zalo
Hướng dẫn học trạng từ tiếng việt lớp 4 với những tuyệt chiêu đơn giản giúp bé học tốt hơn
Học tiếng việt

Hướng dẫn học trạng từ tiếng việt lớp 4 với những tuyệt chiêu đơn giản giúp bé học tốt hơn

Hoàng Hà
Hoàng Hà

09/02/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Trạng từ tiếng việt lớp 4 là một trong những kiến thức quan trọng khi học bộ môn này. Để giúp các bé có thể học, ghi nhớ và thực hành tốt bài tập về trạng từ, hãy cùng Monkey tìm hiểu những phương pháp hiệu quả ngay trong bài viết sau đây.

Trạng từ trong tiếng Việt là gì?

Trong chương trình tiếng Việt lớp 4, các bé sẽ được học về các loại từ, trong đó không thể thiếu trạng từ.

Trạng từ chỉ là thành phần phụ trong câu nhưng có chức năng quan trọng. (Ảnh: Bachkhoawiki)

Thực chất, trạng từ là một thành phần phụ trong câu giữ vai trò giúp bổ sung các cột mốc xác định địa điểm, thời gian, nơi chống, nguyên nhân, mục đích…của sự việc, sự vật, hiện tượng trong câu được nhắc đến.

Hiểu đơn giản hơn, trạng từ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, phương tiện… để bổ nghĩa cho cụm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

Ngoài ra, trong tiếng Việt, trạng từ có thể là một ngữ, một từ hay cụm chủ vị và chúng thường được đứng đầu câu, được ngăn cách bởi dấu phẩy. Trong một số trường hợp trạng từ có thể đứng giữa hoặc cuối cầu làm vai trò từ nối.

Ví dụ: Hôm qua, gia đình tôi đi chơi công viên.==> Lúc này, từ “hôm qua” chính là trạng từ để trả lời cho câu hỏi khi nào.

Các loại trạng từ tiếng Việt lớp 4 bé sẽ được học

Trong tiếng Việt, trạng từ sẽ có nhiều loại khác nhau, bao gồm:

Các loại trạng từ trong câu tiếng Việt. (ảnh: Boxhoidap)

Trạng từ chỉ thời gian cho câu

Trạng từ chỉ thời gian là những từ dùng để xác định khoảng thời gian diễn ra hiện tượng, sự việc, sự vật xuất hiện trong câu. Đồng thời, chúng sẽ trả lời cho câu hỏi “mấy giờ?”, “Khi nào?”, “bao giờ?”.

Ví dụ: Ngày hôm qua, mùa đông đến bất chợt giữa mùa hè khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Trạng từ chỉ nơi chốn cho câu

Trạng từ chỉ nơi chốn là những từ dùng để chỉ rõ địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc, hiện tượng, sự vật xuất hiện trong câu. Chúng thường sẽ trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”.

Ví dụ: Dưới sông, những đàn cá đang tung tăng bơi lội.

Trạng từ chỉ nguyên nhân cho câu

Trạng từ tiếng Việt lớp 4 chỉ nguyên nhân thường là những từ giải thích nguyên nhân diễn ra sự việc, tình trạng đưa ra trong câu. Chúng thường sẽ trả lời cho câu hỏi “tại đâu?”, “vì sao?”, “nhờ đâu?”.

Ví dụ: Nhờ chăm ngoan học giỏi, Bình đã được bố mẹ cho đi du lịch hè thú vị.

Trạng từ chỉ mục đích cho câu

Tiếng Việt lớp 4 trạng từ chỉ mục đích là những từ giúp thể hiện mục đích xuất hiện của sự việc có trong câu. Chúng thường sẽ trả lời cho câu hỏi “vì cái gì?”, “nhằm mục đích gì?”, “để làm gì?”.

Ví dụ: Nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, các đoàn thanh niên của phường xã đã ra quân trồng nhiều cây xanh để phủ đất trống đồi trọc.

Trạng từ chỉ phương tiện cho câu

Trạng từ chỉ phương tiện thường được mở đầu với những từ như “với”, “bằng” để trả lời cho câu hỏi “với cái gì”, “bằng cái gì?”.

Ví dụ: Với một tinh thần ham học hỏi, Bảo đã dành được kết quả tốt trong cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4.

Giúp trẻ xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc, hỗ trợ tốt việc học trên lớp, tự tin khả năng đọc - hiểu, vốn từ vựng phong phú và diễn đạt linh hoạt với VMONKEY. 

Chức năng của trạng từ trong tiếng Việt

Theo kiến thức trong SGK đưa ra, trạng từ thường có những chức năng chính sau:

  • Bổ nghĩa cho động từ
  • Bổ nghĩa cho tính từ
  • Bổ nghĩa cho trạng từ khác
  • Bổ nghĩa cho cả câu
  • Bổ nghĩa cho các từ loại khác: đại từ, cụm danh từ, từ hạn định.

Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ với các thành phần khác

Để có thể nhận biết được đâu là trạng từ trong câu, các em học sinh có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây:

Một vài ví dụ về trạng từ, trạng ngữ trong câu. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Về vị trí: Trạng ngữ thường có vị trí đứng khá linh hoạt trong câu, có thể đứng trước hoặc sau chủ ngữ
  • Về chức năng: Trạng từ thường là thành phần phụ giúp bổ sung nghĩa về thời gian, địa điểm cho cả câu.
  • Về mối quan hệ với các thành phần khác: Chúng không quan hệ trực tiếp với các thành phần câu,  trạng từ chỉ quan hệ với bộ kết cấu chủ - vị trong câu.

Hướng dẫn cách sử dụng trạng từ tiếng Việt lớp 4

Như đã nói trên, trong câu thì trạng từ dùng để bổ sung nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm để chỉ địa điểm, thời gian, mục đích, cách thức, phương tiện…

Ví dụ: Mùa xuân hoa đào nở, lại thấy ông đồ già

Ngoài ra, trong văn nghị luận thì trạng từ được dùng để sắp xếp những luận điểm, luận cứ theo một trình tự thời gian, không gian hay quan hệ nguyên nhân – kết quả để câu văn có sự liên kết rõ ràng hơn. (Lưu ý: cách dùng này trong tiếng Việt lớp 4 sẽ chưa đề cập đến)

Ví dụ:Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình /và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”.

Trong câu đơn, câu ghép sẽ không giới hạn trạng từ sử dụng, có thể là 1 hoặc nhiều.

Ví dụ: Vào sáng sớm, cụ Chánh đã có điểm tâm độ vài chục điếu ở nhà Lý trưởng, nên cụ rất tỉnh táo. (Trích tác phẩm Tắt Đèn – Ngô Tất Tố).

Trạng ngữ giữ vai trò phụ nhưng quan trọng trong câu. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng trạng từ, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi thay đổi vị trí trạng từ trong câu thì nghĩa của câu cũng sẽ không thay đổi.
  • Việc thêm trạng từ cho câu sẽ phụ thuộc vào mục đích, nội dung của câu để tạo sự liên kết với các câu văn khác.
  • Nên phân tích rõ để tránh nhầm lẫn thành phần trạng từ với các phần biệt lập trong câu.

Một số sai lầm khi bé học trạng từ tiếng Việt lớp 4

Mặc dù là thành phần phụ trong câu, nhưng các bài tập về trạng từ trong chương trình tiếng Việt lớp 4 cũng gây khó khăn cho các bé, khiến học sinh dễ mắc một số sai lầm như:

Khi làm bài tập về trạng từ nhiều bé thường mắc lỗi. (Ảnh: Top lời giải)

  • Không nhận diện được đâu là trạng từ: Vì trạng từ có nhiều loại, cách dùng và chức năng cũng khá nhiều nên các bé khó nhận biết được chúng trong câu, dẫn tới việc làm bài tập sai.
  • Nhầm lẫn giữa thành phần trạng ngữ với thành phần biệt lập trong câu: Thường các bé sẽ bị nhầm lẫn giữa trạng từ với cụm chủ vị khi làm bài tập xác định câu.
  • Không biết đặt câu với trạng từ: vì vốn từ vựng ít, kết hợp với việc không nhận biết được đâu là trạng từ nên dễ khiến bé gặp khó khăn với bài tập đặt câu.

Phương pháp học trạng từ tiếng Việt lớp 4 ghi nhớ tốt hơn

Để có thể giúp bé hiểu rõ hơn về trạng từ, làm tốt các bài tập này thì bố mẹ có thể hỗ trợ con bằng những phương pháp sau:

Chắc chắn nắm được đặc điểm tính chất của trạng từ

Khi học bất kỳ môn học nào, kiến thức nào thì việc nắm được lý thuyết, bản chất của vấn đề là điều hết sức quan trọng. Đối với việc học kiến thức tiếng Việt lớp 4 trạng từ cũng không ngoại lệ, đòi hỏi bé phải nắm chắc được khái niệm, đặc điểm, phân loại, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của trạng từ.

Để có thể nắm chắc được kiến thức này, bố mẹ hãy cùng học với con, chỉ ra những chi tiết trọng tâm của loại câu này và ứng dụng với chúng trong thực tiễn để bé có thể hiểu và ghi nhớ tốt hơn.

Sơ đồ tư duy về đặc điểm của trạng từ, trạng ngữ tiếng Việt lớp 4. (Ảnh: Hoidap247)

Phân loại được các loại trạng từ

Trong trạng từ có nhiều loại khác nhau nên bố mẹ cần phải cho bé làm quen, tìm hiểu, ghi nhớ và áp dụng từng loại một cách chính xác.

Về cơ bản thì những loại trạng từ cũng không quá nhiều, cũng như chúng gắn liền với thực tiễn như chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích… nên bố mẹ có thể đưa ra các ví dụ liên quan đến sự việc xung quanh bé để con hiểu và ghi nhớ chúng tốt hơn.

Học tiếng Việt lớp 4 vững chắc cùng Vmonkey

Nếu bố mẹ không có nhiều thời gian để học cùng bé, có thể chọn Vmonkey làm người bạn đồng hành giúp bé chinh phục môn tiếng Việt một cách đơn giản, hiệu quả hơn.

Nắm chắc kiến thức tiếng Việt lớp 4 với Vmonkey. (Ảnh: Monkey)

Vmonkey được biết đến là ứng dụng dạy học tiếng Việt online dành cho các bé mầm non và tiểu học số 1 tại Việt Nam hiện nay. Nội dung dạy học đều bám sát chương trình GDPT mới, để giúp bé được thực hành nhiều hơn, phát huy năng lực tư duy và ngôn ngữ tốt hơn.

Cụ thể, với các bài học tại Vmonkey đều được chia ra thành nhiều cấp độ từ dễ đến khó, tương ứng với cấp độ tuổi là các bé từ mầm non đến tiểu học để bố mẹ có thể dễ dàng chọn được bài học phù hợp với năng lực của con.

Đồng thời, mỗi bài học tiếng Việt tại đây đều có cấu trúc bài bản, khoa học kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh và trò chơi tương tác để giúp bé hiểu, ghi nhớ kiến thức và thực hành tốt hơn.

Đặc biệt, tại Vmonkey các con sẽ được học tiếng Việt thông qua trực tiếp 750+ truyện, 350+ sách nói và hàng ngàn trò chơi tương tác. Để qua đó, giúp bé nắm chắc được những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong môn học, cũng như phát triển được khả năng sáng tạo, tư duy và ngôn ngữ toàn diện nhất.

>>> Nhận tư vấn và học thử VMonkey miễn phí: Tại đây

Học luôn đi đôi với hành

Sau khi bé đã nắm chắc phần kiến thức lý thuyết, để đảm bảo con hiểu và áp dụng kiến thức này trong việc giải bài tập và thực tế tốt hơn thì hãy để bé thực hành nhiều hơn.

Luyện tập, thực hành nhiều sẽ giúp bé ghi nhớ kiến thức tốt hơn. (Ảnh: Lazi)

Việc thực hành ở đây cũng chính là đưa ra đa dạng bài tập, không chỉ trong SGK mà bố mẹ có thể tìm thêm trên internet, sách vở hoặc thậm chí bạn cũng có thể tự nghĩ ra để thử thách con.

Đồng thời, để gia tăng sự hiểu bài của bé, bố mẹ nên liên hệ với thực tiễn khi đưa ra những yêu cầu để con tìm trạng từ, đặt câu với trạng từ liên quan tới những sự việc đã xảy ra xung quanh bé.

Chính việc cho bé thực hành nhiều như vậy sẽ dễ dàng giúp bé hiểu kiến thức, cũng như hiểu được tầm quan trọng trong việc sử dụng trạng từ trong giao tiếp hàng ngày.

Bài tập trạng từ tiếng Việt lớp 4 để bé tự luyện

Sau khi đã nắm chắc lý thuyết, cũng như bí quyết để chinh phục dạng kiến thức này, đã đến lúc các bé nên áp dụng để làm bài tập và ứng dụng chúng vào thực tế. Vậy nên, dưới đây là một số bài tập về trạng từ để bé có thể tham khảo và tự luyện:

 (Nguồn: Tổng hợp)

Xem thêm: Tất tần tật kiến thức về tiếng việt lớp 2 từ chỉ sự vật giúp bé học dễ và hiệu quả hơn

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về trạng từ tiếng Việt lớp 4. Mặc dù chúng chỉ là thành phần phụ nhưng mang ý nghĩa lớn trong việc bổ sung nghĩa cho câu, cũng như thường xuất hiện trong các đề thi, trong thực tế. Vậy nên bố mẹ hãy đồng hành cùng con để học, hiểu và ứng dụng chúng hiệu quả nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!