Học tiếng miền Tây với những âm điệu bình dị và gần gũi
Học tiếng việt

Học tiếng miền Tây với những âm điệu bình dị và gần gũi

Hoàng Hà
Hoàng Hà

28/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Không giống như giọng nói của các vùng miền khác, giọng miền Tây nghe rất đặc trưng nếu nghe lâu rất dễ bị “nghiện”. Vậy nếu bạn đang muốn học tiếng miền Tây để du lịch, tham quan hay giao tiếp với người dân nơi đây thì hãy cùng Monkey tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

Hướng dẫn cách học tiếng miền Tây hiệu quả nhất

Có người từng nói, nếu muốn lắng nghe chất giọng dân dã, bình dị và dễ thương ở Việt Nam, hãy đến gặp người miền Tây.

Vì lẽ đó nên có rất nhiều người yêu mến và mong muốn học hỏi theo chất giọng miền Tây nhằm thuận tiện hơn trong việc giao tiếp, du lịch, và nếu như bạn cũng là một trong số đó, thì bài viết sau đây chính là dành cho bạn.

Học tiếng miền Tây nhằm thuận tiện hơn trong việc giao tiếp, du lịch. (Ảnh: VNExpress)

Chất giọng miền Tây là như thế nào?

Dẫu biết chất giọng miền Tây chân chất và cực kì đáng yêu, nhưng cụ thể thì chất giọng của vùng miền này có những đặc trưng như thế nào? nó khác chất giọng miền Bắc Trung Nam ra sao? Monkey sẽ giải đáp thắc mắc câu hỏi này của bạn trong ở những đoạn tiếp theo.

Miền Tây là nơi chuẩn xác về ý nghĩa của ngôn từ

Có một sự thú vị mà có lẽ bạn vẫn chưa biết, đó chính là giọng miền Tây chính là sự giao thoa giữa ba ngôn ngữ Kinh – Khmer – Hoa, tạo thành một đặc điểm mà chỉ riêng miền Tây mới có.

Dẫu là vậy, ở miền Tây, người dân không sử dụng lẫn lộn hai từ có nghĩa tương đương nhau như chúng ta vẫn thường dùng.

Ví dụ như khi sử dụng 2 từ “đắc – mắc”, đối với họ, bán “đắc” là để chỉ nơi đó có nhiều khách hàng đến mua, còn bán “mắc” thì nghĩa là giá của món hàng đó khá cao.

Người miền Tây không có thói quen uốn lưỡi

Trong cách nói của người miền Tây, đặc biệt là những âm “r”, “tr” hay “ch”, họ không có thói quen uốn lưỡi khi phát âm, do đó nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ dễ nhầm lẫn giữa các từ mà họ đang sử dụng.

Điều này không có nghĩa là họ sẽ viết sai, chẳng qua bởi vì thói quen trong cách giao tiếp ở vùng miền đó, tạo nên một đặc điểm riêng đầy ấn tượng về người dân miền Tây.

Người dân miền Tây có nhiều đặc điểm riêng đầy ấn tượng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc điểm khi học nói tiếng miền Tây

Ngôn ngữ là một trong những công cụ của truyền thông và giao tiếp, để có thể hiểu hơn về cách mà một người miền Tây trò chuyện, hãy lưu ý các đặc điểm sau:

Các từ mà người dân miền Tây sử dụng

Nếu như bạn nghe ai đó sử dụng những từ như là “Mèng ơi”, “Chèng ơi” hoặc là “hông/hổng”, “hén/hen”, thì chắc chắn đó là âm giọng của người miền Tây, chính xác hơn là của người dân miền Tây Nam Bộ.

Còn đối với cách xưng hô, người miền Tây thường hay gọi ngắn gọn và dễ hiểu.

Tiêu biểu như từ “anh ấy” sẽ gọi thành thành “ảnh”, “cô ấy” là “cổ” và tương tự với từ “ông ấy” – “ổng” “bà ấy” – “bả” …

Người dân miền Tây Nam Bộ nổi tiếng thật thà, chất phác. (Ảnh: Idulic.vn)

Cách người dân miền Tây giao tiếp

Có một đặc điểm mà người dân miền Tây thường hay được nhận xét là bình dị và dân dã, đó chính là họ không bao giờ giao tiếp vòng vo mà cực kì thẳng thắn, chính trực.

Điều này góp phần làm cho người dân các vùng miền trên dải đất hình chữ S vô cùng yêu quý người dân miền Tây, bởi lẽ người miền Tây nghĩ sao nói vậy, họ không bao giờ nói tránh hoặc phóng đại câu chuyện lên cả.

Phương pháp học tiếng miền Tây hiệu quả

Cũng chính vì sự thật thà, chất phác, không tô vẽ ra bất kì điều gì và sẵn lòng nói ra ý kiến của bản thân, nên vùng miền Tây luôn thu hút được sự yêu thích của người dân từ các vùng miền khác.

Vậy để có thể hiểu tiếng miền Tây hơn trong quá trình giao tiếp, chúng ta cần phải chuẩn bị những gì?

Làm quen với cách giao tiếp của người miền Tây  

Người miền Tây rất coi trọng tình cảm và chính nghĩa, người dân nơi đây rất thẳng thắn và trung thực. Họ nói ra những gì họ nghĩ trong đầu mà không cần đắn đo suy nghĩ xem người khác có cảm thấy xấu hổ hay không.

Đối với người miền Tây yêu hay ghét được thể hiện rất rõ ràng, không có chỗ cho sự trung lập hay do dự.

Chính vì vậy khi muốn học “ngôn ngữ” của người miền Tây, chúng ta không chỉ học cách nói giống như họ mà còn học luôn cả văn hóa  giao tiếp của người miền Tây, cách xưng hô, cách họ dành lời khen, than thở, chúc mừng...

Hãy làm quen với người miền Tây để biết cách giao tiếp của họ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tinh thần học hỏi

Tiếng miền Tây có rất nhiều từ cũng như là đặc điểm khác với từ vùng miền khác, cho nên khoảng thời gian đầu tiên trong quá trình học nói tiếng miền Tây sẽ hơi vất vả.

Tuy nhiên, đừng vì thế mà bỏ cuộc, bởi vì càng học hỏi, bạn sẽ càng nhận ra được phong tục miền Tây có nhiều điều thú vị và đáng yêu theo nét rất riêng.

Học từ vựng của người miền Tây

Ba miền nước ta với những tập quán sinh hoạt khác nhau, dù cùng được học từ một chương trình giáo dục đào tạo, nhưng có sự khác biệt bởi  phương ngữ, tiếng địa phương.

Nếu có cơ hội đến với miền Tây chơi chúng ta không chỉ có cơ hội biết thêm về văn hóa của họ mà còn có cơ hội biết thêm cách họ sử dụng từ ngữ nữa đó.

Nếu lần đầu đến miền Tây có thể bạn sẽ bị bối rối bởi những cách nói chuyện  “khó hiểu” của họ. Nhưng khi biết ý nghĩa từ mà họ sử dụng thì sẽ thấy họ dễ mến vô cùng.

Học một số từ vựng đặc trưng của miền Tây. (Ảnh: Kenh14)

Giao lưu, kết bạn 

Bạn có thể tìm hiểu, kết bạn với những người miền Tây để cùng họ nói chuyện, giao tiếp, bắt chước cách nói của họ. Qua đó, bạn sẽ cơ có hội giao lưu vùng miền một cách thực tế nhất, có thể biết thêm các từ vựng mà họ sử dụng nữa đó.  

Xem chương trình địa phương

Ngôn ngữ thì luôn đi cùng với văn hóa một cách để học tiếng Tây là xem thêm chương trình, phim ảnh, ca nhạc của họ để hiểu hơn về văn hóa của người miền Tây.

Chính vì vậy, bạn có thể lựa chọn nghe đài thời sự địa phương hoặc các kênh ca nhạc của họ để hiểu thêm về văn hóa, và có thể luyện tập nói tiếng miền Tây cũng là một cách học hiệu quả đấy.

Xem nhiều chương trình liên quan tới miền Tây. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Cách học tiếng miền Nam đúng chuẩn với những mẹo đơn giản nhất

Kết Luận

Học tiếng miền Tây giờ đây không chỉ đơn thuần là việc học một âm giọng nữa, mà nó còn có nghĩa là chúng ta đang học hỏi và mở rộng kiến thức thêm về phong tục tập quán của một vùng miền trên quê hương Việt Nam. Hy vọng rằng thông qua bài biết này, các bạn sẽ có những giây phút học tập và tìm được phương hướng mở rộng kiến thức thật hiệu quả nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Bạn đang quan tâm đến các kiến thức nuôi dạy con đúng cách và hiệu quả?

Nhận tư vấn Monkey