zalo
Lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo thường gặp và cách khắc phục hoàn toàn
Học tiếng việt

Lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo thường gặp và cách khắc phục hoàn toàn

Ngân Hà
Ngân Hà

10/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Một trong những vấn đề về ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay đó chính là lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo. Vậy, những lỗi sai trong khi nói tiếng Việt của trẻ là gì? Và làm cách nào để khắc phục những điều đó? Hãy đọc tiếp bài viết này của Monkey nhé!

Phát âm nói chung và phát âm tiếng Việt nói riêng, là một quá trình tương đối phức tạp, bởi sự đòi hỏi việc trẻ phải phối hợp các cơ trong vòm họng một cách nhịp nhàng. Ở độ tuổi mẫu giáo, nếu như trẻ đang mắc phải các lỗi sai trong phát âm thì cùng là chuyện bình thường. Và bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều về điều đó, trẻ sẽ tự khắc phục nếu như được giáo dục đúng cách.

Vậy, những lỗi mà trẻ mầm non thường gặp trong phát âm là gì?

Những lỗi phát âm của trẻ mầm non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lỗi phát âm mà trẻ mẫu giáo thường gặp

1. Nói ngọng

Hiện tượng nói ngọng là do trẻ bị rối loạn ngôn ngữ ở một độ tuổi nhất định. Nó hình thành một phản xạ có điều kiện, do các cơ quan phát âm chưa được phát triển hoàn chỉnh. Ví dụ, trẻ thường nhầm lẫn các từ “s” và “x”, “t” và “ch”, hay “l” và “n”,...

Mặc dù vấn đề này có thể khắc phục khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, đừng quá chủ quan, vì nếu quá trình giáo dục trẻ không đúng, sẽ khiến trẻ quen với cách phát âm này đến lớn và rất khó sửa.

Để tránh việc trẻ hình thành thói quen nói ngọng, thì các bậc phụ huynh cần chú ý cách nói chuyện cũng như phát âm của mình. Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi những gì diễn ra xung quanh trẻ. Vì thế, việc bố mẹ phải tự điều chỉnh phát âm của mình cho chuẩn là điều hết sức cần thiết.

Đặc biệt hơn, nếu như trẻ lớn hơn 7 tuổi mà vẫn bị chứng nói ngọng hay nói các ngôn ngữ khó hiểu. Thì bố mẹ cần chú ý con trẻ và môi trường xung quanh nhiều hơn. Có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia để thăm khám và điều trị, hay phát hiện các bệnh bẩm sinh về cơ quan phát âm sớm nhất.

Hiện tượng nói ngọng ở trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Nói lắp

Hiện tượng nói lắp, lặp lại các từ hay câu mà trẻ đã nói trước đó, xảy ra khi trí não của trẻ phát triển một cách nhanh chóng mà ngôn ngữ của chúng không theo kịp. Vì thế mà, cách để giúp trẻ hạn chế việc nói lắp cũng rất đơn giản, đó chính là cho trẻ tập nói chậm lại.

Nhưng không vì vậy mà bạn buộc trẻ phải giảm tốc độ nói chuyện ngay lập tức. Hãy điều chỉnh lại nhịp độ nói của bạn, sẽ giúp trẻ quen dần với sự dẫn dắt ấy. Ngược lại, tình trạng nói lắp của trẻ sẽ trở nên tồi tệ hơn, nếu trẻ căng thẳng và bị buộc phải nói nhanh, nên bố mẹ hãy lưu ý nhé.

Đây là vấn đề không có gì lạ với trẻ ở độ tuổi này. Tuy nhiên, giai đoạn nói lắp này sẽ kéo dài không quá lâu. Và bạn cần phải quan sát kỹ con của mình, nếu như có tật nói lắp, thì bạn cần có những phương pháp luyện tập đặc thù cho trẻ.

3. Chứng ngưng nói

Chứng ngưng nói ở trẻ được gây ra bởi hệ thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm của trẻ. Cụ thể là do hệ thần kinh không thể hoặc khó kết nối với bộ phận phát âm trên cơ thể trẻ, dẫn đến việc trẻ khó giao tiếp với mọi người xung quanh.

Trẻ ở độ tuổi này hiếm khi được chẩn đoán mắc chứng ngưng nói. Nên khi bố mẹ nhìn thấy các dấu hiệu rõ rệt hơn từ trẻ, hãy ngay lập tức tham khảo ý kiến của các chuyên gia bệnh lý học về ngôn ngữ, từ đó lên phát đồ điều trị sớm nhất có thể. Vì khi mắc bệnh này, trẻ cần phải được can thiệp chuyên sâu, thì mới mong cải thiện được phát âm của trẻ.

Chứng ngưng nói của trẻ ở độ tuổi mầm non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những dấu hiệu chỉ ra con của bạn đang đang mắc chứng ngưng nói:

  • Trẻ có thể phát âm chính xác từ một âm tiết đơn giản, nhưng lại phát âm sai ở một thời điểm khác.

  • Khó khăn khi cần phải phối hợp các bộ phận của vòm họng để tạo ra âm thanh, như: Lưỡi, môi dưới, hàm dưới.

  • Tự động thay thế hoặc bỏ luôn nhưng từ khó phát âm.

  • Sự hiểu biết của trẻ về tiếng Việt dường như giỏi hơn khả năng nói của trẻ.

  • Cao độ, nhịp độ nói và độ lớn của âm thanh không giống các bé cùng lứa.

Xem thêm: Top những video bài giảng học tiếng Việt VTV7 hay dành cho trẻ mới bắt đầu học chữ cái

Những cách sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non

Sau đây là tổng hợp 3 cách sửa lỗi phát âm dễ thực hiện, nhưng sẽ mang đến hiệu quả cao nhất cho con của bạn.

1. VMonkey

Đây là ứng dụng giúp xây dựng nền tảng tiếng Việt cho trẻ do đội ngũ Monkey phát triển. Tuy nhiên, ứng dụng này cũng hỗ trợ trẻ học và luyện phát âm sao cho chuẩn phổ thông nhất. 

Với hàng ngàn đầu sách nói và hàng trăm bài học vần, VMonkey đã hỗ trợ rất nhiều trẻ em từ khối mầm non cho đến hết tiểu học, dễ dàng tránh được các lỗi sai trong phát âm thường ngày. Ngay cả việc nói ngọng hay giọng trẻ bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền, cũng được cải thiện một cách rõ rệt.

Phần mềm học tiếng Việt cho trẻ mầm non đến hết tiểu học. (Ảnh: Monkey)

Ba mẹ có thể tải phần mềm và dùng thử tại:

2. Sửa lỗi phát âm cho trẻ qua trò chơi

Bên cạnh việc hỗ trợ trẻ luyện phát âm bằng các phần mềm, thì bạn có thể cùng trẻ chơi các trò chơi dân gian để cải thiện việc nói chuyện của trẻ. Đây cũng là một trong các phương pháp đơn giản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cực tốt.

Một số trò chơi mà ba mẹ có thể chơi cùng con như:

  • Chi chi chành chành: Bằng cách lặp đi lặp lại bài thơ sẽ giúp trẻ phát âm tốt hơn, cũng như học được cách gieo vần. Ba mẹ nên kết hợp giữa việc cho bé học thuộc bài thơ và các hoạt động tương tác khác, để kích thích não bộ non nớt của trẻ nhé.

  • Dung dăng dung dẻ: Trò chơi này không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà con tăng cường cả tư duy lẫn vận động thể chất.

  • Kéo cưa lừa xẻ: Đây là trò chơi được các bé mầm non yêu thích nhất, vì sự phối hợp giữa các bạn cùng trang lứa với nhau để chơi trò chơi. Không chỉ cả thiện phát âm cho trẻ, mà còn tăng sự gắn kết mối quan hệ cho các bé.

Các bài học trong ứng dụng VMonkey cũng được thiết kế dưới dạng trò chơi tương tác, giúp con có những giờ học vui vẻ, không áp lực và tiếp thu bài hiệu quả. 

3. “Dọn sạch” môi trường mà trẻ tiếp xúc

Một trong số những lý do phổ biến nhất khiến trẻ nói ngọng, đó chính là bắt chước theo mọi người xung quanh trẻ. Vì thế mà, bố mẹ, người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất cần gấp rút điều chỉnh lại phát âm của mình sao cho chuẩn phổ thông. Đồng thời, hạn chế cho trẻ trong độ tuổi này tiếp xúc với thầy cô hay hàng xóm nói tiếng địa phương hoặc nói ngọng. 

Sau giai đoạn dễ bị ảnh hương này của trẻ, thì ba mẹ có thể cho trẻ giao lưu với mọi người nói trên một cách bình thường. Vì lúc này phát âm của trẻ đã vững vàng và khó bị ảnh hưởng bởi người khác.

Hãy cho trẻ tiếp xúc với người nói tiếng phổ thông chuẩn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là một số lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo thường gặp và cách khắc phục chúng dễ dàng nhất. Hy vọng, những điều mà Monkey đã chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với ba mẹ đang có con trong độ tuổi này. Chúc bạn thành công!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!