Nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3 theo bộ sách cũ còn được gọi là Nhà rông của tác giả Lưu Hùng thuộc trang 77 sách Cánh Diều . Bài học này giúp cho chúng ta biết được đặc điểm và ý nghĩa của nhà rông là như thế nào. Để tìm hiểu rõ hơn, mời quý thầy cô, ba mẹ cùng các em học sinh hãy cùng theo dõi kỹ các phần soạn bài chi tiết của Monkey dưới đây.
Soạn bài tập đọc nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3
Bài nhà rông ở Tây Nguyên tiếng Việt lớp 3 gồm 3 phần: Tập đọc, Đọc hiểu và Luyện tập. Nội dung và các câu hỏi của bài học này sẽ giúp các em nắm rõ được ý nghĩa, nội dung bài học là gì. Từ đó, các em sẽ dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra môn tiếng Việt có câu hỏi liên quan đến bài học này hơn.
Nội dung bài nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3
Dưới đây là toàn bộ nội dung bài và hình ảnh nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3, các em hãy đọc kỹ bài để trả lời các câu hỏi bên dưới nhé.
NHÀ RÔNG Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc Tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang. Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chyện hoặc vót nan, đan lát,... Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng. Nhà rông thật là đặc sắc. Vì vậy, mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông. LƯU HÙNG |
Một số lưu ý trước khi tập đọc nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3 như sau:
-
Em hãy đọc to, rõ ràng, rành mạch từng câu, từng chữ.
-
Chú ý ngắt câu đúng nhịp theo dấu chấm, dấu phẩy.
-
Đọc diễn cảm.
-
Chú ý khi đọc một số từ ngữ khó như: nhà rông, nhà sàn, lớn, nứa, mái lợp, khang trang, trò chuyện, vót nan, đan lát,... Đây đều là những từ dễ bị đọc nhầm, đặc biệt đối với các em bị ngọng càng cần phải rèn luyện đọc nhiều lần.
-
Tập đọc bài nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3 nhiều lần.
Khi thực hiện đúng theo những hướng dẫn, lưu ý trên đây của Monkey, các em sẽ rèn luyện được kỹ năng phát âm chuẩn, kỹ năng đọc hiểu văn bản của mình tốt hơn. Vì vậy, để làm bài tập chính xác, các em không nên tập đọc bài “qua loa” rồi bắt tay vào giải bài tập ngay nhé.
Giải nghĩa một số từ ngữ trong bài
Bên cạnh một số lưu ý trên thì khi học bài nhà rông ở Tây Nguyên tập đọc lớp 3, các em cũng cần chú ý một số từ ngữ khó hiểu trong bài. Cụ thể như:
-
Cỏ tranh: Đây là một loại cỏ có lá dài, cứng, lá của chúng thường được dùng để lợp mái nhà.
-
Bề thế: Từ chỉ về quy mô rộng lớn.
-
Già làng: Từ để gọi người cao tuổi được dân làng cử ra để quản lý, chỉ đạo công việc chung của làng, bản.
-
Vót: Đây là từ chỉ hành động đưa nhẹ lưỡi dao nhiều lần lên trên bề mặt, làm cho thanh tre, nứa nhẵn tròn hoặc nhọn.
-
Nan: Là cách gọi của thanh tre, nứa mỏng, dùng để đan, ghép thành đồ vật.
Phần giải nghĩa từ ngữ trên đây đã phần nào giúp các em hiểu hơn được nội dung của bài học này. Đồng thời còn giúp các em cập nhật bổ sung thêm vào vốn từ vựng tiếng Việt của mình cho phong phú hơn. Ngoài ra nếu còn từ nào khiến các em thấy khó hiểu khi đọc bài tiếng Việt lớp 3 nhà rông ở Tây Nguyên thì có thể hỏi thêm bố mẹ hoặc thầy cô để được giải đáp rõ hơn nhé.
Ý nghĩa nội dung của bài
Qua nội dung bài nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3, tác giả Lưu Hùng đã cho chúng ta biết được đặc điểm và ý nghĩa sâu sắc của nhà rông là như thế nào.
-
Đó là nơi chứa đựng nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Tây Nguyên.
-
Là nơi thể hiện lòng đoàn kết, gắn bó keo sơn của người dân Tây Nguyên nói riêng và của đồng bào Việt Nam nói chung.
-
Là nơi gắn liền với sử thi, nét đẹp văn hóa, tinh thần và cuộc sống sinh hoạt của người dân trong bản, làng.
-
Là di sản văn hóa vô cùng quý giá, được coi là “trái tim” của dân làng ở Tây Nguyên.
Thông qua đó, mỗi người chúng ta có thể tự ý thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn và quảng bá những nét đẹp của Nhà rông ở Tây Nguyên.
Xem thêm:
- Hướng dẫn học và giải bài tập tiếng Việt Ở lại với chiến khu lớp 3 sách Cánh Diều
- Soạn bài tập tiếng Việt: Nhớ Việt Bắc lớp 3 trang 55, 56 sách Cánh Diều
- Soạn bài tập tiếng Việt mùa thu của em lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn phần đọc - hiểu bài nhà rông ở tây nguyên lớp 3
Sau khi đọc sách tiếng Việt lớp 3 nhà rông ở Tây Nguyên, các em hãy dựa vào nội dung của bài để trả lời những câu hỏi ở phần Đọc - hiểu. Phần này gồm 3 câu hỏi cụ thể như sau:
Câu 1: Nhà rông có những đặc điểm gì nổi bật?
Câu trả lời: Theo bài Nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3, những đặc điểm nổi bật của nhà rông là:
-
Đó là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng.
-
Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa;
-
Mái lợp cỏ tranh.
Câu 2: Nhà rông được dùng làm gì?
Câu trả lời: Nhà rông được dùng để:
-
Làm nơi đón tiếp khách đến làng’
-
Nơi để các già làng bàn bạc việc chung;
-
Nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát,..
-
Là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ;
-
Là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng.
Câu 3: Vì sao có thể nói nhà rông là nơi thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên?
Câu trả lời: Có thể nói nhà rông là nơi thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên vì: Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang. Mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông.
Soạn bài cậu bé thông minh lớp 3 trang 4 SGK tiếng Việt tập 1
Soạn bài tập tiếng Việt cảnh đẹp non sông lớp 3 tập 1
Đặt câu theo mẫu Ai là gì lớp 2 - Phân biệt với các kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào?
Luyện tập tiếng Việt lớp 3 bài nhà rông ở Tây Nguyên
Qua hai phần tập đọc và đọc hiểu ở trên đã giúp các em nắm được nội dung, ý nghĩa của bài. Cuối cùng, em hãy hoàn thành nốt 2 câu hỏi luyện tập dưới đây:
Câu 1: Xếp các từ ngữ sau thành 3 cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau:
Câu trả lời đúng: a - 2, b - 3, c - 1.
Câu 2: Em cần đặt dấu hai chấm vào những chỗ nào trong các câu sau?
a) Tây Nguyên là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Mnông,...
b) Tây Nguyên có những cảnh đẹp nổi tiếng hồ Lắk, thác Pren, vườn quốc gia Chư Mom Ray,...
c) Tây Nguyên trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chanh leo,...
Câu trả lời:
a) Tây Nguyên là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em : Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Mnông,...
b) Tây Nguyên có những cảnh đẹp nổi tiếng : hồ Lắk, thác Pren, vườn quốc gia Chư Mom Ray,...
c) Tây Nguyên trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả : cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chanh leo,...
Tóm lại, các phần soạn bài và hướng dẫn giải bài tập Nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3 chi tiết này đã giúp các em biết được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi nhà đặc trưng nổi tiếng của vùng Tây Nguyên. Ngoài ra, website monkey.edu.vn còn thường xuyên chia sẻ rất nhiều bảng giảng bổ ích khác. Thầy cô cùng ba mẹ và các bé hãy nhấn nút “Nhận cập nhật” bên trên để không bỏ lỡ bài viết nào nhé.
Đặc biệt, Monkey còn cung cấp ứng dụng dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học theo phương pháp GDPT mới đang được rất nhiều phụ huynh lựa chọn. Thông qua các phương pháp giáo dục hiện đại cùng nội dung học phong phú, thiết kế bài bản, VMonkey giúp trẻ nhanh chóng phát triển các kỹ năng như: Đọc, phát âm chuẩn, đặt câu đúng ngữ pháp, tăng khả năng đọc hiểu, phát triển trí tuệ cảm xúc và nuôi dưỡng nhân cách đạo đức tốt. Vì vậy, để giúp con học giỏi môn tiếng Việt ngay từ nhỏ, ba mẹ nên cho trẻ học ứng dụng VMonkey càng sớm càng tốt.
Ngoài VMonkey còn có các app khác dạy tiếng Anh và Toán cho trẻ cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao cùng hơn chục triệu phụ huynh trên thế giới lựa chọn là Monkey Junior, Monkey Stories và Monkey Math. Các bài học của những ứng dụng này được thiết kế phù hợp với trẻ 10 tuổi trở xuống. Ba mẹ có thể tham khảo để giúp con tiếp cận được với nhiều kiến thức và học tốt hơn nhé!
Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.
Xem thêm: