zalo
[Bật mí] Trẻ 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Thế nào là khoa học?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Bật mí] Trẻ 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Thế nào là khoa học?

Phương Đặng
Phương Đặng

20/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giấc ngủ của bé 9 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Thực tế, ba mẹ thường băn khoăn khoăn không biết trẻ 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Nên xây dựng lịch ăn ngủ của bé thế nào cho hợp lý? Bởi vậy, phụ huynh cần làm quen, nhận biết các tín hiệu riêng của trẻ để đưa ra thời gian biểu khoa học.

Trẻ 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Đáp án của câu hỏi “Trẻ em 9 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?” là khoảng 14 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ dài ban đêm và giấc ngủ ngắn trong ngày. Vậy mẹ nên cho trẻ 9 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Đáp án là tùy thuộc vào từng bé mà gia đình có thể cho trẻ ngủ từ 12 giờ đến 16 giờ.

Vào độ tuổi này, 75% bé sơ sinh ngủ suốt đêm và không bị thức giấc. Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày của bé khá dễ nhận diện, vì con yêu sẽ có những dấu hiệu buồn ngủ rõ ràng. Trẻ 9 tháng tuổi thường có 2 giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và buổi chiều.

Giấc ngủ cho bé 9 tháng tuổi thường kéo dài 14 tiếng mỗi ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bố mẹ có thể tham khảo bảng thời gian ngủ của bé 9 tháng dưới đây:

Tháng

Chế độ ăn

Thời gian ngủ

Bú sữa

Ăn dặm

9 tháng

1 lần bú 240ml

Ngày bú 2 - 3 lần

Lượng sữa bú mỗi ngày 500 - 700ml

3 bữa ăn dặm bột ngọt + hoa quả, sữa chua bổ sung

12 - 13 tiếng

Làm gì nếu trẻ 9 tháng tuổi ngủ không sâu giấc?

Trẻ 9 tháng tuổi ngủ không ngon giấc sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Biểu hiện bình thường: Hay giật mình khi đang ngủ, khóc thành từng đợt, thường sau 10h đêm hoặc 1 - 2h sáng.

  • Biểu hiện bất thường: Giật mình liên tục, thức giấc giữa đêm, thậm chí là la hét, khóc dai dẳng 3 - 4 tuần liên tục, ngày nào cũng quấy khóc trên 3 tiếng.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ 9 tháng tuổi, trong đó:

  • Nguyên nhân sinh lý: Bé đói bụng, tè dầm, cảm thấy nóng hoặc lạnh, nghe tiếng quá ồn ào.

  • Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ bị dị ứng gây ngứa ngáy khó chịu, rối loạn đường tiêu hóa gây chướng bụng, tình trạng thiếu canxi, đang mọc răng, thần kinh chưa hoàn thiện nên dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài hoặc do bé hoạt động quá phấn khích vào ban ngày.

Bé 9 tháng ngủ không sâu giấc có thể do đói bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi thấy con yêu có hiện tượng ngủ không sâu giấc, bố mẹ hãy rà soát xem nguyên nhân do đâu để có cách khắc phục đúng:

  • Xem lại lịch ngủ của bé để điều chỉnh chứng rối loạn giấc ngủ.

  • Cho bú hoặc ăn đầy đủ vào bữa tối.

  • Thay tã lót để trẻ không bị khó chịu khi tã ướt, cấn, chật chội.

  • Bổ sung canxi tự nhiên với các thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn uống hàng ngày.

  • Cho bé ôm gấu bông hoặc đồ chơi yêu thích khi đi ngủ.

  • Trò chuyện để con không cảm thấy căng thẳng, bất an.

Xem thêm: Trẻ 8 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Thời gian ăn ngủ khoa học như thế nào?

Bé 9 tháng tuổi ngủ hay nằm sấp có đáng lo?

Bên cạnh câu hỏi trẻ 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ thì nhiều bố mẹ còn khá lo lắng với tư thế ngủ của trẻ. Không ít phụ huynh khi thấy con ngủ với dáng quỳ, chổng mông lên trời hoặc nằm sấp, quỳ 2 chân trên giường thì đã vội điều chỉnh tư thế ngủ của bé. Điều này có tốt không?

Các bác sĩ khoa nhi không khuyến khích bố mẹ thay đổi tư thế ngủ của bé. Các chuyên gia cho biết, trẻ ngủ với tư thế nằm sấp, chổng mông lên trời giúp phát triển trí não nhanh hơn các tư thế khác.

Một số lợi ích khi bé 9 tháng tuổi ngủ trong tư thế nằm sấp, chổng mông lên trời có thể kể đến là:

  • Chất lượng giấc ngủ tốt hơn, bé cảm thấy thoải mái, ít bị thức giấc giữa đêm, thời gian ngủ dài hơn.

  • Tạo nền tảng vững chắc cho những bài tập vận động trong tương lai như bò, tập đi hoặc chạy.

  • Kích thích nhu động ruột phát triển, giúp hệ tiêu hóa được hoàn thiện.

Bé 9 tháng tuổi thích ngủ nằm sấp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các nguyên nhân khiến trẻ nhỏ thích ngủ với tư thế nằm sấp bao gồm:

  • Thói quen tư thế nằm khi còn trong bụng mẹ.

  • Trẻ đang trong thời kỳ học ngồi, học bò và cảm thấy thích với tư thế này khiến nó nhanh chóng trở thành tư thế ngủ thoải mái của trẻ.

  • Bé cảm thấy khó chịu trong người, chẳng hạn như bụng hoặc vấn đề về đường hô hấp, khó thở khi ngủ.

  • Tìm kiếm cảm giác an toàn vì đang sợ hãi, lo lắng trước môi trường xa lạ xung quanh.

Trẻ 9 tháng ngủ ngày thức đêm là dấu hiệu gì?

Tuy giấc ngủ của bé 9 tháng tuổi thường kéo dài xuyên đêm nhưng có không ít trường hợp trẻ ngủ ngày thức đêm. Đây gọi là tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Theo đó, nếu ban ngày ngủ quá nhiều thì ban đêm trẻ có thể gặp tình trạng khó ngủ. Bố mẹ không cần quá lo lắng. Điều phụ huynh cần làm là điều chỉnh lại giấc ngủ ban ngày để ban đêm ngủ được nhiều hơn.

Ngủ ngày thức đêm là tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch ăn ngủ khoa học cho bé 9 tháng dưới đây có thể giúp bố mẹ có ý tưởng xây dựng thời gian biểu hợp lý:

Thời gian

Hoạt động

07:00

Thức dậy và bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

9:00

Ăn sáng với thức ăn dặm.

10:00

Ngủ ít nhất 1 tiếng.

11:00

Bú sữa mẹ hoặc sữa bột.

13:00

Ăn trưa với thức ăn dặm.

14:00

Ngủ trưa ít nhất 1 tiếng.

15:00

Bú sữa mẹ hoặc sữa bột, có thể ăn thức ăn vặt.

17:00

Ăn tối với thức ăn dặm.

18:15

Thực hiện các hoạt động trước khi ngủ như tắm rửa, vệ sinh cá nhân, nghe mẹ kể truyện…

19:00

Bú sữa mẹ hoặc sữa bột và đi ngủ.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngủ đủ giấc ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển trí tuệ. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ. Bên cạnh thời gian ngủ thì phụ huynh cũng cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ, bé có ngủ ngon giấc hay không. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey