zalo
Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu có bao nhiêu chữ, ký tự?
Học tiếng việt

Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu có bao nhiêu chữ, ký tự?

Hoàng Hà
Hoàng Hà

10/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ khó học vì có nhiều chữ kèm theo cả dấu câu. Vậy nên, để học được bộ môn này đòi hỏi người học phải nhận biết được bảng chữ cái tiếng Việt có dấu chuẩn Bộ GDĐT đưa ra. Vậy bảng chữ cái tiếng việt và dấu gồm những chữ và dấu gì? Hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu có bao nhiêu ký tự?

Bảng chữ cái tiếng Việt và dấu là một yếu tố quan trọng khi các bé mới chập chững bắt đầu học chữ, hay cả những người nước ngoài đang muốn học tiếng Việt cần phải biết tới đầu tiên.

Để có thể học tiếng Việt tốt nhất, cũng giống như nhiều ngôn ngữ khác thì người học cần phải nắm được đặc điểm bảng chữ cái tiếng Việt và dấu có bao nhiêu chữ, bao nhiêu ký tự, cách đọc chúng ra sao? Cụ thể:

Bảng chữ cái tiếng Việt không dấu gồm 29 chữ cái

Hiện tại, theo chương trình dạy GDPT mới nhất của Bộ Giáo Dục, trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 29 chữ cái thường và 29 chữ cái in hoa. Hiện tại, Bộ đang có đề xuất thêm vào 4 chữ cái của Tiếng Anh nữa gồm có f, j, w, z. Nhưng vấn đề này vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều tranh cãi nên chưa có quyết định chính thức.

Hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt và dấu chi tiết. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vậy nên, hiện tại trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ có 29 chữ cái in thường và in hoa như sau:

  • Chữ viết thường: a ă â b c d đ e ê g h I k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y.
  • Chữ viết hoa: A Ă   B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y.

Hệ thống nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt có dấu

Hiện tại, trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ có những nguyên âm và phụ âm sau:

  • 11 nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
  • 3 nguyên âm đôi: ia – yê – iê, ưa – ươ, ua – uô.
  • 16 Phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
  • 9 phụ âm đôi: ph, ch, th, tr, gh, gi, nh, ng, kh.

Tuy nhiên, trong hệ thống tiếng Việt còn có một phụ âm ngoại lệ được ghép từ 3 chữ cái đó là ngh ví dụ như nghe, nghề…

Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu bao nhiêu ký tự?

Để có thể giúp bé học tiếng Việt tốt hơn, ngoài việc nhận biết được các mặt chữ thì trong bảng chữ cái tiếng Việt và dấu sẽ có thêm một số ký tự được sử dụng như sau:

  • 10 ký tự số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
  • Các ký tự dấu sắc: ( ‘ ), huyền ( ` ), hỏi ( ? ), ngã ( ~ ), nặng ( . ). 
  • Các ký tự dấu chấm câu: Dấu chấm than ( ! ), dấu phẩy ( , ), dấu chấm ( . ), dấu chấm hỏi ( ? ).

Hướng dẫn cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt và dấu chi tiết

Chữ viết trong tiếng Việt được biết đến là hệ thống các ký hiệu để có thể ghi lại ngôn ngữ dưới dạng văn bản. Chúng được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng nên trước khi dạy bé học tiếng Việt thì việc làm quen với bảng chữ cái cần thực hiện đầu tiên.

Việc đọc bảng chữ cái tiếng Việt cần chú ý khẩu hình miệng, nhận biết mặt chữ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dưới đây sẽ là một số đặc điểm quan trọng mà khi học tiếng Việt về cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt có dấu để mọi người tham khảo:

  • a và ă là hai nguyên âm với cách đọc gần giống nhau, chỉ khác vị trí đặt đầu lưỡi sẽ chạm hàm răng dưới và chữ ă sẽ hơi cong lên và âm bật ra cũng mạnh hơn.
  • Nguyên âm ơ và â cũng có cách đọc gần giống nhau, với âm ơ thì đọc hơi dài hơn nhưng giọng hơi ngang, còn âm â thì ngắn hơn nhưng hơi bật ra sẽ mạnh hơn.
  • Đối với các nguyên âm có dấu như ư, ô, â, ă, ơ cần phải đọc nhấn mạnh hơn so với các chữ không giống như u, a, o.
  • Trong bảng chữ cái tiếng Việt và dấu, các nguyên âm đơn sẽ chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết mà không có sự liền kề nhau như trong tiếng Anh, trừ một số trường hợp như xoong, sooc, coong… đều là những từ vay mượn được việt hóa.
  • Ngoài ra, mọi người có thể tìm hiểu rõ hơn về cách học phát âm tiếng Việt chuẩn không có trong sách giáo khoa để nắm rõ được khẩu hình miệng, cách bật hơi của mỗi chữ chính xác nhất.

Một số cách học bảng chữ cái tiếng Việt không dấu và có dấu hiệu quả

Sau khi nhận biết được bảng chữ cái tiếng Việt có dấu có thể thấy tiếng Việt của chúng ta cũng khá phức tạp. Vậy nên, để các bé có thể làm quen, học thuộc và ghi nhớ được chúng thì bố mẹ có thể áp dụng một số cách học đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:

Đọc truyện, đọc sách cho bé nghe hàng ngày

Với những bé còn quá nhỏ khoảng 1 - 2 tuổi sẽ chưa thể nào nhận biết được mặt chữ, tuy nhiên giai đoạn này bố mẹ có thể rèn luyện cho bé khả năng yêu thích con chữ ngày từ nhỏ bằng việc đọc truyền, đọc sách mỗi ngày cho bé nghe, trước khi ngủ. Việc này sẽ giúp bé dần yêu thích ngôn ngữ hơn và khi bé bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ cảm thấy thích thú hơn khi học chữ cái.

Đọc truyện cùng bé ngay từ nhỏ hình thành khả năng yêu thích ngôn ngữ cao hơn. (Ảnh: Kinaforkid)

Giúp bé tiếp cận với bảng chữ cái tiếng Việt và dấu ở bất kỳ đâu

Điều này nghe có vẻ sẽ tạo áp lực cho bé vì lúc nào cũng ép bé học hành đúng không? Nhưng trên thực tế, điều này đúng hay không sẽ do cách mà phụ huynh áp dụng với bé. Bố mẹ không nên lúc nào cũng răn đe bắt con phải học thuộc bảng chữ cái, nếu không sẽ bị phạt như vậy sẽ dễ tạo áp lực hay ép bé vào một khuôn khổ quá khắt khe do mình đặt ra.

Cho bé tiếp cận với chữ cái ở bất kỳ đâu. (Ảnh: Internet)

Thay vào đó, bố mẹ có thể giúp bé tiếp cận với bảng chữ cái tiếng Việt có dấu khi đặt ở những nơi bé thường xuyên chơi như phòng ngủ, phòng học, phòng khách gia đình. Ngoài ra, vào những lúc rảnh rỗi hay đi chơi ở công viên, siêu thị,… bạn vẫn có thể vừa nhắc vừa ôn luyện cho bé một cách khéo léo với những câu hỏi đố bé để bé cảm thấy không bị áp lực mà ngược lại còn kích thích não bộ bé suy nghĩ, sáng tạo và hào hứng muốn chinh phục câu đố đó hơn.

Vừa chơi vừa học luôn là phương pháp hiệu quả nhất

Thay vì lúc nào cũng bắt bé học và đọc thuộc bảng chữ cái như “học vẹt”, khiến bé cảm thấy áp lực và chán nản thì bố mẹ nên biến giờ học của con thành khoảng thời gian vừa học vừa chơi sẽ thú vị hơn. Bởi vì ở độ tuổi này thì các bé cảm thấy hứng thú với các trò chơi hơn, nên bạn hoàn toàn có thể nắm bắt tâm lý đó để cùng bé chơi các trò chơi nhưng liên quan tới học tiếng Việt như nhìn hình đoán chữ, ghép chữ, giải mã ô chữ, tìm chữ cái giống và khác nhau,…

Vừa chơi vừa học sẽ tạo hứng thú cho bé hơn. (Ảnh: Huggies)

Thông qua các trò chơi này sẽ tăng sự hứng thú hơn cho bé, giúp kích thích tư duy sáng tạo trong bé và quan trọng giúp cha mẹ với bé gắn kết với nhau hơn. Với cách này sẽ áp dụng khi bé đã nhận biết được bảng chữ cái tiếng Việt không dấu, đã bắt đầu đọc và ghép vần với nhau.

Hãy tạo một không gian học tập thật thoải mái cho bé

Đối với người lớn hay trẻ em cũng vậy, việc có không gian làm việc và học tập thoải mái mới có thể mang đến hiệu quả cao. Đặc biệt với trẻ nhỏ khi bắt đầu học tiếng Việt nên chuẩn bị cho bé một không gian học thoải mái, đa màu sắc, đầy đủ dụng cụ học tập và quan trọng nhất không thể thiếu hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt có dấu nhé.

Luôn tạo không gian học tập thoải mái cho bé. (Ảnh: Báo giáo dục thời đại)

Khi chọn bảng chữ cái Tiếng Việt nên ưu tiên các sản phẩm có hình ảnh, màu sắc minh họa sống động sẽ tạo hứng thú cho bé khi học tập hơn. Ngoài ra, trong quá trình học bé mới tập làm quen nên việc quên hay phát âm không rõ cũng hết sức bình thường nên bố mẹ đừng quá quan trọng mà tạo áp lực cho bé trong việc này. Thay vào đó, bạn nên tạo không gian học tập vui vẻ, thoải mái để bé dần dần khắc phục và tiếp thu tốt hơn.

Học tiếng Việt thời công nghệ cùng Vmonkey

Tích hợp được tất cả các cách học trên từ việc đọc truyện, đọc sách, vừa chơi vừa học, môi trường học tập thoải mái,… đều hội tụ tất cả trong sản phẩm Vmonkey – Sản phẩm học tiếng Việt online theo chương trình GDPT mới nhất cho các bé mầm non và tiểu học.

Học tiếng Việt thú vị hơn cùng Vmonkey. (Ảnh: Monkey)

Với Vmonkey, các bé sẽ được học tiếng Việt thông qua tương tác trực tiếp trên các thiết bị thông minh với các thao tác ấn chạm đơn giản, tại đây sẽ cung cấp hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt với hình ảnh mô tả sinh động giúp bé cảm thấy thích thú hơn khi học và trải nghiệm.

Đặc biệt, Vmonkey còn là một thế giới truyện tranh đa dạng chủ đề phù hợp với lứa tuổi của bé, kết hợp cùng với hình ảnh âm thanh sống động, giọng đọc chuẩn truyền cảm dành riêng cho bé. Qua đó giúp bé dễ dàng thẩm âm, cảm nhận được vần điệu, ngữ điệu một cách tự nhiên nhất.

Bên cạnh đó, cấu trúc chương trình giảng dạy của Vmonkey còn kết hợp với nhiều trò chơi được xây dựng theo sự phát triển của bé, giúp bé nắm được hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt và dấu, nhận diện vần đến tạo từ bằng những vần đã học. Chính những điều này sẽ góp phần tạo sự thích thú hơn cho bé trên con đường chinh phục tiếng Việt hiệu quả.

Đảm bảo, trước khi vào lớp 1 trẻ sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc trong việc đánh vần, phát âm nhờ vào hơn 700 truyện tranh tương tác, hơn 300 sách nói mà Vmonkey xây dựng. Đồng thời tăng khả năng đọc hiểu nhờ vào hơn 1500 câu hỏi tương tác sau truyện giúp bé ghi nhớ được các kiến thức đã học một cách chuyên sâu nhất.

Ba mẹ TẢI & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ tại đây:

Kết luận

Với hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt có dấu khá phong phú đúng không? Nhưng để giúp bé làm quen, học thuộc và ghi nhớ chúng đòi hỏi bố mẹ cần có phương pháp giảng dạy phù hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên của Monkey sẽ góp phần nào đó giúp phụ huynh đồng hành cùng các bé chinh phục ngôn ngữ “mẹ đẻ” thành công nhé. 

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey