Chỉ từ là một trong những loại từ quan trọng trong câu tiếng Việt. Để hiểu rõ hơn về chỉ từ là gì? Đặc điểm, tính chất và vai trò của chi từ thì bài viết sau đây Monkey sẽ phân tích chi tiết.
Chỉ từ là gì?
Một trong những ngữ pháp quen thuộc khi học tiếng Việt chính là chỉ từ. Vậy chỉ từ là gì?
Định nghĩa chỉ từ là gì?
Chỉ từ chính là những đại từ chỉ định, có chức năng chỉ, trỏ vào các tượng được nhắc đến, giúp người nghe, người đọc có thể xác định được sự vật, hiện tượng cụ thể ở trong khoảng không gian và thời gian nhất định.
Đồng thời, chỉ từ là một trong những từ loại quen thuộc trong tiếng Việt được sử dụng cả trong văn viết và văn nói.
Một số chỉ từ thường gặp có thể kể đến như: này, nọ, kia, kìa, đấy, ấy, đó, đây,…
Vai trò và chức năng của chỉ từ trong tiếng Việt
Trên lý thuyết, cách dùng và vai trò của chỉ từ trong tiếng Việt là giống nhau. Nhưng xét về ngữ cảnh sử dụng mà chỉ từ có thể chứa đựng hàm nghĩa thay đổi sao cho phù hợp. Dưới đây là một số chức năng, vai trò chính của chỉ từ khi sử dụng trong câu:
- Chỉ từ là phụ ngữ trong cụm danh từ
Ví dụ: Chiếc xe máy đó là phương tiện di chuyển duy nhất của anh ấy.
Ngay trong câu này, chỉ từ được dùng chính là từ “đó”. Nó đóng vai trò làm phụ ngữ đứng sau, bổ nghĩa cho danh từ “chiếc xe máy”. Đồng thời, từ “đó” cũng sẽ giúp xác định được chiếc xe máy trong không gian nhất định được nói tới trong câu.
- Chỉ từ là trạng ngữ trong câu
Ví dụ: Một ngày nọ, Lan bỗng nhiên trông thấy mẹ cô ấy đi chợ trên con đường này khi đứng từ xa.
Trong câu này, chỉ từ được dùng chị là từ “nọ” đóng vai trò như một trạng ngữ trong câu giúp bổ nghĩa cho khoảng thời gian nhất định, hay cho từ “một ngày” được nhắc đến trong câu.
- Chỉ từ làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ: Đó không phải là đồ chơi của tôi.
Trong câu trên, từ “đó” chính là chỉ từ đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, bổ nghĩa cho từ “đồ chơi” được nhắc đến trong câu.
Qua đó có thể thấy được chỉ từ đóng nhiều vai trò trong câu, cũng như dứng nhiều vì trị khác nhau. Vậy nên, mọi người cần phải nắm được vai trò của chúng được dùng trong câu rồi tiến hành phân tích chính xác nhất nghĩa của câu để truyền tải thông tin tới người đọc, người nghe.
Phân loại chỉ từ
Dựa vào mục đích sử dụng của người nói, người viết mà chỉ từ sẽ được chia làm 3 loại cơ bản sau đây:
Chỉ từ chỉ vị trí
Đây là những từ dùng để chỉ về mối quan hệ về không gian của đối tượng được nhắc đến. Hay nói cách khác, chỉ từ chỉ vị trí chính là những từ dùng để định vị đối tượng trong mối tương quan với người nghe, người nói hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Các chỉ từ chỉ vị trí thường gặp như: này, kia, kìa, ấy, đấy, đó, nọ, đây.
* Lưu ý: Với chỉ từ chỉ vị trí khi dùng phải có vật quy chiếu cụ thể, nó có thể là sự vật được người nói, người nghe nhắc tới hoặc cũng chính là người nghe, người nói.
Ví dụ: Tôi không thích chiếc áo này.
Ở đây, từ “này” chính là chỉ từ chỉ vị trí cho thấy vị trí của người nói đang gần chiếc áo đang được nhắc đến.
Ngoài ra, những chỉ từ chỉ vị trí sẽ vừa được dùng để chỉ vị trí không xác định, vừa dùng để chỉ vị trí xác định.
Ví dụ: “Tôi mua cái này một chút”
Ở đây, từ “này” cũng vừa dùng để xác định địa điểm vừa dùng để nói tới địa điểm không xác định.
Chỉ từ chỉ thời gian
Chỉ từ chỉ thời gian chính là những từ dùng để nói về mối quan hệ thời gian của đối tượng được nhắc tới. Thường là các từ như : này, nay, kia, kìa, ấy, đấy, nọ, đây, bây giờ, bấy giờ, giờ.
Qua đó, mọi người cũng có thể thấy có nhiều chỉ từ chỉ vị trí cũng là chỉ từ chỉ thời gian. Đồng thời, loại chỉ từ này cũng sẽ có thời điểm quy chiếu cụ thể chính là mốc thời điểm, thời gian mà hành động được nói tới trong câu diễn ra. Những từ thường gặp là: đấy, ấy, đó, bây giờ.
Ví dụ: “Trước đây, Tết vui hơn bây giờ”.
Ngoài ra, những chỉ từ dùng để chỉ một thời điểm nào đó không xác định hay được xác định cụ thể trong tương lai như kia, kìa.
Ví dụ: “Một ngày kia, tôi sẽ quay về Sài Gòn”.
Chỉ từ đặc biệt
Chỉ từ đặc biệt là những từ có thể dùng để thay thế cho một sự kiện hay trạng thái được nói đến ở một đơn vị ngôn ngữ khác (vế câu, từ, câu hay một số câu). Đó thường là các từ như: Thế, vậy.
Ví dụ: Em làm bài tập như vậy là đúng rồi.
Cách sử dụng chỉ từ
Dựa vào chức năng của mình, chỉ từ được sử dụng linh hoạt trong cả văn nói, văn viết. Cụ thể:
- Dùng chỉ từ trong những tình huống giao tiếp, hội thoại trong đời sống.
Ví dụ:
“Tôi đang sống tại thành phố đó rất tuyệt vời”. Từ “đó” đóng vai trò là cụm danh từ bổ nghĩa cho thành phố được nhắc đến.
“ Ngày đó, tôi đã rời khỏi làng quê lên thành phố lập nghiệp”. Chỉ từ “đó” đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu, bổ nghĩa cho mốc thời gian được nói đến.
“ Cô ấy rất thông minh”. Chỉ từ “ấy” là một chủ ngữ trong câu.
- Chỉ từ là phép tu từ dùng trong văn chương
Ví dụ:
Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ.
(Ca dao)
Chỉ từ “đấy, đây” vừa làm chủ ngữ, vừa giúp bổ nghĩa cho sự vật trong không gian biểu đạt.
Những nền tảng hỗ trợ trẻ học tiếng Việt lớp 4 online uy tín nhất hiện nay
5 Trò chơi ô chữ tiếng Việt lớp 1 đem đến cho trẻ nhiều trải nghiệm thú vị
Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu có bao nhiêu chữ, ký tự?
Bài tập về chỉ từ trong tiếng Việt vận dụng
Sau khi đã hiểu rõ hơn về chỉ từ là gì? Dưới đây Monkey sẽ tổng hợp một số bài tập về từ loại này trong tiếng Việt để các em có thể tham khảo và thực hành:
Trắc nghiệm về Chỉ từ
Câu 1: Vị trí của chỉ từ trong cụm danh từ là ở
A. phần trung tâm cụm danh từ.
B. phần trước của danh từ.
C. phần sau cụm danh từ.
D. phần sau liền kề với danh từ.
Câu 2: Đọc câu ca dao: "Tình thâm mong trả nghĩa dày - Cành [...] có chắc cội [...] cho chăng?". Điền những chỉ từ thích hợp vào dấu [...] để hoàn thành câu ca dao trên?
A. Đấy - đây.
B. Kia - này.
C. Đây - kia.
D. Này - kia.
Câu 3: Chỉ từ là gì?
A. “chỉ định”, “chỉ vào”, “trỏ vào” sự vật, sự định vị
B. Những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian và không gian
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 4: Đọc đoạn đối thoại sau: "- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!". Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng chỉ từ?
A. Ba lần.
B. Sáu lần.
C. Bốn lần.
D. Năm lần.
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau: "Cô kia đi đằng ấy với ai - Trồng dưa dưa héo, trồng khoai khoai hà - Cô kia đi đằng này với ta - Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai". Trong đoạn thơ trên có mấy lần sử dụng chỉ từ?
A. Bốn lần.
B. Ba lần.
C. Hai lần.
D. Năm lần
Câu 6: Chỉ từ “này, kia, ấy, nọ” dùng để chỉ?
A. Định vị về không gian
B. Định vị về thời gian
C. Định vị khoảng cách
D. Cả A và C
Câu 7: Câu nào nói về chỉ từ đúng nhất?
A. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong không gian và thời gian, thường lấy vị trí người phát ngôn và thời điểm phát ngôn làm gốc.
B. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong một khoảng cách gần với người phát ngôn.
C. Chỉ từ là các từ định vị sự vật ở thời điểm phát ngôn.
D. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong thời gian và không gian.
Câu 8: Đọc câu ca dao: "Cô kia cắt cỏ bên sông - Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.". Câu ca dao trên có những chỉ từ nào?
A. Có, thì.
B. Bên, sang.
C. Kia, đây.
D. Kia, bên, có, thì, đây.
Câu 9: Chức vụ ngữ pháp của từ đây, đấy là gì?
A. Chức năng làm chủ ngữ
B. Chức năng làm vị ngữ
C. Chức năng làm trạng ngữ
D. Chức năng làm bổ ngữ
Câu 10: Trong câu “Làng ấy về sau được gọi là làng Cháy”, đâu là chỉ từ?
A. Làng
B. Được
C. Làng Cháy
D. Ấy
Bài tập tự luận về chỉ từ
Bài 1: Tìm các chỉ từ trong những câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng
a.Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
(Ếch ngồi đáy giếng)
b. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công
(Em bé thông minh)
c. Bà mẹ về nói với Sọ Dừa, nghĩ là con thôi hẳn việc lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy.
(Sọ Dừa)
Bài 2: Xác định chỉ từ trong những câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng
a.Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
(Bánh chưng, bánh giày)
b. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
(Thánh Gióng)
c. Thầy Mạnh Tử ở gần Trường học , thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở. Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng, nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.
(Mẹ hiền dạy con)
Bài 3: Đặt câu có chỉ từ giữ các chức vụ ngữ pháp dưới đây
a. Làm trạng ngữ
b. Làm chủ ngữ
c. Làm phụ ngữ cho cụm danh từ
Kinh nghiệm học kiến thức chỉ từ trong tiếng Việt hiệu quả
Chỉ từ là một từ loại quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong văn nói, văn viết của tiếng Việt. Vậy nên, để giúp các em hiểu rõ hơn về kiến thức này, cũng như sử dụng đúng thì dưới đây là một số bí quyết mà ba mẹ có thể cùng trẻ tham khảo và áp dụng:
-
Hiểu rõ chỉ từ là gì: Chỉ khi các em hiểu rõ thế nào là chỉ từ thì mới có thể sử dụng được chúng. Vậy nên, ba mẹ nên hướng dẫn bé hiểu rõ về đặc điểm của loại từ này, đưa ra ví dụ gần gũi để con dễ hiểu hơn nhé.
-
Ứng dụng chỉ từ hàng ngày: Sau khi đã hiểu rõ hơn về chỉ từ là gì? Ba mẹ có thể đặt ra các câu hỏi hàng ngày để bé biết cách sử dụng loại từ này trong các hội thoại, giao tiếp mỗi ngày.
-
Tổ chức các trò chơi tại nhà: Ba mẹ có thể nghĩ ra những trò chơi về việc đặt câu, câu đố,… có liên quan đến chỉ từ để bé tham gia, sẽ kích thích sự hứng thú khi học của bé hơn đấy.
-
Luyện tập thường xuyên: Ngoài ôn tập lý thuyết, ba mẹ cũng nên khích lệ, yêu cầu bé luyện tập thường xuyên hơn, từ việc làm bài tập trong SGK, tham khảo thêm nhiều bài tập trên internet, luyện đề thi… Qua đó giúp nâng cao khả năng tiếp thu, ghi nhớ và tư duy của bé tốt hơn.
-
Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cùng Vmonkey: Đây là ứng dụng dạy trẻ học tiếng Việt thông qua truyện tranh vô cùng thú vị, mỗi câu truyện sẽ đi kèm với những bài học được phân chia thành nhiều cấp độ. Đồng thời, lồng ghép cùng với nhiều trò chơi, hoạt động tương tác sẽ hỗ trợ tăng khả năng hứng thú, tiếp thu của trẻ tốt hơn. Với giao diện thân thiện, hình ảnh minh họa sống động cùng các bài học của VMonkey được xây dựng dựa trên chương trình phổ thông mới của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chất lượng cả về mặt hình thức lẫn nội dung.
Đăng ký tài khoản VMonkey Ngay Tại Đây để nhận ưu đãi lên đến 40% và nhiều tài liệu học tập miễn phí!
Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản giúp các em hiểu rõ hơn chỉ từ là gì? Đây được xem là một từ loại được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Vậy nên, các em cần nắm vững để có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngay hay khi làm bài tập đạt kết quả tốt nhất nhé.