zalo
Hướng dẫn học và giải bài tập tiếng Việt Ở lại với chiến khu lớp 3 sách Cánh Diều
Học tiếng việt

Hướng dẫn học và giải bài tập tiếng Việt Ở lại với chiến khu lớp 3 sách Cánh Diều

Đào Nhàn
Đào Nhàn

10/02/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Soạn bài Ở lại với chiến khu lớp 3 trang 76, 77, 78, 79 sách Cánh Diều đầy đủ, chi tiết các phần Đọc và Góc sáng tạo. Qua đây sẽ giúp các em học sinh lớp 3 hiểu bài và học tốt hơn môn tiếng Việt.

Soạn bài ở lại với chiến khu lớp 3 phần Đọc

Bài ở lại với chiến khu lớp 3 gồm có 2 phần: Phần đọc và phần sáng tạo. Trước tiên, Monkey sẽ hướng dẫn các em soạn bài và trả lời các câu hỏi của phần đọc.

Tập đọc bài ở lại chiến khu lớp 3

Lưu ý khi tập đọc tiếng việt lớp 3 ở lại với chiến khu, các em hãy đọc to, rõ ràng và rành mạch câu chữ để người khác nghe rõ. Đây cũng là cách giúp em rèn luyện kỹ năng đọc văn bản và đọc hiểu của mình rất hiệu quả.

Nội dung của bài ở lại chiến khu lớp 3 cụ thể như sau:

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng :

- Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất giạn khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào?

2. Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại. 

Lượm tới gần đống lửa, giọng em run lên :

- Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian…

Cả đội nhao nhao :

- Chúng em xin ở lại.

Mừng nói như van lên:

- Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ…

3. Trước những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm cho trung đoàn trưởng rơi nước mắt.

Ông ôm Mừng vào lòng, nói :

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy.

4. Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát theo :

                     "Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi

                      Nào có mong chi đâu ngày trở về

                      Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi

                      Ra đi, ra đi, thà chết không lui..."

Tiếng hát bay lượn trên mặt suốt, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

Theo PHÙNG QUÁN

Tập đọc bài ở lại với chiến khu sách lớp 3. (Ảnh: Chụp sách Chân trời sáng tạo)

Trong bài ở lại với chiến khu lớp 3 ở trên có một số từ ngữ gây khó hiểu với các em. Vì vậy, Monkey sẽ giải đáp rõ ràng dưới đây giúp em hiểu bài hơn, đồng thời tăng thêm vốn từ vựng tiếng Việt của mình. Cụ thể:

  • Trung đoàn trưởng: Là người chỉ huy trung đoàn (đơn vị bộ đội tương đối lớn).

  • Lán: Là tên gọi của nhà dựng tạm, sơ sài, thường bằng tre nứa.

  • Tây: ở đây chỉ thực dân Pháp.

  • Việt gian: Từ để gọi những người Việt Nam làm tay sai cho giặc.

  • Thống thiết: Thể hiện sự tha thiết, cảm động

  • Vệ quốc quân (Vệ quốc đoàn): Là tên của quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • Bảo tồn: Tức là bảo vệ và gìn giữ lâu dài.

Ngoài các từ kể trên, nếu em còn thắc mắc hay không hiểu từ nào khác trong bài thì có thể hỏi thêm ba mẹ hoặc thầy cô của mình để được giải đáp rõ hơn nhé.

Đọc hiểu bài ở lại với chiến khu sách lớp 3

Sau khi đọc xong bài ở lại với chiến khu lớp 3, em hãy ghi nhớ nội dung bài học để trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 ở bài tập đọc hiểu.

Bé làm bài tập ở lại với chiến khu lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Câu 1: Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ?

Hướng dẫn trả lời: Em hãy đọc lại đoạn 1 bài bài ở lại với chiến khu lớp 3 trang 76, 77 sách Cánh Diều tập 2 để tìm được câu trả lời chính xác. 

Câu trả lời: Trung đoàn trưởng nói với các chiến sĩ nhỏ là: “Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ hơn nhiều. Các em sẽ khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào?”.

Câu 2: Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói?

Hướng dẫn trả lời: Em đọc lại đoạn 2 của bài tiếng Việt lớp 3 ở lại với chiến khu để biết được vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói.

Câu trả lời: Các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói vì bất ngờ, xúc động khi mình phải rời xa chiến khu, không được tham gia chiến đấu vì Tổ quốc mà phải trở về với gia đình.

Câu 3: Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: Lời đáp của các chiến sĩ đối với trung đoàn trưởng cũng ở trong đoạn 2 bài ở lại với chiến khu lớp 3. Em hãy chú ý vào những câu hội thoại để trả lời được câu này.

Câu trả lời: Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng là:

  • Lượm bước tới gần đống lửa. Giọng em rung lên: - Em xin ở lại.

  • Cả đội nhao nhao: - Chúng em xin ở lại.

  • Mừng nói như van lơn: - Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm...

Câu 4: Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: Đối với câu hỏi này, các em hãy tự suy nghĩ và trả lời.

Câu trả lời: Chi tiết trong bài ở lại với chiến khu lớp 3 khiến em cảm động là chi tiết các bạn nhỏ đều xin ở lại chiến khu. Điều này đã thể hiện tình cảm to lớn của các bạn dành cho chiến khu. Lượm và các bạn khác đều không muốn về nhà vì tất cả đều sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu đói khát để ở lại sống chết với chiến khu chứ không muốn sống chung với bọn Việt gian, bọn Tây.

Xem thêm:

Luyện tập tiếng Việt lớp 3 ở lại với chiến khu

Sau khi trả lời các câu hỏi trên, em hãy tiếp tục giải đáp 3 câu hỏi ở phần luyện tập để làm rõ nội dung, ý nghĩa bài học.

Câu 1: Tìm trong lời của nhân vật Mừng một câu khiến.

Câu trả lời: Câu khiến trong lời nói của nhân vật Mừng được nhắc đến qua bài ở lại với chiến khu là: Đừng bắt chúng em phải về.

Câu 2: Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành một câu khiến.

Câu trả lời:  Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành câu khiến là: Hãy cho chúng em ở lại.

Câu 3: Tìm các bộ phận của câu ứng với mỗi cột trong bảng dưới đây:

Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.

Câu trả lời:

Trong câu: “Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.”, từ chỉ:

  • Sự vật 1 là: Tiếng hát.

  • Đặc điểm: bùng lên

  • Từ so sánh: như

  • Sự vật 2: ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.

Soạn bài ở lại với chiến khu lớp 3 phần Sáng tạo - Người chiến sĩ

Tiếp theo phần soạn bài Tập đọc, chúng ta sẽ cùng nhau giải bài tập ở phần sáng tạo của bài  ở lại với chiến khu lớp 3. Ở bài tập này có 2 lựa chọn đề bài, các em có thể lựa chọn bài tập để làm theo ý của mình. Cụ thể:

Đề 1. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu. Trang trí cho bài viết hoặc gắn tranh vẽ của em.

Đề 2. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về một chiến sĩ quân đội. Gắn ảnh em sưu tầm hoặc tranh vẽ của em.

Hướng dẫn trả lời:

Đề 1. Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra vào thời điểm kháng chiến ác liệt, căng thẳng. Hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả, gian khổ. Trung đoàn trưởng lo lắng các chiến sĩ còn nhỏ tuổi, không chịu được gian khổ nên cho phép các em trở về với gia đình. Các chiến sĩ đều sẵn sàng ở lại chiến khu, những lời nói ngây thơ nhưng đầy tha thiết, dũng cảm và quyết tâm. Em rất xúc động trước tình cảm của các chiến sĩ nhỏ dành cho chiến khu. Khi tất cả các chiến sĩ đồng thành cất tiếng hát, em cảm thấy vô cùng cảm động và tự hào.

Đề 2. Vị anh hùng mà em vô cùng ngưỡng mộ là anh Kim Đồng. Tên thật của anh là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng. Anh sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong năm đội viên đầu tiên của đội. Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ đó mà các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng trốn thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin khi anh vừa tròn mười bốn tuổi. Kim Đồng đã được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.

Như vậy, những chia sẻ trên đây đã giúp các em hiểu được ý nghĩa của bài ở lại với chiến khu lớp 3 là Ca ngợi tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc, không quản ngại gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh đó, trong chương trình học tiếng Việt lớp 3 còn rất nhiều bài học bổ ích khác, các em hãy truy cập website monkey.edu.vn để không bỏ lỡ bài giảng nào nhé.

Và để giúp các con học giỏi môn tiếng Việt dễ dàng, ba mẹ nên kết hợp cho con học cùng ứng dụng VMonkey. Đây là app dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học, ứng dụng các phương pháp giáo dục hiện đại như dạy qua âm thanh, hình ảnh và trò chơi. Từ đó sẽ giúp trẻ ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên và lâu hơn.

Cùng với đó là hơn 1.000 truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc, trên 700 truyện tranh tương tác, 300+ sách nói và 500+ câu hỏi tương tác sau truyện sẽ giúp các em nâng cao vốn từ vựng, khả năng đọc hiểu, nói và phát âm. Đồng thời góp phần phát triển trí tuệ cảm xúc và xây dựng nhân cách đạo đức tốt. Còn chần chờ gì nữa mà ba mẹ không tải app và đăng ký gói học VMonkey cho con ngay hôm nay? 

Video giới thiệu ứng dụng VMonkey. 

VMonkey - Ứng Dụng số 1 Dạy Trẻ Học Đánh Vần, Nuôi Dưỡng Tâm Hồn, Làm Giàu Vốn Từ Tiếng Việt Cho Trẻ Theo Chương Trình GDPT Mới. TẢI APP và ĐĂNG KÝ GÓI HỌC ngay hôm nay để nhận ưu đãi đến 40% cùng nhiều phần quà giá trị khác.

Xem thêm:

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!