Trò chơi luyện phát âm là giải pháp hiệu quả giúp cho các bậc phụ huynh có thể cùng bé học phát âm chuẩn, phát triển khả năng giao tiếp một cách tốt nhất. Việc áp dụng trò chơi khi học sẽ giúp cho các bé cảm thấy hứng thú hơn và có thể tiếp thu nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Sau đây sẽ là 10+ trò chơi giúp bé luyện phát âm hiệu quả nhất.
Tầm quan trọng của trò chơi luyện phát âm tiếng Việt cho trẻ nhỏ
Trước khi tìm hiểu về top 10 trò chơi luyện phát âm cho trẻ các bậc phụ huynh nên áp dụng với trẻ từ 3 đến 10 tuổi, mọi người cần dành thời gian để tìm hiểu về tầm quan trọng của trò chơi này. Đây không chỉ là một trò chơi giải trí đơn thuần mà còn là phương pháp giúp bé phát triển não bộ và khả năng giao tiếp. Thông qua trò chơi giúp bé kết nối với thế giới xung quanh, có thêm nhiều kiến thức cũng như sự hiểu biết.
Những tác dụng của trò chơi này là:
- Giúp trẻ hình thành khả năng ngôn ngữ, phát âm tốt hơn
- Trò chơi giúp các bé phát triển vốn từ vựng của mình, từ đó phát triển khả năng giao tiếp với mọi người
- Giúp các bạn nhỏ nói năng lưu loát, rõ ràng và mạch lạc hơn
- Mang đến cho bé những kiến thức để nhận biết về thế giới xung quanh dễ dàng
- Trò chơi còn giúp cho các bé phát triển được các vấn đề về cảm xúc, tình cảm
Xem thêm: Hướng dẫn cách phát âm chữ O trong tiếng Việt đúng chuẩn bố mẹ cần biết để dạy cho bé
Gợi ý 10+ trò chơi luyện phát âm tiếng Việt cực hay cho bé từ 3 – 10 tuổi
Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của trò chơi luyện phát âm cho trẻ Mầm non, Tiểu học thì sau đây sẽ là top 10+ trò chơi có thể giúp bé phát âm tiếng Việt chuẩn nhất. Những trò chơi này có thể áp dụng cho các bé từ 3 đến 10 tuổi rất dễ dàng. Cụ thể:
Chi chi chành chành
Trò chơi luyện phát âm cho trẻ Mầm non và Tiểu học đầu tiên mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua là “chi chi chành chành” - một trò chơi dân gian cực kỳ phổ biến. Trò chơi này tạo sự hứng thú cho bé và kích thích bé phát âm thông qua vần điệu của lời thơ. Trò chơi sẽ luyện cho bé cách phát âm một số từ khá dễ dàng bởi sự lặp đi lặp lại của một cụm từ. Sức hấp dẫn của trò chơi là có sự kết hợp với hành động nên các bé rất hứng thú.
Cách tiến hành trò chơi rất đơn giản, bố mẹ cho con ngồi cạnh rồi xòe tay trái của mình ra. Ngón trỏ phải của phụ huynh và của con chấm vào lòng bàn tay trái của phụ huynh. Sau đó bố mẹ sẽ đọc lời thơ sau:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Cấp kế đi tìm ù à – ù ập!”
Sau khi đọc đến câu cuối thì bố mẹ đọc chậm rồi nắm tay trái lại nhưng cần nhấc ngón trỏ phải lên trước. Và nếu bé nhanh tay thì sẽ không bị nắm.
Dung dăng dung dẻ
Ngoài chi chi chành chành thì dung dăng dung dẻ cũng là trò chơi luyện phát âm khá thú vị. Trò chơi có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói hiệu quả và giúp bé phát triển vận động. Để chơi trò chơi này thì các bậc phụ huynh có thể kết hợp với nhau để có từ 5 - 7 bé cùng chơi. Sau đó 1 phụ huynh sẽ dắt tay các bạn nhỏ đi quanh khu vực an toàn và đọc:
“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp”
Khi đọc đến câu cuối thì tất cả mọi người sẽ ngồi xuống. Ai ngồi chậm nhất sẽ bị phạt.
Trò chơi luyện phát âm l - n qua "nu na nu nống"
Trò chơi nu na nu nống cũng luyện cho trẻ phát âm tốt, thậm chỉ là giúp các bé nói nhanh và nói lưu loát hơn. Bên cạnh đó, trò chơi này cũng luyện cho bé phản ứng nhanh khi có sự thay đổi tư thế vận động. Trò chơi này cũng giống như dung dăng dung dẻ, cần có khoảng vài bạn nhỏ. Bắt đầu trò chơi thì phụ huynh và các con sẽ ngồi thành hình vòng cung với 2 chân đều duỗi thẳng. Và bố/ mẹ sẽ ngồi đối diện con. Khi đọc lời thơ thì phụ huynh dùng tay chạm vào chân của tất cả các bé:
“Nu na nu nống
Thấy động mưa rào
Rủ nhau chạy vào
Chạy ! Chạy ! Chạy!Chạy”
Khi đọc đến chạy thì các bé sẽ cùng đứng dậy và chạy để trốn mưa. Đến lúc bố mẹ hô “tạnh mưa rồi” thì các con lại chạy về chỗ cũ.
Kéo cưa lừa xẻ
Trò chơi luyện phát âm này có thể giúp cho trẻ phối hợp nhịp điệu và phát âm chuẩn hơn, hiệu quả hơn. Trong đó, bố mẹ sẽ ngồi đối diện con, cầm tay con và từ từ kéo về phía mình sau đó đẩy lại phía trẻ, vừa kéo vừa đọc:
“Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khoẻ
Về ăn cơm vừa
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ”
Luyện phát âm, viết chính tả chuẩn, rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu ghi nhớ, tăng vốn từ vựng và hiểu biết thế giới xung quanh cho trẻ là mục đích hướng đến của ứng dụng VMonkey - Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học.
Với 112 bài học vần bám sát chuẩn đầu ra cấp Tiểu học, được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2020 - 2021, VMonkey giúp bé đánh vần chuẩn, phân biệt được các âm, chữ viết khác nhau, nhận diện các âm ứng với chữ viết, chọn hoặc ghép các âm/ chữ để tạo thành tiếng hay từ theo yêu cầu.
Phần Đọc và Nghe với kho truyện, sách nói khổng lồ với những hoạt động tương tác là các trò chơi thú vị vừa giúp con học hiệu quả lại duy trì hứng thú trong suốt quá trình học.
Trải nghiệm miễn phí VMonkey bằng cách bấm: TẢI NGAY!
VMonkey - Xây dựng nền tảng ngôn ngữ tiếng Việt vững chắc cho trẻ
Gợi ý 5 phần mềm phát âm tiếng việt chuẩn giúp bé nâng cao trình độ học nhanh chóng
Hướng dẫn dạy bé viết chữ a đúng cách không phải bố mẹ nào cũng biết!
Lộn cầu vồng
Một trò chơi dân gian nữa cũng có thể luyện phát âm cho trẻ 3-4 tuổi và cả những bé độ tuổi lớn hơn là lộn cầu vồng. Đây là trò chơi rất kích thích, khiến bé luôn cảm thấy cực kỳ hứng thú. Đồng thời, khi chơi lộn cầu vồng các con có thể luyện phát âm cũng như khả năng đọc một cách lưu loát. Để bắt đầu trò chơi thì bố mẹ có thể đứng đối diện con, đu đưa người sang 2 bên theo nhịp đọc sau:
“Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng”
Khi đọc đến câu cuối thì cả phụ huynh và trẻ cùng buông tay nhau ra, quay 1 vòng sau đó bố mẹ lại nắm tay con.
Chiếc hộp thần kỳ - Trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ cũng như luyện phát âm không nên bỏ qua
Với trò chơi chiếc hộp thần kỳ, trẻ sẽ luyện được khả năng nói mạch lạc và khả năng phát triển vốn từ vựng. Bé có thể miêu tả những thứ mà mình sờ được. Vì vậy trò chơi còn kích thích trí tưởng tượng cùng khả năng tư duy của con. Để bắt đầu trò chơi, bạn hãy chuẩn bị một chiếc hộp, một chiếc bịt mắt cùng những đồ chơi, vật dụng quen thuộc trong cuộc sống.
Khi đã có đủ các dụng cụ thì bố mẹ cho đồ vật vào hộp rồi đậy nắp lại. Tiếp theo phụ huynh bịt mắt bé lại và cho bé thò tay vào hộp, yêu cầu bé miêu tả đồ vật rồi nói tên.
Hoa tìm lá - Lá tìm hoa
Đây là trò chơi luyện phát âm có nhiều hơn 1 tác dụng giúp bé phát âm chuẩn. Bởi khi cho bé chơi trò chơi, bạn sẽ giúp bé làm quen và ghi nhớ được các chữ cái. Ngoài ra, trò chơi còn rèn cho bé khả năng quan sát cực kỳ nhanh nhạy. Tuy nhiên, trò chơi này cần có nhiều trẻ để cùng chơi sẽ thú vị hơn. Những đồ vật cần có là một số tấm bìa vẽ hình hoa và những tấm bìa hình chiếc lá có các chữ cái. Lưu ý, số lượng lá và hoa phải bằng nhau.
Trước hết, phụ huynh sẽ chia các bé thành 2 nhóm, một nhóm cầm thẻ hình hoa và 1 nhóm cầm thẻ hình lá. Sau đó phụ huynh sẽ hát và cho các bé nhảy múa rồi bất ngờ hô hoa tìm lá hoặc lá tìm hoa. Nếu hô hoa tìm lá thì những bạn cầm lá sẽ đứng yên. Những bạn cầm thẻ hoa đi tìm lá đúng với mình và ngược lại nếu lá tìm hoa.
Trò chơi luyện phát âm thú vị tìm đồ vật phù hợp với thời tiết
Trò chơi tìm đồ vật phù hợp với thời tiết có thể luyện cho các bé khả năng phân tích và suy luận rất hiệu quả bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ. Có thể nói đây là một trò chơi phát triển trí tuệ. Để chơi trò chơi bố mẹ cần chuẩn bị những bức tranh hoặc ảnh có hiện tượng thời tiết và mùa cùng những bức tranh có hình ảnh vật dụng liên quan đến thời tiết.
Khi bắt đầu, bố mẹ cầm tranh liên quan đến thời tiết và bé cầm tranh có các đồ vật. Sau đó phụ huynh cầm 1 bức tranh lên hỏi bé đây là hiện tượng gì? Cần đồ vật gì? Đồ vật ấy có tác dụng gì?
Con vật nào đây
Với trò chơi luyện phát âm con vật nào đây thì các bé ngoài việc tăng khả năng phát âm thì còn có thể phát triển nhận thức khi làm quen với các con vật. Thậm chí, nhiều bé còn được luyện phản xạ trả lời câu hỏi. Đồ vật cần chuẩn bị là tranh về các con vật. Bố mẹ sẽ giơ tranh lên và hỏi bé đây là con gì. Nếu bé không biết bố mẹ có thể đọc mẫu.
Bắt chước âm thanh - trò chơi luyện phát âm Tiếng Việt hiệu quả
Trò chơi bắt chước âm thanh khá thú vị. Nó giúp trẻ luyện phát âm hiệu quả với tiếng kêu của các con vật. Đồng thời, đây cũng là trò chơi giúp bé thêm nhận thức về loài vật xung quanh. Bố mẹ sẽ gọi tên con vật rồi cùng bé phát âm tiếng kêu của con vật đó. Ví dụ:
Con gà trống: ò ó o
Con vịt: cạc cạc cạc
Con dê: be be be
Con bò: ùm bò… ò… ò
Con mèo: meo meo meo
Con chó: gâu gâu gâu
Con ong: rì rì rì
Đồng hồ tích tắc
Đây cũng là trò chơi luyện cho bé khả năng phát âm khá thú vị. Đồng thời, bé còn được vận động và có thêm nhận thức về đồng hồ, thời gian. Bắt đầu trò chơi phụ huynh cầm 2 vành tay bé và nói tích (nghiêng người sang phải) sau đó nói tắc (nghiêng người sang trái). Hành động này cần thực hiện liên tục khi đọc lời thơ:
“Tích tắc tích tắc
Đồng hồ quả lắc
Kim ngắn chỉ giờ
Kim dài chỉ phút
Tích tắc tích tắc.”
Trên đây là những chia sẻ về trò chơi luyện phát âm cho các bậc phụ huynh tham khảo và giúp bé luyện khả năng phát âm hiệu quả. Bên cạnh đó, bố mẹ còn có thể lựa chọn các sản phẩm Vmonkey dạy tiếng Việt online qua truyện tranh, trò chơi giúp bé nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ, học tiếng Việt tốt hơn. Những sản phẩm này sẽ giúp cho bé thêm hứng thú với việc phát âm và luyện khả năng giao tiếp hiệu quả hơn đấy.