Việc sắp xếp lịch ăn ngủ và các hoạt động hàng ngày một cách phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ cần nắm được trẻ 8 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày để có thể thiết lập giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, đảm bảo sự phát triển của trẻ được tốt nhất.
Trẻ 8 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày?
Giấc ngủ của trẻ 8 tháng tuổi thường kéo dài khoảng 14 - 15 tiếng mỗi ngày. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng bé mà mẹ có thể cho con ngủ 2 - 3 giấc ban ngày, mỗi giấc trung bình từ 1.5 đến 2 tiếng.
Việc ngủ đủ giấc đối với trẻ 8 tháng tuổi rất quan trọng. Nó giúp thể chất và tinh thần của bé đạt trạng thái tốt nhất, sẵn sàng cho quá trình phát triển toàn diện. Trong trường hợp giấc ngủ trẻ 8 tháng tuổi không đủ thì tinh thần sẽ giảm sút, mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn.
Một vấn đề nhiều bố mẹ luôn lo lắng chính là trẻ 8 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, bị thức giấc giữa đêm. Trẻ có thể tự nhiên quấy khóc và tự ngủ trở lại, tuy nhiên cũng có những bé khóc rất lâu. Mặc dù vậy, phụ huynh cũng đừng quá lo khi đối mặt với các thay đổi của con. Khi bé lớn hơn thì mọi thứ sẽ ổn định trở lại.
Bảng thời gian ăn ngủ khoa học cho bé 8 tháng
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bé lớn nhanh hơn, trí não phát triển tốt hơn. Các bác sĩ cho biết, trẻ sơ sinh chỉ thức khi bị đói hoặc đi vệ sinh, phần thời gian còn lại trẻ sẽ ngủ. Nguyên nhân một phần là do bé chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì bé vẫn giữ thói quen nhắm mắt như khi còn trong bụng mẹ.
Giấc ngủ mang đến nhiều lợi ích đối với bé sơ sinh:
-
Phát triển chiều cao trong khi ngủ.
-
Kích thích trí não phát triển.
-
Đảm bảo cho quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương.
-
Giúp tinh thần bé luôn thoải mái.
-
Cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Một giấc ngủ ngon còn có khả năng giúp bé yêu trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh hơn.
Yếu tố dinh dưỡng và giấc ngủ là điều quan trọng để trẻ đạt được chiều cao và cân nặng chuẩn. Bên cạnh thắc mắc trẻ 8 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày, bố mẹ hãy tham khảo bảng dinh dưỡng, giấc ngủ của trẻ 0 - 12 tháng dưới đây.
Bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi áp dụng bảng dinh dưỡng và giấc ngủ trên. Sự tăng trưởng của trẻ còn phụ thuộc vào khi sinh bé nặng bao nhiêu kí, có sinh đủ tháng hay không và có mắc bệnh bẩm sinh nào không. Trường hợp bé sinh non thì số cân nặng có thể lệch với mức trung bình khoảng 0.5kg.
Tham khảo thêm: Vì sao trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc? Khắc phục thế nào?
Lịch ăn tham khảo chi tiết cho trẻ 8 tháng tuổi
Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo chi tiết lịch ăn dành cho trẻ bú sữa mẹ và bé ăn sữa công thức dưới đây.
Đối với bé ăn sữa mẹ
Thời gian biểu về việc chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi dưới đây được chia sẻ dựa trên thói quen của bố mẹ và chỉ mang tính chất tham khảo.
Đối với bé ăn sữa công thức
Nếu trẻ 8 tháng tuổi được cho ăn dặm kết hợp bú sữa công thức thì mẹ có thể tham khảo lịch trình bên dưới. Gia đình có thể thay đổi mốc thời gian để phù hợp với lịch sinh hoạt của bố mẹ và thói quen của bé.
Thời gian |
Sinh hoạt |
8h sáng |
Thức dậy, bú khoảng 250 ml sữa công thức. |
8h30 sáng |
Ăn dặm với thức ăn của trẻ em, chẳng hạn như trái cây. |
9h sáng |
Để bé chơi. |
10h sáng |
Bú khoảng 200ml sữa công thức rồi ngủ. |
12h trưa |
Trẻ thức dậy. |
12h30 |
Cho bé ăn bữa trưa với thức ăn trẻ em, chẳng hạn như một bát thịt kèm rau xanh. |
1h chiều |
Thời gian vui chơi của trẻ. |
2h chiều |
Cho trẻ bú 200ml sữa công thức rồi ngủ trưa. |
4h chiều |
Bú thêm 120ml sữa sau khi thức dậy. Sau đó, mẹ có thể chơi đùa, đọc truyện cho trẻ nghe. |
5h30 chiều |
Cho trẻ xem mẹ nấu bữa tối. |
6h chiều |
Ăn tối với thức ăn dành riêng cho bé. |
6h30 chiều |
Thời gian chơi đùa của trẻ. |
7h15 tối |
Thời gian tắm của bé. |
7h45 |
Bú thêm một chai 250ml sữa công thức rồi ngủ qua đêm. |
Thiết lập thói quen sinh hoạt phù hợp theo nhu cầu của trẻ và lịch trình sinh hoạt sẵn có của gia đình không phải là việc dễ dàng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ có lời giải đáp cụ thể nhất cho thắc mắc “Trẻ 8 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày?” để biết cách sắp xếp giờ giấc hợp lý. Phụ huynh cũng nên lưu ý các dấu hiệu nếu bé bị khó ngủ để kịp thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho con.