Khi bước vào giai đoạn 11 tháng tuổi, trẻ sẽ có những sự phát triển vượt bậc về thể chất lẫn trí tuệ. Đối với những mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì đây cũng là thời điểm cần đa dạng thực đơn cho con, vì bé đã ăn được hầu hết các loại thực phẩm khác nhau. Dưới đây là các gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu nhật 9-11 tháng cho trẻ phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng.
Đặc điểm ăn dặm của bé trong giai đoạn 9-11 tháng
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, giai đoạn 9-11 tháng là giai đoạn thứ 3 của trẻ, dinh dưỡng có một sự thay đổi vượt bậc. Phần lớn nguồn dinh dưỡng sẽ được lấy từ đồ ăn dặm thay vì từ sữa sữa mẹ hay sữa công thức. Vì vậy, mẹ càng nên chú ý về thực đơn ăn dặm kiểu nhật 9-11 tháng thật hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho con.
Ở giai đoạn trẻ từ 9 - 11 tháng, đặc điểm ăn dặm của bé phát triển như sau:
Khả năng nhai
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, giai đoạn 9-11 tháng là giai đoạn thứ 3 của trẻ, trẻ đã có kỹ năng nhai trệu trạo và đang tập dùng thìa và ống hút. Bé có thể tập làm quen và nhai được độ cứng tương đương với quả chuối tiêu hoặc mềm hơn một chút.
Đặc điểm đồ ăn cho bé
Với khả năng ăn nhai trệu trạo, thức ăn của bé cần được ninh mềm để bé có thể nhai được bằng lợi, mẹ hãy cắt to khoảng 0.5 cm, dài khoảng 2 -3 cm để bé tự cầm hoặc tập xúc bằng thìa ăn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm hàng ngày cho trẻ cũng cần tăng đáng kể.
Số lượng bữa ăn trong ngày
Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn này bố mẹ có thể tập cho con ăn dặm 3 bữa 1 ngày: Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Hãy cố gắng điều chỉnh thời gian ăn uống của con trùng với cả nhà, vì bé rất thích cảm giác được ngồi ăn cùng với mọi người, không khí vui vẻ của bữa ăn cũng sẽ giúp con học được những kỹ năng giao tiếp cơ bản.
Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 9-11 tháng cho bé
Thông thường khi 9 – 11 tháng tuổi, bé đã ngồi vững và có thể đi lại dù chưa thành thạo. Để chế biến thực đơn ăn dặm kiểu nhật 9-11 tháng phù hợp và đa dạng cho trẻ, mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm khác nhau từ cá thịt, tôm, cua,…. Hay hầu hết các loại rau. Dưới đây là những nguyên liệu và cách chế biến thực đơn ăn dặm kiểu nhật 9-11 tháng cho bé:
Rau bina cá thịt trắng
-
Chuẩn bị nguyên liệu: 50 gam cá thịt trắng, 2 lá rau bina, ½ lòng đỏ trứng gà, 45ml nước dashi (nước hầm từ rau củ), 1/3 muỗng nhỏ đường.
-
Cách chế biến: Cá thịt trắng hấp chín rồi bỏ da và lọc xương. Rau bina luộc chín vắt ráo nước, sau đó cắt ngắn 1cm. Để thuận tiện và nhanh chóng, mẹ có thể cho rau và cá vào chung một nồi để hấp chín. Sau đó, lấy cho nước dashi, cá, rau bina vào nồi nhỏ đun sôi, khi nước sôi thì bạn cho trứng vào trộn đều, khuấy cho tới khi chín trứng là có thể cho bé thưởng thức.
Cơm cá chiên trứng
-
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 muỗng cá dăm khô, ½ lòng đỏ trứng gà đã nấu chín, ½ muỗng nhỏ bơ, 80 gam cơm nát.
-
Cách chế biến: Cá dăm khô cần luộc sơ, rồi vớt ra để ráo nước và trộn chung với lòng đỏ trứng gà. Cho bơ vào chảo, để lửa ở mức nhỏ rồi cho cơm vào đảo đều cùng bơ. Khi đã chín tới, mẹ hãy cho cơm ra bát, để phần cá và trứng lên trên để bé thưởng thức.
Mì thịt băm
-
Chuẩn bị nguyên liệu: ¼ bó mì trắng, 20 gam bông cải, 1 cọng măng tây, 170ml nước luộc gà hoặc nước dashi, một ít bột gạo.
-
Cách chế biến: Bông cải chẻ nhỏ, còn măng tây thì cắt bỏ phần cứng rồi cắt khúc từ 2 - 3cm. Mì trắng luộc chín rồi cắt khúc khoảng 2 - 3cm. Cho nước luộc gà hay dashi vào nồi đun sôi để bông cải, măng tây chín, sau đó cho mì trắng và cuối cùng là bột gạo vào đun sôi. Đến khi tạo được độ sệt nhất định cho món ăn thì hãy tắt bếp, để nguội và cho bé ăn.
Mì udon thịt heo
-
Chuẩn bị nguyên liệu: Hành tây băm nhỏ 7 gam, thịt heo băm 15 gam, nước sốt cà chua dành cho trẻ em, 50ml nước dashi, 60 gam mì udon.
-
Cách chế biến: Cho nước, hành tây và thịt heo băm vào nồi, sau đó trộn đều rồi nấu trên lửa nhỏ khoảng 1 phút. Cho sốt cà chua, mì u don đã cắt ngắn 2cm vào trộn đều và tắt bếp.
-
Mẹo nhỏ: Bạn có thể dùng nước luộc gà, rau củ để nấu. Nếu không mua được mì udon thì có thể thay thế bằng bún sợi to hoặc bánh canh đều được.
Canh đậu nấm kim châm
-
Chuẩn bị nguyên liệu: 30 gam đậu hũ, 30 gam cải ngọt, 20 gam nấm kim châm, nước dashi.
-
Cách chế biến: Đậu hũ cắt miếng dày khoảng 1cm. Cải ngọt đem luộc chín mềm và cắt khúc dài 1cm. Nấm kim châm cắt khúc dài khoảng 1cm. Để chế biến món ăn dặm kiểu nhật 9-11 tháng này cho bé, mẹ hãy lấy một nồi nhỏ cho nguyên liệu đã cắt vào cùng với nước dashi rồi nấu trên lửa nhỏ khoảng 2 phút, sau đó nêm nếm gia vị phù hợp.
Sandwich phô mai
-
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 lát bánh mì sandwich, 2 thìa nhỏ phô mai tươi, cà rốt luộc chín mềm rồi múc 1 thìa nhỏ.
-
Cách chế biến: Cắt đôi lát bánh mì làm 2 rồi quết phô mai lên một mặt của bánh. Sau đó, kẹp cà rốt vào giữa bánh mì lại và để bé tự cầm ăn.
Bánh xèo somen
-
Chuẩn bị nguyên liệu: 15 gam mì somen khô, 2 thìa cà phê thịt gà xay, ½ thìa cà phê cà rốt luộc và thái nhỏ, ½ thìa cà phê dưa chuột luộc thái nhỏ, ½ lòng đỏ trứng gà, dầu salad.
-
Cách chế biến: Mì somen cần luộc chín rồi cắt nhỏ. Lấy bát to trộn mì somen, thịt gà, cà rốt, dưa chuột và lòng đỏ trứng gà với nhau để được hỗn hợp đồng nhất. Làm nóng dầu salad trên chảo, sau đó đổ toàn bộ hỗn hợp kia vào chảo để áp đều 2 mặt. Khi đã chín thì tắt bếp, cắt miếng vừa ăn với bé.
Trứng xào cà rốt
-
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 thìa lớn cà rốt đã thái nhỏ, 1 lòng đỏ trứng gà, dầu oliu
-
Cách chế biến: Làm nóng dầu oliu trên chảo, sau đó cho cà rốt vào xào đều đến khi cà rốt chín mềm. Thêm trứng vào chảo, nấu đều tới khi trứng chín là có thể tắt bếp, để nguội và cho bé thưởng thức.
Bí trộn sữa
-
Chuẩn bị nguyên liệu: Bí ngô luộc mềm và nghiền nhỏ, sữa chua không đường
-
Cách chế biến: Tỉ lệ 1 bí ngô, 1 sữa chua và trộn đều với nhau. Với cách làm này mẹ cũng có thể thay thế sữa chua bằng các nguyên liệu khác nhằm thay đổi mùi vị cho bé.
Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật 9-11 tháng
Trong giai đoạn bé ăn dặm kiểu Nhật 9-11 tháng, người chăm sóc trẻ cần lưu ý như sau:
Chú ý cân bằng dinh dưỡng 3 bữa đầy đủ cho bé
Trong giai đoạn này, trẻ đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển rất nhanh, do đó sự kết hợp hoàn hảo giữa năng lượng và dinh dưỡng là tiền đề rất quan trọng cho bé có một sức khỏe tốt nhất.
Để xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng ngay cả khi con đang trong giai đoạn kén ăn, mẹ có thể thực hiện nhiều cách khác nhau. Khi con đã bắt đầu ăn dặm 3 bữa 1 ngày, một nửa năng lượng sẽ được cung cấp cho các hoạt động của bé từ ăn dặm, vì vậy mẹ nên chú ý để cân bằng dinh dưỡng cho bé tốt nhất.
Đề phòng thiếu sắt bằng cách bổ sung 1 số dưỡng chất đầy đủ
Cùng với các hợp chất khác, sắt vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ ở bé. Vì thế mẹ nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt cho con mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, giúp con khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn.
Hãy tích cực cho bé ăn dặm các món ăn chứa hàm lượng sắt dồi dào như thịt, gan, cá hồi các loại hạt, ngũ cốc,…
Nên cho bé ăn đồ uống đa màu sắc
Ở giai đoạn này bé đã có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, vì vậy việc nấu nướng các món ăn với đa dạng màu sắc cũng sẽ dễ dàng hơn với mẹ. Các bé đặc biệt bị kích thích bởi những món ăn chứa màu sắc đa dạng, do đó mẹ càng nấu bữa ăn có nhiều màu sắc thì sẽ càng hấp dẫn giúp bé ăn ngon miệng.
Xem thêm: [Góc chuẩn bị] Cho con ăn dặm kiểu Nhật cần mua gì?
Nhìn chung, thực đơn ăn dặm kiểu nhật 9-11 tháng tuổi cho trẻ cần đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển toàn diện. Đồng thời, mẹ hãy chú trọng nhiều hơn về màu sắc nhằm tạo sự thích thú cho bé với thức ăn để chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình ăn dặm kiểu Nhật.
1. 11 Foods for Baby-Led Weaning and What Foods to Avoid - truy cập ngày 16/8/2022
https://www.healthline.com/nutrition/best-and-worst-baby-led-weaning-foods
2. 9 best weaning books: Easy to follow recipes your baby will love - truy cập ngày 16/8/2022