Học tiếng miền Trung với nhiều người sẽ gặp nhiều khó khăn, vì cách phát âm của người bản địa khá khó nghe và nói theo. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây hãy cùng Monkey tìm hiểu cách học dễ hiểu, đơn giản hơn trong bài viết sau đây nhé.
Đặc điểm của giọng miền Trung khi học
Tiếng Việt nước ta khá khó học vì có nhiều vùng miền khác nhau. Đặc biệt là ngôn ngữ miền Trung, gần như cách phát âm cho đến vốn từ vựng sẽ có sự khác biệt với từ điển tiếng Việt hay giọng chuẩn miền Bắc.
Về cơ bản thì giọng miền Trung được nhiều người cho rằng nếu nghe không quen hay nghe lần đầu sẽ khó có thể hiểu được. Bởi vì giọng miền Trung vẫn có chút âm điệu của giọng Bắc nhưng khi phát âm sẽ nặng hơn nhiều, cũng như có một số âm điệu khác hẳn với giọng chuẩn miền Bắc.
Ngoài ra, giọng miền Trung đa phần sẽ không phân biết được dấu hỏi và dấu ngã, cũng như với cách phát âm nửa vời nên âm phát ra sẽ có lúc trầm xuống gần như là dấu nặng. Vậy nên, với người nước ngoài khi nghe giọng miền Trung sẽ khó có thể nhận biết.
Một số từ đặc trưng của người miền Trung sử dụng như: Mi = Màу, Tau = Tao, Choa = Chúng tao, Mô = Đâu/Nào, Rứa = Thế, Răng = Sao,…
Khó khăn khi học tiếng miền Trung
So với việc học tiếng miền Bắc, học tiếng miền Nam, học tiếng miền Tây thì giọng miền Trung khó học hơn rất nhiều. Bởi vì:
Phụ âm đầu thường bị biến đổi
Với người miền Trung khi nói họ thường không phân biệt được phụ âm đầu như nh, gi, d. Đa phần họ chỉ nói phụ âm gi là chủ yếu, thay vì “nhà” họ thường nói “già” rất dễ bị nhầm lẫn khi nghe, viết.
Không phân biệt được dấu ngã, hỏi
Thường người miền Trung sẽ không phân biệt dấu hỏi, ngã khi nói. Thậm chí nếu không để ý còn dễ bị nhầm với dấu nặng vì cách nói trầm xuống.
Nhiều từ vựng khác với từ điển tiếng Việt
Ngôn ngữ miền Trung có nhiều từ vựng biến hóa từ giọng chuẩn miền Bắc. Nên khi học lượng từ vựng sẽ nhiều hơn, ví dụ như Con du = con dâu, Con me = Con bê, Đọi = (cái) Bát, Trốc = Đầu…
Mỗi vùng miền của miền Trung có cách phát âm khác nhau
Trong miền Trung còn chia thành nhiều tỉnh thành. Như riêng giọng Nghệ An và Hà Tĩnh là nặng nhất, nhiều người không nghe quen cũng không thể hiểu. Đến Quảng Bình thì ẩm hưởng giọng Bắc sẽ không còn nhưng sẽ nhẹ hơn giọng Nghệ tĩnh, còn giọng Bình Trị Thiên sẽ nhẹ hẳn hơn, cao bỗng và dễ nghe hơn theo cách riêng.
VMonkey - ứng dụng học tiếng Việt theo Chương trình Giáo dục Phổ thông Mới giúp con xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc: Phát âm chuẩn, đọc trôi chảy, viết đúng chính tả... |
Kinh nghiệm học tiếng miền Trung hiệu quả
Về cơ bản, việc học tiếng miền Trung sẽ gặp khó hơn so với các giọng miền khác. Vậy nên, để giúp quá trình học giọng bản địa này hiệu quả, mọi người có thể áp dụng một số kinh nghiệm sau:
Học từ vựng tiếng miền Trung
Để có thể học được tiếng miền Trung thì việc đầu tiên mọi người cần phải biết chính là từ vựng của người bản địa. Bởi vì người miền Trung có nhiều từ vựng khác với từ điển tiếng Việt thông thường, nên số lượng từ vựng bạn sẽ học sẽ nhiều hơn.
Thực chất, có rất nhiều những câu nói miền trung khó hiểu. Vậy nên, việc nắm rõ các từ đặc trưng của vùng miền này sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn. Vậy nên, dưới đây là một số từ vựng đặc trưng của miền Trung mà mọi người có thể tham khảo:
Đại từ - Mạo từ:
-
Mi = Mày
-
Tau = Tao
-
Choa = Chúng tao
-
(Bọn) bây = Các bạn
-
Hấn = Hắn, nó
-
Ci (ki, kí), cấy = Cái.
-
Con du = con dâu
-
Chạc = Dây
-
Chủi = Chổi
-
Con me = Con bê
-
Đọi = (cái) Bát
-
Nạm = Nắm.
-
Trốc = Đầu.
-
Tru = Trâu.
-
Trốc tru = Đồ ngu.
-
Trốc gúi = Đầu gối.
-
Khu = Mông, đít.
-
Mấn = Váy.
Thán từ - Chỉ từ:
-
Mô = 1. Đâu. 2. Nào.
-
Mồ = Nào.
-
Ni = 1. Này. 2. Nay.
-
Tê = Kia.
-
Tề = Kìa.
-
Rứa = Thế
-
Răng = Sao.
-
Chi = Gì.
-
Nỏ = Không.
-
Ri = Thế này.
-
A ri = Như thế này.
-
Nớ = Ấy.
-
(Bây) Giừ = (Bây) Giờ.
-
Hầy = Nhỉ.
-
Chư = Chứ.
-
Rành = Rất.
-
Đại = 1. Khá. 2. Bừa.
-
Nhứt = Nhất.
-
Bổ = Ngã.
-
Bứt = Bẻ.
-
Chưởi = Chửi.
-
Đấy = Đái.
-
Đút = Đốt.
-
Đập (chắc) = Đánh (nhau).
-
Dắc = Dắt.
-
Gưởi = Gửi.
-
Hun = Hôn.
-
Mần = Làm.
-
Nhởi = Chơi.
-
Rầy = Xấu hổ.
-
Vô = Vào.
-
Cảy = Sưng.
-
Ngái= Xa.
-
Su = Sâu.
-
Túi = Tối...
Một số từ vựng khác:
- Gươi = sân
- Cại = cãi
- Chộ = thấy
- Ung = ông
- Mệ = mẹ
- Bọ = bố
- Rọng = ruộng
- Gát = cát
- Xuy măng = xi măng
- Bựa ni = hôm nay
- Lọoc = luộc
- Ló = lúa
- Cựa = cửa
- Nhít = nhất
- Rú = đồi, núi
- Đàng = đường
- Kỳ địa = cái đĩa
- Mụi = mũi
- Đá ban = đá bóng
- Tỉ nựa = tý nữa
- Riệu = rượu
- Chin tay = chân tay
- Nhọoc = mệt
- Gắt ló = gặt lúa
- Nghị = nghĩ,
- Cấy = cái
- Đạ = đã
- Nỏ = không
- Có lẹ = có lẽ
- Coi mồ = xem nào
- Ngái = xa
- Hại = sợ
- Trửa = giữa
- Buổi triều = Buổi chiều
- Cá Tràu = cá Quả, cá Chuối
- Cơn ni = cây này
- Trấy = trái
- Ngái = xa
- Gin = gần
- Con ròi = con ruồi
- Con mọi = con muỗi
- Nốc = thuyền
- Mói = muối
- Cơn ná = cây nứa
- Con gấy = con gái
- Vô = vào
- Gấy = vợ
- Nhông = chồng
- Gì, mự = cô
- Ngá = ngứa
- Con trùn = con giun
- Con ga = con gà
- Con trâu = con sâu
- Con troi = con giòi
- Con me = con bê
- Cấy chủi = cái chổi
- Hun = hôn (hai một cún = hun một cái
- Cụng = cũng
- Cẳng = chân
- Cựa = cửa
- Có mang = có bầu
- Lấy chắc = lấy nhau
- Một chắc = một mình
- Toóc = rơm
- Con me = con bê
- Sèm = thèm
- Rọt = ruột
- * = đánh rắm
- Lộ = lỗ
- Náng = nướng (náng khoai = nướng khoai)
- Ruốc = mắm tôm
- Ngài = người
- Cưa gấy = tán gái
- Đọt = ngọn
- Tóm = gầy
- Mấy ả = mấy cô
- Hói = sông
Hiệu quả bất ngờ với phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt cho bé
Cách học tiếng miền Nam đúng chuẩn với những mẹo đơn giản nhất
Hướng dẫn cách học tiếng miền Bắc cực chuẩn với những mẹo đơn giản
Lắng nghe người miền Trung nhiều hơn
Để có thể hiểu và học được tiếng của người miền Trung đòi hỏi mọi người nên dành thời gian để nghe người bản địa nói nhiều hơn. Ban đầu khi nghe chắc chắn bạn sẽ không hiểu họ nói gì, nhưng cứ nghe nhiều, mỗi ngày sẽ dần dần hiểu được cách nói, cách phát âm mà họ nói.
Làm quen với cách giao tiếp người miền Trung
Học phải đi đôi với hành. Vậy nên, khi muốn học tiếng miền Trung thì cần phải giao tiếp với người miền Trung nhiều hơn. Mọi người có thể kết bạn với những người miền Trung, hoặc sống tại vùng đất này để có cơ hội làm quen, được nghe, được nói và hiểu hơn về ngôn ngữ bản địa.
Đặt ra mục tiêu và kế hoạch rõ ràng
Việc học tiếng miền Trung cũng như học một ngôn ngữ mới, đòi hỏi mọi người phải đặt ra mục tiêu và có kế hoạch học tập cụ thể.
Thường khi giao tiếp với người miền Trung, bạn nói giọng Bắc hay Nam thì họ đều có thể hiểu để giao tiếp với bạn. Nhưng khi đã đặt ra mục tiêu nói giọng miền Trung thì hãy cố gắng giao tiếp với họ bằng tiếng miền Trung, cũng như hiểu được họ nói gì.
Cũng như việc lên kế hoạch học tập rõ ràng từ việc phân chia thời gian, kỹ năng nghe, nói,… cũng cần chi tiết để giúp quá trình học hiệu quả hơn.
Một số lưu ý trong cách nói giọng miền trung
Trong quá trình học và làm quen cách nói tiếng miền Trung cơ bản, mọi người cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
-
Không nên xem đây là giọng chuẩn: Nếu như bạn là người nước ngoài học tiếng Việt thì nên học tiếng miền Bắc thay vì miền Trung, vì đây là giọng chuẩn. Vì khi nghe, nói, đọc, viết đều sẽ sử dụng giọng miền Bắc hơn miền Trung.
-
Xác định mục đích học tiếng miền Trung: Nếu mục đích chỉ là đi du lịch ở các tỉnh miền Trung thì bạn chỉ cần học một số từ vựng cơ bản, còn lại khi nói giọng miền Nam hay Bắc người miền Trung đều sẽ hiểu.
-
Kiên trì mỗi ngày: Khi đã có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng rồi thì việc kiên trì luyện tập mỗi ngày chính là bước đi quan trọng để giúp mọi người đạt được thành công.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hướng dẫn cách học tiếng miền Trung hiệu quả. Về cơ bản thì đây là giọng khá khó học, nhưng nếu được tiếp xúc với người bản địa nhiều, cũng như áp dụng các kinh nghiệm mà Monkey chia sẻ, chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu và nghe được người miền Trung nói gì. Chúc thành công!