zalo
Giải đáp: Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu nguyên âm?
Học tiếng việt

Giải đáp: Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu nguyên âm?

Hoàng Hà
Hoàng Hà

30/01/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu nguyên âm là câu hỏi được nhiều bạn học sinh, phụ huynh và cả người nước ngoài học tiếng Việt quan tâm rất nhiều. Vậy nên, nội dung bài viết ngay sau đây Monkey sẽ giải đáp chi tiết để mọi người cùng tham khảo.

Nguyên âm trong tiếng Việt là gì?

Nguyên âm là gì? Nguyên âm tiếng Việt được biết đến là những từ khi nói sẽ phát ra một luồng hơi đi từ phổi lên thanh quản, chúng sẽ không bị ngăn cản và sẽ có độ mở rộng khuôn miệng.

Ngoài ra, nguyên âm thường đứng một mình hoặc có thể kết hợp được với những phụ âm để tạo thành tiếng hoàn chỉnh.

Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm?

Trong bảng chữ cái nguyên âm tiếng Việt theo chuẩn Bộ GDĐT đưa ra thì sẽ có tổng cộng 12 nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

Vậy tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm đôi? bao nhiêu nguyên âm đơn. Thì xét về mặt ngữ âm thì tiếng Việt của chúng ta có tổng cộng 11 nguyên âm đơn, 32 nguyên âm đôi và 13 nguyên âm ba. Cụ thể:

  • 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư. Bởi vì chữ i và y có phát âm giống nhau nên sẽ giảm đi 1 nguyên âm so với chữ viết.
  • 32 nguyên âm đôi trong tiếng Việt: ai, ao, au, ay, âu, ây, êu, eo, ia, iê/yê, iu, oa, oe, oă, oa, oi, oe, oo, ôô, ơi, ua, uâ, uă, uâ, ue, ua, ui, ưi, uo, ươ, ưu, uơ, uy.
  • 13 nguyên âm ba: oai, oao, uao, oeo, iêu/yêu, uôi, ươu, uyu, uyê, ươi, oay, uây, ươi.

Lưu ý, trong những nguyên âm trên thì có 12 nguyên âm bắt buộc phải thêm phần âm cuối là nguyên âm hoặc phụ âm bao gồm: yê, ươ, uô, uâ, iê, â. Còn những nguyên âm bắt buộc phải có phụ âm cuốiuyê, uă, ôô, oo, oă, ă.

Ngoài ra, trong tiếng Việt có 4 nguyên âm ghép có thể đứng một mình, có thể thêm âm cuối, âm đầu hoặc cả hai gồm uy, uê, oe, oa. Cùng với đó, sẽ có đến 29 nguyên âm ghép sẽ không được thêm phần âm cuối vô gồm: uyu, uya, ươu, ươi, uôi, uây, uai, ưu, ưi, ui, ưa, oeo, oay, oao, oai, ơi, ôi, oi, iu, iêu/yêu, ia, êu, eo, ây, ay, âu, au, ao, ai.

Nhìn chung, trong bảng chữ cái tiếng Việt nguyên âm phụ âm thì phần nguyên âm khá phức tạp, chưa kể còn liên quan đến phụ âm và cách phát âm của chúng. Vậy nên, khi học tiếng Việt thì việc nắm vững những nguyên tắc đó để có thể nghe, nói, đọc, viết chính xác hơn.

VMONKEY giúp trẻ xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc: Đánh vần chuẩn và nhanh nhất, tăng vốn từ vựng, khả năng đọc hiểu - hỗ trợ tốt việc học trên lớp, nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ, cảm xúc...

Hướng dẫn cách phát âm những nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Sau khi nắm được bảng chữ cái Việt Nam có bao nhiêu nguyên âm? Thì các nguyên âm trong tiếng Việt này khác nhau ở hai điểm chính là độ mở của miệng và vị trí của lưỡi khi phát âm. Cụ thể:

Khi phát âm cần chú ý đến vị trí đặt lưỡi, khuôn miệng, răng, môi. (Ảnh: Vndoc)

Hai nguyên âm aă, căn bản từ độ mở của miệng lẫn vị trí lưỡi khi phát âm khá giống nhau. Nhưng khi nói chính xác thì âm a sẽ dài hơn âm ă. Với các nguyên âm đơn có dấu khác cũng vậy như âm ơ khi phát âm sẽ dài hơn âm â.

Còn với những nguyên âm đôi ban đầu khi phát âm sẽ hơi khó, thường sẽ đọc liền giữa hai âm với nhau, cùng với vị trí đặt đầu lưỡi chạm răng trước, tròn khuôn miệng và hơi nói ra sẽ dài hơn nguyên âm đơn.

Lưu ý, khi dạy bé học phát âm các nguyên âm này, hãy chú ý đến khuôn miệng, vị trí đặt lưỡi và hơi nói ra. Việc nhìn vào phát âm của giáo viên, hay bố mẹ sẽ giúp con dễ dàng mường tượng được vị trí đặt lưới trong cách phát âm một cách chính xác hơn.

Mẹo giúp bé học, ghi nhớ tốt bảng chữ cái tiếng Việt nguyên âm

Với việc nắm được bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu nguyên âm, có thể thấy số lượng cũng khá nhiều với khả năng ghi nhớ của các bé học tiểu học. Vậy nên, để giúp các con học và ghi nhớ tốt những nguyên âm đó, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

Cần có phương pháp học nguyên âm phù hợp. (Ảnh: sưu tầm internet)

  • Sử dụng bảng chữ cái sinh động: Với các bé thường ghi nhớ hình ảnh sẽ tốt hơn mặt chữ, nên việc sử dụng bảng chữ cái có hình ảnh sinh động sẽ giúp con học và lưu trữ chữ và ảnh trong não bộ tốt hơn.
  • Lồng ghép việc học nguyên âm với thực tiễn: Ở đây, bố mẹ có thể lấy các ví dụ liên quan đến thực tiễn để bé học nguyên âm tốt hơn như âm “a” là “cá”, ô là “bố”, ơ là “bơ”…. Như vậy bé sẽ dễ hiểu hơn.
  • Vừa học vừa thực hành: Thay vì chỉ dạy bé học nguyên âm trên lý thuyết con rất nhanh quên, bố mẹ hãy cho bé vừa học, vừa chỉ vào từng chỉ, vừa phát âm hoặc kết hợp thêm viết để con ghi nhớ hiệu quả.
  • Tổ chức các trò chơi với nguyên âm: Để giúp quá trình học của bé không bị nhàm chán, bố mẹ có thể tổ chức những trò chơi liên quan tới việc tìm nguyên âm, nhận biết nguyên âm,.. để bé có hứng thú học hơn.
  • Học ở bất kỳ đâu: Thay vì chỉ đúng giờ mới dạy bé học thì ở bất kỳ đâu như đi chơi, đi siêu thị,… với bảng hiệu quảng cáo bố mẹ có thể đố bé đâu là nguyên âm để con luôn được học mọi lúc, mọi nơi một cách thoải mái.
  • Tạo nền tảng tiếng Việt vững chắc cho bé với Vmonkey: Đây là ứng dụng học tiếng Việt số 1 Việt Nam, giúp bé nắm chắc những kiến thức về tiếng Việt, bảng chữ cái thông qua truyện tranh, sách nói, trò chơi tương tác được hàng triệu phụ huynh tin dùng.

>>> Đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ VMONKEY: Tại đây

Một số lưu ý bố mẹ có thể giúp bé học bảng chữ cái nguyên âm tiếng Việt tốt hơn

Để giúp con học, ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Việt nói chung, các nguyên âm nói riêng thì bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:

Bố mẹ nên cùng con học tiếng Việt để tạo sự hứng thú cho bé. (Ảnh: ODPHUB)

  • Đừng quá khắt khe trong quá trình học của bé: Thay vào đó hãy luôn kiên trì, ân cần chỉ báo bé để con không bị áp lực khi học tập, ghi nhớ.
  • Hướng dẫn con mọi lúc mọi nơi: Từ đi công viên, siêu thị, sở thú,… hãy cho bé được làm quen và nhận biết mắt chữ để con thấy được tính thực tiễn của học tiếng Việt.
  • Luôn đồng hành cùng con: Bố mẹ hãy luôn chia sẻ, động viên và giúp đỡ con trong quá trình học tập. Hãy thường xuyên hỏi những câu “con có gặp khó khăn gì không”, “chữ này phát âm như thế nào”, “chữ này là gì con nhỉ”… để bé cảm thấy tự tin và thoải mái hơn khi học tập.
  • Chú ý cách phát âm các nguyên âm của bé: Việc bé phát âm đúng thì mới có thể viết đúng, nghe đúng và ghi nhớ đúng.
  • Đọc sách cho con nghe mỗi ngày: Thông qua việc đọc sách bé sẽ có niềm yêu thích với sách, tăng khả năng luyện đọc và phát âm chính xác hơn.
  • Luôn tạo thói quen cho con đặt câu hỏi: Thay vì bé học thụ động, hãy tập cho con thường xuyên đặt ra các câu hỏi liên quan tới việc học chữ, rồi hãy để bé tập tự giải quyết vấn đề khi nào thực sự khó quá bố mẹ mới trợ giúp.

Xem thêm: Bé làm bài tập danh từ tiếng việt lớp 4 đơn giản nhờ bí kíp đắt giá này!

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin về việc giải đáp “bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu nguyên âm?“. Hy vọng dựa vào những chia sẻ trên của Monkey, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con mình học, ghi nhớ và luyện tập kiến thức này một cách hiệu quả hơn nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!