Thông thường, bé bước sang giai đoạn từ 4 - 6 tháng sẽ nhú chiếc răng đầu tiên. Thứ tự mọc răng của con sẽ lần lượt từ nhóm răng cửa và đến nhóm răng hàm. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng mọc răng đúng theo trình tự trên. Vậy trẻ mọc răng không đúng thứ tự có nguy hiểm không? Cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ mọc răng không đúng thứ tự?
Hầu hết em bé nào sinh ra cũng sẽ trải qua 2 lần mọc răng, lần thứ nhất là khi con mọc răng sữa và lần tiếp theo là lúc trẻ thay răng để mọc răng vĩnh viễn. Răng được hình thành trước khi trẻ được sinh ra. Khi còn trong bụng mẹ khoảng 6 tuần tuổi, các mầm răng đầu tiên sẽ bắt đầu được hình thành.
Cho đến khoảng 3-4 tháng, các mô trắng sẽ bao quanh mầm răng và hình thành nên những chiếc răng sữa đầu tiên nằm dưới nướu. Lúc này, răng thường rất mềm, trong suốt, khác hoàn toàn với những chiếc răng mọc khi con 6 tháng tuổi.
Tình trạng trẻ mọc răng không đúng thứ tự khá thường gặp ở những thiên thần nhỏ này. Đặc biệt, nhóm răng cửa là đối tượng hay gặp nhất. Vậy nguyên nhân do đâu khiến răng của con mọc không đúng trình tự?
-
Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình cũng mọc răng không đúng thứ tự thì con cháu cũng có thể di truyền đặc điểm này.
-
Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cũng sẽ khiến trẻ mọc răng không đúng thứ tự thông thường
-
Các va chạm trong ăn uống hoặc vui chơi của con cũng có thể khiến các mầm răng bị tổn thương. Do vậy, muốn răng nhú lên khỏi nướu cũng cần thời gian để phục hồi lại.
-
Nhai bằng 1 bên nướu khi ăn là thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Việc con dùng 1 bên nướu để nhai, chắn sẽ làm phần nướu đó nhẵn, chặt hơn và các răng cũng cần thời gian lâu hơn để mọc lên.
-
Gặp tình trạng viêm nhiễm trong thời gian mọc răng: Nếu răng con bị viêm nhiễm, nhiệt nướu trong thời gian mọc thì cũng không tránh khỏi tình trạng răng bị mọc chậm hơn bình thường.
Thứ tự mọc răng chuẩn của con
Để đảm bảo con phát triển tốt nhất, bố mẹ cần nắm được thứ tự mọc răng chuẩn dưới đây của con để có thể có biện pháp điều trị kịp thời.
Giai đoạn |
Đặc điểm mọc răng ở trẻ |
6 – 10 tháng tuổi |
Hai chiếc răng cửa hàm dưới sẽ là chiếc răng đầu tiên mọc của trẻ. Những chiếc răng này thường mọc cùng với nhau ngay trong lần đầu tiên. Trong giai đoạn này, con sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, quấy khóc, tiêu chảy, sốt nên bố mẹ cần chú ý nhiều hơn đến con nhé! |
8 – 12 tháng tuổi |
Đây là thời điểm hai chiếc răng hàm trên của con sẽ bắt đầu mọc. Chúng thường mọc song song với 2 chiếc hàm dưới. |
9 – 13 tháng tuổi |
Giai đoạn này, hai chiếc răng cửa cạnh hai chiếc răng cửa trung tâm hàm trên của con sẽ bắt đầu mọc. Đến khoảng thời gian này, trẻ đã có được 4 chiếc răng cửa hàm trên và 2 chiếc răng cửa hàm dưới. |
10 – 16 tháng tuổi |
Đây cũng là lúc hai chiếc răng cửa hàm dưới bên dưới mọc. Như vậy, con đã có đủ răng cửa với 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới. |
13 – 19 tháng tuổi |
Con sẽ tiếp tục mọc 2 chiếc răng hàm nhỏ hàm trên |
14 – 18 tháng tuổi |
Đây là giai đoạn hai chiếc răng hàm nhỏ hàm dưới mọc đối diện với răng hàm trên xuất hiện. |
16 – 22 tháng tuổi |
Lúc này, chiếc răng nanh hàm trên của trẻ mới bắt đầu xuất hiện. Qua đó giúp lấp đầy khoảng trống giữa răng hàm nhỏ và răng cửa. |
17 – 23 tháng tuổi |
Sự xuất hiện của hai chiếc răng nanh hàm dưới sẽ giúp trẻ dễ dàng cắn xé thức ăn hơn. |
23 – 31 tháng tuổi |
Hai chiếc răng hàm dưới bắt đầu mọc. Khi đó, số lượng các răng trên cùng hàm của con đã gần hoàn thiện. |
25 – 33 tháng tuổi |
Đây là lúc hai chiếc răng hàm cuối cùng được mọc lên và hoàn thiện bộ răng sữa đầu đời của trẻ. |
Trên đây là thứ tự mọc răng của một bé bình thường. Tuy nhiên, thời gian này có thể chênh lệch một chút nhưng sẽ không chênh quá nhiều. Vì vậy, nếu thứ tự mọc răng của bé yêu không chuẩn với thời gian trên đây thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé!
Bé mọc răng không theo thứ tự ảnh hưởng như thế nào?
Trẻ mọc răng không đúng thứ tự không phải vấn đề hiếm gặp. Đây là tình trạng vô cùng bình thường và sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con. Trong 12 tháng đầu đời, trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi, trẻ sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa chia đều cho hai hàm trên và dưới.
Tuy nhiên, nếu không quan tâm chăm sóc đến vấn đề răng miệng cho con, việc trẻ mọc răng không đúng thứ tự có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại đến sức khỏe của con như:
-
Khiến bé lười ăn, lười nhai: Răng mọc sai trình tự có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai sau này của trẻ, con lười nhai, lười ăn hơn.
-
Có thể khiến bé bị ngọng: Thứ tự răng mọc không đúng như răng cửa mọc sau các răng khác sẽ khiến con khó phát âm, phát âm sai, dẫn đến nói ngọng. Tình trạng diễn ra quá lâu sẽ khó sửa cho con.
-
Dễ bị sai lệch khớp cắn, hô, vẩu mất thẩm mỹ: Thông thường, chiếc răng nào mọc trước sẽ mọc trước và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu con mọc răng không đúng thứ tự có thể dẫn đến tình trạng răng khấp khểnh, sai lệch khớp cắn, vẩu, hô,... mất thẩm mỹ về sau này.
-
Tình trạng viêm nhiễm: Nếu trẻ mọc răng không đúng thứ tự, không thẳng hàng sẽ dễ khiến con mắc các bệnh lý răng miệng, viêm nhiễm,...
[Chuyên gia giải đáp] Răng hàm mọc khi nào: dấu hiệu và cách chăm sóc cho bé
[Giải đáp] Bé 10 tháng chưa mọc răng ba mẹ phải làm sao?
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có muộn không? Chuyên gia giải đáp chính xác
Bé mọc răng không đúng thứ tự: ba mẹ nên làm gì?
Tình trạng bé mọc răng không đúng thứ tự có thể gây nên nhiều vấn đề kể trên, vì vậy để phòng ngừa ba mẹ nên chú ý:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Bố mẹ cần quan tâm và chú trọng đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ. Sau khi con bú hoặc ăn thì cặn sữa và thức ăn có thể vẫn còn đọng lại trong miệng bé.
Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển, có thể gây ra viêm lợi. Vì vậy, bố mẹ cần làm sạch răng miệng cho con bằng cách dùng băng gạc hoặc khăn sạch lau lợi, lưỡi cho trẻ.
Hạn chế đồ ăn nhiều đường và có ga
Một trong những lưu ý hàng đầu ba mẹ cần ghi nhớ chính là việc hạn chế đồ ăn nhiều đường và có ga. Những thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng không tốt đến các răng đã mọc của con mà còn cả những chiếc răng sẽ mọc sau này.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều khoáng chất
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ là nền tảng tốt giúp con phát triển răng miệng nói riêng và toàn diện nói chung. Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ 3 nhóm dinh dưỡng chính là dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể (có nhiều trong thực phẩm chứa chất béo như sữa, phomai, bơ,…), dinh dưỡng để tăng trưởng (có nhiều trong thịt, tôm, cua, cá,…) và dinh dưỡng bảo vệ (có nhiều trong các loại rau quả tươi, nước khoáng chứa ion,…).
Bố mẹ cũng đừng quên bổ sung các khoáng chất cần thiết, flour, canxi,... để con phát triển tốt hơn nhé!
Cho con thăm khám răng định kỳ
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển răng miệng của con. Đặc biệt, nếu có răng mọc không đúng vị trí, nha sĩ có thể giúp điều trị kịp thời.
Xem thêm: Trẻ rụng răng lâu mọc: nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
Như vậy, Monkey đã giải đáp đầy đủ và chi tiết về tình trạng trẻ mọc răng không đúng thứ tự. Tuy đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm như bố mẹ nên quan sát và chú ý kỹ để có những biện pháp chăm sóc phù hợp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ nhé! Đừng quên theo dõi Monkey để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ nhé!
1. How Long Does It Take For The Teeth To Grow? - truy cập ngày 30/9/2022
https://www.sterlingsmilesazle.com/how-long-does-it-take-for-the-teeth-to-grow/
2. How long is too long: Are you worried about your child’s adult teeth being delayed? - truy cập ngày 30/9/2022
https://www.bhandaldentistry.co.uk/news/how-long-is-too-long-are-you-worried-about-your-childs-adult-teeth-being-delayed