zalo
Hướng dẫn học và giải bài tập tiếng Việt: Người liên lạc nhỏ lớp 3
Học tiếng việt

Hướng dẫn học và giải bài tập tiếng Việt: Người liên lạc nhỏ lớp 3

Đào Nhàn
Đào Nhàn

15/02/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Bài Người liên lạc nhỏ lớp 3 nằm ở trang 112 tập 1 SGK tiếng Việt. Để giúp các em hiểu được ý nghĩa bài học và giải bài tập một cách dễ dàng, dưới đây Monkey sẽ hướng dẫn soạn bài chi tiết từng phần. Thầy cô cùng các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo để hướng dẫn con học nhé.

Soạn bài người liên lạc nhỏ lớp 3 phần Tập đọc

Bài người liên lạc nhỏ lớp 3 trang 112 SGK gồm 3 phần: phần Đọc, phần Chính tả và phần Kể chuyện. Trước tiên, Monkey sẽ hướng dẫn các em soạn bài tập đọc người liên lạc nhỏ lớp 3 chi tiết.

Tập đọc người liên lạc nhỏ lớp 3

Hướng dẫn bé tập đọc người liên lạc nhỏ lớp 3 đúng cách. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Câu chuyện người liên lạc nhỏ lớp 3 được chia thành 4 đoạn, đánh số lần lượt từ 1 đến 4. Khi học người liên lạc nhỏ tập đọc lớp 3, các em cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đọc to, rõ ràng, rành mạch câu chữ trong bài.

  • Ngắt hơi đúng nhịp dấu chấm, dấu phẩy trong bài.

  • Giọng đọc thể hiện biểu cảm, cảm xúc của nhân viên, đặc biệt trong các câu hội thoại:

    • Đoạn 1: Giọng đọc chậm rãi,lời nói của ông ké thể hiện biểu cảm vui vẻ, thân mật.

    • Đoạn 2: Đọc giọng hồi hộp.

    • Đoạn 3: Giọng đọc thể hiện sự hống hách của bọn lính. Còn giọng Kim Đồng: tự nhiên, bình thản.

    • Đoạn 4: Giọng vui, phấn khởi.

  • Nên tập đọc bài người liên lạc nhỏ sgk lớp 3 nhiều lần vì đây là cách giúp em hiểu và ghi nhớ bài học. Đồng thời còn giúp phát triển kỹ năng đọc văn bản tốt hơn.

  • Ba mẹ hoặc thầy cô có thể đọc mẫu để hướng dẫn trẻ cách đọc biểu cảm hay hơn.

Sau đây là nội dung bài người liên lạc nhỏ lớp 3 tập 1 cụ thể như sau:

Bài người liên lạc nhỏ lớp 3. (Ảnh: Chụp SGK trang 112)

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu :

– Nào, bác cháu ta lên đường !

Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.

2. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.

3. Nghe đằng trước có tiếng hỏi :

– Bé con đi đâu sớm thế ? Kim Đồng nói :

– Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi :

– Già ơi ! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy !

4. Mắt giặc tráo trưng mà hoá thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.

Theo Tô Hoài.

Giải nghĩa một số từ ngữ trong bài

Khi tập đọc bài người liên lạc nhỏ tiếng Việt lớp 3, các em có thể sẽ cảm thấy khó hiểu với một số từ ngữ như: Tây đồn, thầy mo, thong manh, nùng,... Để giúp các em hiểu rõ hơn và bổ sung thêm vào vốn từ vựng của mình, Monkey sẽ giải thích nghĩa của các từ ngữ đó một cách chi tiết nhất như sau:

  • Kim Đồng (sinh năm 1928- mất năm 1943): tên thật của Kim Đồng là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, người dân tộc Nùng, hi sinh lúc 15 tuổi.

  • Ông ké: từ chỉ người đàn ông cao tuổi (đây là cách gọi của một vài dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc).

  • Nùng: tên của một dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở Việt Bắc.

  • Tây đồn: nghĩa là tên quan Pháp chỉ huy đồn.

  • Thầy mo: từ để gọi thầy cúng ở miền núi.

  • Thong manh: Từ chỉ mắt bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường.

Ngoài ra, nếu còn từ nào chưa hiểu rõ, em hãy hỏi thêm thầy cô hoặc ba mẹ để được giải đáp rõ hơn nhé.

Trả lời câu hỏi người liên lạc nhỏ lớp 3

Học sinh giải bài tập tiếng Việt lớp 3 người liên lạc nhỏ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài tập đọc lớp 3 tuần 14 người liên lạc nhỏ ở trên và phần giải nghĩa của từ chắc hẳn đã giúp các em nắm rõ được nội dung của bài học này là gì. Từ đó, em hãy dựa vào bài học để trả lời các câu hỏi của bài tiếng việt lớp 3 người liên lạc nhỏ trang 113. Phần này gồm tất cả 4 câu hỏi cụ thể như sau:

Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

Câu trả lời: Theo sách tiếng Việt lớp 3 bài người liên lạc nhỏ, Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến đia điểm mới.

Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?

Câu trả lời: Bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng vì đây là vùng người Nùng sinh sống, ông đóng giả vai như vậy để  che mắt địch, khiến chúng tưởng ông là người của địa phương, không phát hiện được.

Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

Câu trả lời: Cách đi đường của hai bác cháu được bố trí như sau: Kim Đồng đi trước, ông ké lững thững đi sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người trước làm hiệu, người sau tránh vào ven đường.

Câu 4: Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí của Kim Đồng khi gặp địch?

Câu trả lời: Những chi tiết trong bài tiếng Việt lớp 3 người liên lạc nhỏ cho thấy sự nhanh trí của Kim Đồng khi gặp địch là: 

  • Gặp địch không bối rối, bình tĩnh huýt sáo.

  • Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh: “Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.”

  • Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: “Già ơi! Ta đi thôi!”

Ý nghĩa nội dung bài người liên lạc nhỏ lớp 3

Qua bài giảng người liên lạc nhỏ lớp 3 ở trên chúng ta có thể rút ra kết luận về ý nghĩa bài học như sau:

Bài học người liên lạc nhỏ lớp 3 đã cho chúng ta thấy Kim Đồng là một liên lạc mưu trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ, xứng đáng là tấm gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Xem thêm:

Soạn bài người liên lạc nhỏ lớp 3 phần Kể chuyện

Yêu cầu: Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ lớp 3:

Hướng dẫn kể chuyện:

Để kể lại được câu chuyện người liên lạc nhỏ sách tiếng Việt lớp 3, em hãy dựa vào hình ảnh minh họa trong từng bức tranh kết hợp với nội dung bài đã đọc ở phần trước đó. Lưu ý khi kể chuyện, em hãy thể hiện giọng kể nhẹ nhàng, rõ ràng. Đặc biệt là cần nhấn giọng ở một số từ ngữ biểu cảm của nhân vật trong câu chuyện người liên lạc nhỏ lớp 3.

Lời kể chi tiết:

  • Tranh 1

Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ là dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào hai bên đường.

  • Tranh 2

Hai ông cháu đang trên đường đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người đi đường mệt, phải nghỉ chân.

  • Tranh 3

Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi : "Bé con đi đâu mà sớm thế ?". Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời: "Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông "thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà.

  • Tranh 4

Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.

Nhìn chung, sau khi thực hành xong bài kể chuyện này, các em không chỉ nắm rõ, ghi nhớ kiến thức bài học mà còn rèn luyện được kỹ năng nói - nghe và thái độ của mình tốt hơn. Trong đó:

  • Kỹ năng nói là các em có thể dựa vào lời kể của thầy cô, gợi ý trong SGK để kể lại được nội dung câu chuyện. Đồng thời kết hợp với nét mặt, cử chỉ, giọng điệu khi kể.

  • Kỹ năng kể chuyện là chăm chú nghe thầy cô, các bạn kể chuyện, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và học theo những kỹ năng tốt từ họ.

  • Thái độ: khi nghe người khác kể chuyện, em rèn luyện được tính kiên trì, thái độ tập trung, đạo đức của mình được tốt hơn.

Vì vậy, Monkey khuyến khích các em nên thực hành bài tập kể chuyện người liên lạc nhỏ lớp 3 hay các bài học khác nhiều lần. Điều này rất có ích cho cuộc sống, công việc trong tương lai của các em sau này.

Soạn bài người liên lạc nhỏ lớp 3 phần Chính tả

Bài tập chính tả người liên lạc nhỏ lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phần cuối cùng của bài người tiếng Việt lớp 3 người liên lạc nhỏ là viết chính tả. Ở phần này gồm 2 câu hỏi bài tập như sau:

Câu 1: Tìm các tên riêng trong bài chính tả?

Câu trả lời: Các tên riêng trong bài người liên lạc nhỏ lớp 3 là: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng.

Câu 2: Điền vào chỗ trống ay hay ây?

  • cây s….., ch… giã gạo.

  • d… học, ngủ d…..

  • số b…, đòn b…..

Câu trả lời:

  • cây say, chày giã gạo.

  • dạy học, ngủ dạy.

  • số bảy, đòn bẩy

Câu 3. Điền vào chỗ trống:

a) l hay n ?

     Trưa ...ay bà mệt phải ...ằm

Thương bà, cháu đã giành phần ...ấu cơm

     Bà cười: vừa ...át vừa thơm 

Sao bà ăn được nhiều hơn mọi ...ần ?

VƯƠNG THỪA VIỆT

b) i hay iê ?

     Kiến xuống suối t...m nước uống. Chẳng may, sóng trào lên, cuốn Kiến đi và suýt nữa thì d...m chết nó. Ch...m Gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho Kiến. Kiến bám vào cành cây, thoát h...m.

Câu trả lời:

  1. l hay n ?

     Trưa nay bà mệt phải nằm

Thương bà, cháu đã giành phần nấu cơm

     Bà cười: vừa nát vừa thơm 

Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần ?

  1. i hay iê ?

Kiến xuống suối tìm nước uống. Chẳng may, sóng trào lên, cuốn Kiến đi và suýt nữa thì dìm chết nó. Chim Gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho Kiến. Kiến bám vào cành cây, thoát hiểm.

Tóm lại, bài viết này đã cho chúng ta hiểu được sự mưu trí, dũng cảm và lòng yêu nước của anh Kim Đồng trong bài người liên lạc nhỏ lớp 3. Hy vọng các em có thể noi theo tấm gương anh hùng Kim Đồng. Để rèn luyện được như vậy thì điều quan trọng là các em hãy cố gắng học tập thật giỏi, rèn luyện đạo đức tốt để trở thành người có ích cho xã hội.

Monkey sẽ luôn đồng hành cùng các em trong suốt chặng đường học tập, tìm kiếm tri thức. Vì vậy, ba mẹ và các em hãy nhấn nút “Nhận cập nhật” bên trên để không bỏ lỡ kiến thức bổ ích nào nhé từ website monkey.edu.vn.

Ngoài ra, để giúp trẻ học tốt hơn môn tiếng Việt thì ba mẹ nên kết hợp cho con học VMonkey. Đây là ứng dụng dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học theo phương pháp GDPT mới. Bằng cách áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại như dạy qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi, VMonkey giúp trẻ ghi nhớ kiến thức nhanh và sâu hơn.

VMonkey dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học. (Ảnh: Monkey)

Bên cạnh đó, các bài học được đội ngũ chuyên gia đầu ngành giáo dục thiết kế bài bản, khối lượng kiến thức lớn. Nhờ vậy mà khi học VMonkey, trẻ sẽ gặt hái được nhiều thành quả như:

  • Trẻ nhỏ biết chữ cái, biết đánh vần, phát âm chuẩn trước khi vào lớp 1.

  • Trẻ biết đặt câu đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả.

  • Khắc phục lỗi nói ngọng, ảnh hưởng của giọng địa phương.

  • Tăng khả năng đọc hiểu văn bản.

  • Nâng cao vốn từ vựng tiếng Việt, diễn đạt linh hoạt.

  • Phát triển trí tuệ cảm xúc.

  • Xây dựng nhân cách, đạo đức tốt.

Có thể nói, trẻ học VMonkey được “lợi đơn, lợi kép”, vừa tiếp thu được kiến thức, góp phần xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc mà vừa có thể rèn luyện đạo đức tốt. Đó là lý do vì sao mà chỉ trong vài năm có mặt trên thị trường, VMonkey đã nhanh chóng nhận được sự tin tưởng lựa chọn của hơn chục triệu phụ huynh trên toàn thế giới. VMonkey cũng đã rất xuất sắc nhận về rất nhiều giải thưởng danh giá, điển hình như: Giải Nhất Sáng kiến Toàn cầu, Giải Vàng ASEAN ICT Awards, Giải Nhất Doanh Nhân châu Á (AEA) tại Nhật Bản, Giải Nhất Nhân tài Đất việt 2016,...

Vì vậy, không có lý do gì khiến ba mẹ chần chừ việc cho con học VMonkey phải không nào? Hãy nhanh tay tải app và đăng ký gói học ngay hôm nay để con được tiếp cận với kiến thức sớm hơn ba mẹ nhé!

Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.

Ứng Dụng VMonkey Dạy Trẻ Học Đánh Vần, Nuôi Dưỡng Tâm Hồn, Làm Giàu Vốn Từ Tiếng Việt Cho Trẻ Theo Chương Trình GDPT Mới. TẢI APP và ĐĂNG KÝ GÓI HỌC ngay hôm nay để nhận ưu đãi lên tới 40% cùng nhiều phần quà giá trị khác.

Xem thêm:

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey