Dấu ngoặc kép là loại dấu quen thuộc trong chương trình học tiếng Việt lớp 4 và xuyên suốt quá trình học tiếng Việt của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách sử dụng cũng như là hướng dẫn cho trẻ loại dấu này cho đúng cách. Để tìm hiểu cụ thể hơn về dấu ngoặc kép lớp 4, hãy đồng hành cùng Monkey đến cuối bài viết nhé.
Tiếng Việt lớp 4: Dấu ngoặc kép là gì?
Dấu ngoặc kép là một loại dấu được đặt ở đầu và cuối câu nhằm để người đọc hình dung được phần trích dẫn được nhắc đến trong văn bản.
Vì vậy, ngoài tên gọi này ra, nó còn được gọi với cái tên thứ hai là dấu trích dẫn. Cụ thể, ý nghĩa dấu ngoặc kép đối với các sản phẩm truyền thông có yêu cầu cao về câu từ như phim doanh nghiệp, tạp chí, poster...việc dùng chính xác dấu câu là điều vô cùng quan trọng.
Ký hiệu: “”
Tác dụng của dấu ngoặc kép lớp 4 là gì?
Chúng ta đều biết dấu ngoặc kép trong môn tiếng Việt lớp 4 sẽ có ý nghĩa riêng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh của nó, vậy cụ thể dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
Thông thường, dấu ngoặc kép lớp 4 hình thành bởi hai dấu ngoặc đơn và được sử dụng sau dấu hai chấm, trừ một số trường hợp đặc biệt thì người viết có thể bỏ dấu hai chấm ra khỏi văn bản.
Bên cạnh đó, dấu ngoặc kép cũng sẽ có nhiều tác dụng đa dạng khác nhau, tùy vào cách sử dụng dấu của người viết. Điển hình như trong văn bản của người Mỹ, dấu ngoặc kép chính ‘””’ có thể được lồng vào trong một dấu nháy đơn ‘ để miêu tả cụ thể hơn ý mà người viết đang muốn hướng tới.
Ví dụ: ‘Không phải anh đã bảo “Chương trình này sẽ được giảm giá đến cuối tháng hay sao?”’ – Người khách hỏi
Ngoài ra, công dụng của dấu ngoặc kép có thể kể đến như:
Trích dẫn lời nói của nhân vật
Dấu ngoặc kép dùng để làm gì lớp 4? Một trong những tác dụng phổ biến của dấu ngoặc kép là sử dụng trong trường hợp khi người viết muốn trích dẫn lại một câu nói hay hoặc một câu danh ngôn của ai đó.
Đặc biệt, khi trích dẫn câu nói từ một người hoặc một bài báo, sách truyện thì bạn cần phải viết hoa đầu câu trích dẫn.
Đây là phương pháp được sử dụng để người xem có thể hiểu hơn về bố cục của bài viết, và những câu nào là câu nói được trích dẫn nhằm truyền đạt thông tin đến người đọc hiệu quả hơn.
Ví dụ: Bạn Minh nghĩ: “ngày hôm nay cháu sẽ chăm chỉ học tập”. Bà của Minh trả lời rằng:”Cháu của bà ngoan lắm”.
Đưa ra một lời nhận định
Hơn thế nữa, dấu ngoặc kép còn được dùng để nhấn mạnh và làm nổi bật một nhận định nào đó đã được đúc kết từ người viết. Thường những trường hợp này được sử dụng trong bài viết có nhận định gắn liền với tên tuổi của những người nổi tiếng, có tác phẩm hoặc sản phẩm ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng công chúng.
Ví dụ: “Thơ chính là tầm hồn” - M.Gorki
Đánh dấu một từ vựng đặc biệt cần chú ý
Khi nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép lớp 4 thì chúng ta không thể không nhắc đến vai trò đánh dấu một từ vựng đặc biệt cần chú ý. Đây có thể là từ chứa chìa khóa của toàn văn bản hoặc là từ quan trọng mà người viết muốn làm nổi bật để người đọc có thể ghi nhớ lâu dài hơn. Khi đó, dấu ngoặc kép tiếng Việt lớp 4 sẽ được phát huy công dụng của mình.
Ví dụ như người viết có thể đặt dấu ngoặc kép ở tiêu đề của một bài viết nào đó được trích dẫn trong văn bản…
Qua phần soạn bài dấu ngoặc kép lớp 4 ở trên chắc hẳn đã giúp các em hiểu được thế nào là dấu ngoặc kép và công dụng của nó là gì rồi. Tuy nhiên, để giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, tránh tình trạng nhầm lẫn kiến thức dẫn đến làm sai bài tập, Monkey sẽ tổng kết lại kiến thức tiếng Việt lớp 4 bài dấu ngoặc kép như sau:
Ghi nhớ dấu ngoặc kép lớp 4: 1. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm. 2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. |
Những lưu ý khi sử dụng dấu ngoặc kép trong tiếng Việt lớp 4
Dấu ngoặc kép có nhiều tác dụng đa dạng, cũng vì thế nên chúng ta cần phải cẩn trọng trong việc sử dụng loại dấu này để tránh mang lại hiểu lầm không cần thiết cho người đọc. Dưới đây là cách dùng dấu ngoặc kép đúng chuẩn tiếng Việt mà trẻ cần học theo:
Không sử dụng dấu ngoặc kép bừa bãi
Khi nào dùng dấu ngoặc kép? Dấu ngoặc kép sẽ có những ý nghĩa riêng của nó, thế nên hãy tránh việc sử dụng bừa bãi, lung tung. Bởi vì điều này có thể làm cho người đọc văn bản của bạn bị bối rối, không hiểu ý nghĩa mà bạn đang muốn nhấn mạnh và truyền tải là gì.
Hơn thế nữa, sử dụng dấu ngoặc kép không đúng cách sẽ làm cho bài viết của bạn không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn, gây mất thời gian và công sức cho cả người đọc và người viết.
Đừng quên dấu hai chấm
Đa số mọi người thường quên dấu hai chấm trước khi sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn cho câu nói, suy nghĩ của một người nào đó.
Điều này sẽ làm cho người đọc của bạn cảm thấy hoang mang, không hiểu ý của bạn đang để dấu ngoặc kép trong trường hợp là trích dẫn một tiêu đề hay là một câu nói.
Hãy nhớ rằng việc bỏ dấu hai chấm chỉ được thực hiện ở những trường hợp đặc biệt. Còn khi bạn muốn trích dẫn lời nói của người khác vào trong văn bản của mình, thì dấu hai chấm là loại dấu bắt buộc phải có cũng như là phải được đặt nằm trước dấu ngoặc kép trong tiếng Việt.
Bài tập dấu ngoặc kép lớp 4
Sau khi hiểu được dấu ngoặc kép là gì? dưới đây Monkey sẽ tổng hợp một số bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4 để các em có thể tham khảo và vận dụng để thực hành thêm:
Bài tập 1: Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau
a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!
Đáp án:
a) Dấu ngoặc kép được sử dụng để giới hạn một phần của văn bản và chỉ ra rằng đó là suy nghĩ hoặc lời nói của một nhân vật trong trích đoạn. Trong trích này, dấu ngoặc kép được sử dụng để biểu hiện suy nghĩ hoặc cảm xúc của nhân vật đang quan sát.
b) Dấu ngoặc kép được sử dụng để đặt nặng vào một cụm từ hoặc ý nghĩa khác biệt trong trích đoạn. Ở đây, nó được sử dụng để làm nổi bật cụm từ "hầu cận ông lí", có thể là một biệt danh hoặc một cụm từ đặc biệt để miêu tả nhân vật.
c) Dấu ngoặc kép được sử dụng để giới hạn một phần của văn bản và chỉ ra rằng đó là lời nói của một nhân vật trong trích đoạn. Ở đây, nó được sử dụng để bao quanh cụm từ "em bé", biểu thị cách cô tôi nói hoặc suy nghĩ về cụm từ đó.
d) Dấu ngoặc kép được sử dụng để chỉ rõ từ hoặc cụm từ được sử dụng một cách biệt lập hoặc mở rộng ý nghĩa trong trích đoạn. Trong trích này, nó được sử dụng để đặt nặng vào các thuật ngữ mà nhân vật sử dụng để miêu tả dân tộc khác.
e) Dấu ngoặc kép được sử dụng để nêu bật hoặc nhấn mạnh một từ hoặc cụm từ trong trích đoạn. Ở đây, nó được sử dụng để làm nổi bật cụm từ "mặt sắt", có thể là một miêu tả đặc biệt hoặc ý nghĩa sâu xa.
Bài tập 2. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai ? Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp đó để làm gì ?
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
a) Lời của...............................
b) Dấu ngoặc kép dùng để...............................
Đáp án:
a) Lời của người viết văn (tác giả hoặc người tường thuật).
b) Dấu ngoặc kép được sử dụng để chỉ ra những lời được trích dẫn trực tiếp từ Bác, nhấn mạnh vào cách Bác tự mình miêu tả bản thân và những ước mơ, mong muốn của mình.
Bài tập 3: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau :
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn : Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.
Đáp án:
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : "Phải nói ngay điều này để thầy biết." Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn : "Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này."
Bài tập 4: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau:
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một gia tài khổng lồ về sách các loại; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….
Đáp án:
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn "Người giàu có nhất". Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một gia tài khổng lồ về sách các loại; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….
Bài tập 5: Trong khổ thơ sau, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để làm gì?
Có bạn tắc kè hoa
Xây "lầu" trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra
Đáp án:
Trong khổ thơ này, từ "lầu" được sử dụng với ý nghĩa là một cái lồng hay tổ mà bạn tắc kè hoa xây trên cây đa.
Dấu ngoặc kép được sử dụng để làm nổi bật hoặc nhấn mạnh từ "lầu", có thể là để gợi ý rằng đây không phải là một lầu nhà thông thường mà là một lầu tự nhiên được xây trên cây.
Bài tập 6: Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?"
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết:"Em luôn luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa."
Đáp án:
Lời nói trực tiếp trong đoạn văn là: "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?"
Xem thêm:
- Top 6 phần mềm học tiếng Việt cho bé miễn phí, chất lượng nhất
- Soạn bài Tập đọc tiếng Việt lớp 4: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca
- Hướng dẫn giải bài tập đọc ba anh em lớp 4 trang 13, 14 SGK tiếng Việt tập 1
- Học tiếng miền Tây với những âm điệu bình dị và gần gũi
Kết Luận
Dấu ngoặc kép trong tiếng Việt lớp 4 là loại dấu vô cùng quen thuộc, thế nhưng không phải ai cũng biết và sử dụng nó đúng cách nhằm tránh gây khó hiểu và hoang mang cho người đọc.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các em có thể hiểu hơn về dấu ngoặc kép lớp 4, bao gồm khái niệm, tác dụng và cách dùng sao cho đúng với mục đích và ý nghĩa. Để từ đó các em học sinh sẽ dễ dàng hoàn thành các bài tập trong SGK, vở bài tập hay các kỳ thi quan trọng khác cũng như là mang lại hiệu quả tối đa trong việc truyền tải thông tin đến người xem văn bản.
Ngoài các bài tập luyện từ và câu dấu ngoặc kép lớp 4 ra còn có rất nhiều bài học khác, quý thầy cô, ba mẹ và các em học sinh hãy thường xuyên truy cập website monkey.edu.vn để tìm hiểu thêm nhé. Đặc biệt, để giúp trẻ học giỏi môn tiếng Việt hơn nữa thì ba mẹ đừng quên nhắc nhở trẻ học ứng dụng VMonkey mỗi ngày.
Bởi đây là ứng dụng số 1 dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học theo phương pháp GDPT mới được các chuyên gia đánh giá cao và rất nhiều phụ huynh trên toàn thế giới tin tưởng lựa chọn. Chương trình học của VMonkey bao gồm 112 bài học vần, hơn 700 truyện tranh tương tác, trên 300 sách nói, 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện cùng 1.000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc. Qua đó sẽ giúp trẻ học vần nhanh và chuẩn theo sách giáo khoa, tích lũy vốn từ vựng phong phú, đồ sộ và tăng khả năng đọc hiểu cũng như phát triển trí tuệ cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn.
Mặc dù lượng kiến thức khá nhiều nhưng ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn nhờ các phương pháp giáo dục hiện đại như: dạy qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi. Trẻ không chỉ dễ dàng ghi nhớ kiến thức mà còn thích thú hơn với việc học tập, không cần ba mẹ phải theo sát nhắc nhở thường xuyên nữa.
Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.
Có thể thấy, VMonkey thực sự bổ ích đối với trẻ nhỏ phải không nào? Vậy ba mẹ còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay đăng ký gói học VMonkey ngay hôm nay để con được tiếp cận với nhiều kiến thức sớm? Nếu còn điều gì thắc mắc, ba mẹ hãy liên hệ đến fanpage Monkey Việt Nam hoặc liên hệ đến số hotline 1900 6360 52 để được giải đáp sớm nhất nhé.
VMonkey - Ứng dụng số 1 Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Mầm Non Và Tiểu Học Được Các Chuyên Gia Đánh Giá Cao Và Hơn 10 Triệu Phụ Huynh Trên Toàn Thế Giới Tin Tưởng Lựa Chọn. |