần tiếp theo của bài viết.

2. Trẻ sơ sinh 2 tuần đầu không tăng cân có đáng lo?

Thay vì lo lắng, ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp tốt nhất cho tình trạng này.

2.1. Lý giải hiện tượng sụt cân sinh lý ở trẻ mới chào đời

Như đã đề cập ở trên, sụt cân sinh lý là hiện tượng cân nặng của bé giảm khoảng 10% so với khi chào đời. Nguyên nhân chủ yếu là do bé mất nước qua đường hô hấp, nôn các dịch bẩn và nước ối bé đã nuốt trong khi chuyển dạ, bài tiết nước tiểu và phân su.

Sụt cân sinh lý được phân thành 2 loại:

  • Tụt cân nhanh - Hồi phục nhanh: trường hợp này chiếm 25% trong tổng số bé mới sinh. Bé thường sụt cân ngay trong ngày đầu tiên và tiếp tục đến ngày thứ 4. Sau đó, trọng lượng của bé sẽ tăng đều trở lại và đạt chuẩn nếu chăm sóc, dinh dược tốt.

  • Tụt cân chậm - Hồi phục chậm: trường hợp này bé sẽ bắt đầu giảm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8. Con sẽ mất khoảng 2 tuần từ lúc sinh để phục hồi cân nặng ban đầu.

Lưu ý: Nếu bé giảm mạnh khoảng 10%/ngày trong 3 ngày đầu và sau hơn 2 tuần chưa có dấu hiệu phục hồi thì ba mẹ cần theo dõi. Đặc biệt, khi bé có kèm hiện tượng sốt, ăn kém, mệt mỏi, da tái nhợt thì nên cho con đi khám ngay.

Cần lưu ý khi bé sụt cân không rõ nguyên nhân. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân

2.2. Những hiện tượng sinh lý khác ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ

Ngoài vấn đề sụt cân sinh lý, một số hiện tượng dưới đây cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tăng trưởng cân nặng của trẻ trong 2 tuần đầu và các giai đoạn tiếp theo.

  • Nghẹt mũi: xuất hiện do dịch nhầy bị ứ đọng lâu ở mũi hoặc một chút vảy nhỏ cản trở đường thở của trẻ. Ba mẹ cần lưu ý vì lỗ mũi của bé còn nhỏ nên chỉ cần một lượng ít dịch, chất bẩn có thể khiến con khó chịu.

  • Nôn trớ: tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng, thường xuất hiện ngay sau khi bú hoặc qua một khoảng thời gian sau cữ bú. Nguyên nhân chủ yếu do sự co bóp của dạ dày và các cơ thành bụng. Nếu bé thường xuyên nôn trớ khi bú ba mẹ nên cho bé đi khám để điều trị.

  • Vặn mình: đây là phản xạ sinh lý bình thường của trẻ mới sinh do hệ thần kinh chưa hoàn thiện. Mặt khác, việc bé vặn mình, đưa tay chân hay rướn người là khi con cần tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài. Đôi khi, vặn mình cũng là dấu hiệu trẻ ngủ không sâu giấc ảnh hưởng đến cân nặng cũng như sự phát triển chung.

  • Vàng da: hầu hết khi mới chào đời, da trẻ sẽ có màu hơi vàng và sẽ hết dần trong 2 tuần. Hiện tượng này là do sự tích tụ của Bilirubin - chất được sinh ra khi hồng cầu bị phá vỡ. Khi gan phát triển và hoạt động tốt hơn, da bé sẽ trở lại bình thường.

3. Nên làm gì khi trẻ không tăng cân trong 1 tháng đầu tiên?

Những lời khuyên hữu ích dành riêng cho mẹ bầu và cách chăm sóc cho trẻ sau sinh 1 tháng từ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp con tăng trưởng tốt hơn.

3.1. Lời khuyên cho mẹ trong thai kỳ

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi tăng bao nhiêu cân, có đạt chuẩn hay không phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai. Theo bác sĩ, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

Sức khỏe mẹ bầu ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ 2 tuần tuổi. (Ảnh: Shutterstock)

  • Trong 3 tháng đầu, mẹ tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất như sơn gel móng tay, thuốc làm tóc, tẩy trắng răng, mỹ phẩm không an toàn, v.v…Đặc biệt không hoạt động mạnh do độ bám của bé vào tử cung của mẹ còn yếu nên rất dễ sảy thai.

  • Trong cả thai kỳ cần chú ý lựa chọn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn vặt bên ngoài. Không nên tiêu thụ nước có gas, đồ uống chứa cồn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não của bé.

  • Kiêng quan hệ tình dục, làm việc quá sức, không tập thể dục mạnh khiến cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

  • Nếu mẹ mắc bệnh lý trong thai kỳ thì không nên tự ý dùng thuốc mà cần thăm khám để có đơn thuốc phù hợp với bà bầu.

  • Cuối cùng, giữ tâm trạng thoải mái, tập Yoga để bé được nhận nhiều năng lượng tích cực từ mẹ.

3.2. Giải pháp cho trẻ tăng cân hiệu quả

Sau sinh, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc để bé tăng cân và phát triển tốt.

3.2.1. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé

Trẻ sơ sinh hầu hết thời gian là ngủ và trong lúc ngủ con vẫn đang “lớn lên”. Vì vậy, bạn cần đảm bảo cho bé ngủ trung bình 15 - 16 giờ/ngày đồng thời tạo điều kiện để bé có giấc ngủ ngon và an toàn.

3.2.2. Cho con bú đúng cách - đủ lượng

Bên cạnh đảm bảo chất lượng giấc ngủ thì cho con bú đủ cữ, đủ liều lượng cũng giúp trẻ ngủ ngon và phát triển tốt. Cần ưu tiên cho bé bú sữa mẹ trong giai đoạn này và cho bé bú đúng cách để con được tiếp nhận đầy đủ dinh dưỡng.

Nếu bé sử dụng sữa ngoài thay thế sữa mẹ hoặc dặm thêm, bạn nên chọn loại phù hợp với thể trạng của trẻ. Khi bé có hiện tượng không tăng cân, thường xuyên táo bón, nôn trớ, v.v… thì ba mẹ nên cân nhắc thay đổi sữa khác.

Cân nhắc chọn sữa công thức phù hợp giúp trẻ ăn ngoan ngủ ngon. (Ảnh: Sưu tầm internet)

3.2.3. Dinh dưỡng của mẹ cho con bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì vậy chú trọng đầu tư trong chế độ ăn của mẹ giúp tăng chất lượng sữa và con tăng cân khỏe mạnh. Theo đó, trong thực đơn hàng ngày, mẹ nên uống nhiều nước ấm, ăn đủ các nhóm chất bột, đạm, xơ, vitamin và khoáng chất. Tuyệt đối không ăn kiêng và nên bổ sung vitamin khi cần thiết để bé không bị thiếu chất ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chung.

Trên đây là thông tin chia sẻ cũng như giải đáp chi tiết cho thắc mắc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi tăng bao nhiêu cân của nhiều ba mẹ. Hãy theo dõi và đón đọc các viết của Monkey để nhận được những kiến thức nuôi dạy, chăm con bổ ích nhé!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!