Làm thế nào để cách phát âm d và gi trong tiếng Việt cho chuẩn có lẽ là vấn đề khiến cho khá nhiều phụ huynh đau đầu. Lý do là bởi có một bộ phận không nhỏ người Việt hiện nay thường nhầm lẫn giữa d với gi. Chính vì vậy bài viết sau đây sẽ giới thiệu chi tiết cho mọi người cách phân biệt phát âm giữa d và gi sao cho đúng.
Âm d và gi trong tiếng Việt thường bị nhầm lẫn như thế nào?
Không giống như hệ thống bảng chữ cái của các quốc gia khác, hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt rất đa dạng. Và trong đó có một số âm thường gây ra sự nhầm lẫn trong cách phát âm như tr/ch, s/x, d/v,... Đặc biệt cách phát âm d và cách phát âm gi trong tiếng Việt thường bị nhầm lẫn, nhất là các bé đang trong độ tuổi học tiếng Việt.
Sở dĩ, nguyên nhân chính khiến cho nhiều người hiện nay nhầm lẫn cách phát âm gi và d là bởi cách phát âm của 2 âm này khá giống nhau, đều dùng âm đầu /z/. Nên khi phát âm, mọi người rất khó để có thể nhận biết khi nào dùng d, khi nào dùng gi. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều từ có thể dùng d hay gi đều đúng cả.
Chẳng hạn như dàn mướp/ giàn mướp, cái dại/ cái giại, đánh dậm/ đánh giậm, dẫm đạp/ giẫm đạp, bờ dậu/ bờ giậu, dở chứng/ giở chứng, cơn dông/ cơn giông, trôi dạt/ trôi giạt, dội nước/ giội nước, mài dũa/ mài giũa, thư dãn/ thư giãn, già dặn/ già giặn, dong buồm/ giong buồm hay rau dền/ rau giền,... Những trường hợp này được gọi là “lưỡng khả”.
Và lý do xảy ra tình trạng lưỡng khả này là:
- Giữa 2 từ dùng d và gi sẽ có 1 từ được dùng trước nhưng theo thời gian thì cách viết phụ âm bị thay đổi.
- Có người không hiểu rõ nghĩa gốc của từ nên dùng sai và viết sai.
- Viết theo thói quen hình thành từ thế kỷ trước, các tác phẩm văn học xưa.
Cách phát âm d và gi trong tiếng Việt sao cho chuẩn?
Về cách phát âm d và gi trong tiếng Việt sẽ chia làm 2 trường hợp mà mọi người cần chú ý. Đó là trường hợp lưỡng khả và trường hợp tách biệt. Vậy khi nào dùng d và gi?
Trong đó, đối với những trường hợp lưỡng khả như phần 1 bài viết đã đề cập thì mọi người không cần quá quan tâm đến cách phát âm cũng như cách viết là d hay gi. Lý do là bởi mọi người sử dụng từ nào cũng đúng, cũng đều được chấp nhận.
Còn đối với những trường hợp tách biệt thì mọi người phải chú ý đến ý nghĩa biểu đạt để dùng phụ âm đầu cho chuẩn. Ví dụ như:
- “Da” với âm d thường sẽ liên quan đến da thịt, da diết hay cây da,... Nếu để ý kỹ mọi người sẽ thấy đây là những từ thuần Việt,
- Còn “gia” với âm gi thì liên quan đến những từ thuộc trường từ vựng “nhà” (như gia đình, gia súc, gia cấm) hoặc người có học vấn chuyên môn (như gia sư, chuyên gia) hay chỉ ý nghĩa thêm vào (như gia vị). Và những từ này thì đều là từ Hán Việt.
Khi nào dùng gi khi nào dùng d? Có thể thấy, phụ âm gi thường sẽ không kết hợp với các âm đệm như oa, oăn, oan, uy, uyên hay uê. Vì vậy nếu như bạn không biết sử dụng phụ âm gi hay d thì hãy chú ý đến những âm đệm. Trong trường hợp này thì mọi người dùng âm d. Ví dụ như dọa nạt, hậu duệ, vô duyên, duyên số,...
VMonkey - Xây dựng nền tảng ngôn ngữ tiếng Việt vững chắc cho trẻ
Gợi ý 5 phần mềm phát âm tiếng việt chuẩn giúp bé nâng cao trình độ học nhanh chóng
4 cách kiểm tra phát âm tiếng Việt giúp bé cải thiện kỹ năng nghe – nói – đọc – viết chính xác
Quy tắc chính tả/ cách phân biệt d và gi trong tiếng Việt để phát âm đúng hơn
Để giúp cho mọi người biết cách phát âm tiếng Việt nói chung, âm d và gi nói riêng chuẩn xác hơn thì sau đây sẽ là một vài chia sẻ về quy tắc chính tả để phân biệt gi và d dễ dàng. Cụ thể:
- Đối với những từ láy, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì phụ âm của tiếng thứ hai sẽ là d. Ví dụ như dim dim, lò dò,...
- Gi không kết hợp với các âm đệm như đã đề cập ở phần 2
- Trong 1 từ Hán Việt, với tiếng có thanh ngã hay thanh nặng thì dùng d, còn tiếng mang thanh hỏi, thanh sắc thì dùng gi.
- Các từ Hán Việt có nguyên âm a phía sau và mang thanh huyền hay thanh ngang sẽ sử dụng gi. Ví dụ như giai cấp, giang sơn,... Trường hợp ngoại lệ có từ ca dao, danh dự.
- Còn đối với những từ hán Việt mang thanh huyền, thanh ngang, âm chính không là âm a thì dùng d. Ví dụ như di truyền, dinh dưỡng, do dự, dân gian, dơ dáy,...
Đánh vần và phát âm chuẩn là những bài học căn bản đầu tiên trẻ cần nắm vững khi học tiếng Việt. VMonkey - ứng dụng dạy tiếng Việt theo chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học là công cụ giúp con có nền tảng tiếng Việt vững chắc, hỗ trợ tốt cho quá trình học trên lớp. Với chương trình Học vần bài bản, trẻ được học cách đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái, viết đúng chính tả và không nói ngọng.
Bên cạnh đó, kho truyện tranh tương tác và sách nói đa dạng chủ đề trong VMonkey còn giúp con phát triển khả năng đọc - hiểu ghi nhớ thông tin, hiểu biết hơn về xã hội, cuộc sống... Phụ huynh có thể tìm hiểu rõ hơn về ứng dụng Vmonkey qua video sau:
TẢI VMONKEY NGAY: Tại đây.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách phát âm d và gi trong tiếng Việt. Ngoài ra, khi muốn học cách phát âm đ trong tiếng Việt đúng chuẩn theo những phương pháp học qua truyện tranh, trò chơi,... hiệu quả hơn có thể tham khảo sản phẩm Vmonkey. Đặc biệt, đây là ứng dụng giúp các bé đang học phát âm chuẩn nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ, học tiếng Việt tốt hơn mà phụ huynh có thể tham khảo cho bé yêu của mình.