zalo
Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Khái niệm & bài tập thực hành
Học tiếng việt

Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Khái niệm & bài tập thực hành

Ngân Hà
Ngân Hà

30/09/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Danh từ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ danh từ là gì, cũng như cách phân loại và vai trò của danh từ. Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của danh từ và cụm danh từ. Còn chần chờ gì mà không khám phá ngay!

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Danh từ là gì?

Danh từ là gì? Danh từ là một loại từ trong ngôn ngữ được sử dụng để đặt tên cho mọi thứ: người, vật, sự việc hoặc khái niệm. 

Đây là một phần quan trọng của ngữ pháp và từ vựng trong Tiếng Việt, cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác. Một câu hoàn chỉnh thường có danh từ đóng vai trò chủ ngữ và thường được kết hợp với các từ chỉ số lượng hay các từ trong câu. Bên cạnh đó, danh từ còn giúp chúng ta truyền đạt thông tin, mô tả thế giới xung quanh và xây dựng câu chuyện trong giao tiếp hàng ngày một cách rõ ràng và dễ hiểu.

Ví dụ:

  • Từ chỉ sự vật: Cây cỏ, con mèo, chiếc xe.

  • Từ chỉ con người: Bác sĩ, học sinh, người bạn.

  • Từ chỉ sự việc: Học tập, nấu ăn, chơi đàn.

  • Từ chỉ khái niệm: Tình yêu, hạnh phúc, tự do.

Danh từ là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân loại danh từ trong tiếng Việt

Phân loại danh từ là gì trong tiếng Việt? Danh từ trong tiếng Việt có thể được phân loại thành các nhóm cụ thể dựa trên các đặc điểm và vai trò khác nhau trong câu. Dưới đây là phân loại chi tiết:

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật là một phần quan trọng trong phân loại danh từ trong tiếng Việt. Chúng có vai trò đặc biệt trong việc mô tả và xác định các thực thể, vật phẩm hoặc hiện tượng trong thế giới xung quanh chúng ta.

Danh từ chỉ sự vật được chia thành hai nhóm chính là danh từ chung và danh từ riêng:

  • Danh từ chung: Đây là loại danh từ dùng để đại diện cho tên gọi hoặc mô tả một loại sự vật, sự việc mang tính khái quát. Danh từ chung không chỉ đến một thực thể cụ thể và có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Trong đó, danh từ chung được chia thành hai loại nhỏ hơn:

    • Danh từ cụ thể: Đây là danh từ mô tả sự vật mà con người có thể cảm nhận thông qua giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác. Ví dụ: đũa, thìa, bát - những đối tượng mà bạn có thể nhìn thấy và chạm vào.

    • Danh từ trừu tượng: Là những danh từ không thể cảm nhận bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác. Chúng thường liên quan đến các ý tưởng, tình cảm, hoặc trạng thái tinh thần. Ví dụ: ý nghĩa, tinh thần - những khái niệm trừu tượng mà bạn không thể thấy hoặc chạm vào một cách trực tiếp.

  • Danh từ riêng: Đây là danh từ chỉ tên riêng của người, sự vật, hoặc địa điểm cụ thể. Danh từ riêng thường là duy nhất và không thể thay thế bằng bất kỳ danh từ chung nào khác. Ví dụ: Hà Nội (tên thành phố), Nguyễn Ái Quốc (tên người) - những danh từ riêng có tính đặc trưng và không có sự thay thế.

Danh từ chỉ sự vật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị là một phần quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt, chúng giúp ta có thể đo lường, mô tả và diễn đạt về số lượng, khối lượng, kích thước, hoặc thời gian của các sự vật hoặc hiện tượng.

Trong đó, danh từ chỉ đơn vị rất đa dạng và được chia thành các nhóm sau:

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Đây là các danh từ sử dụng để đo lường và mô tả số lượng sự vật tự nhiên, như cái, con, hòn. Chúng thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để biểu thị số lượng hoặc số lượng tương đối của các thực thể. Ví dụ: mảnh, cái bàn, con chó.

  • Danh từ đơn vị chính xác: Đây là các đơn vị có kích thước, trọng lượng, và khối lượng được xác định chính xác. Chúng thường được sử dụng trong ngữ cảnh khoa học, kỹ thuật hoặc thương mại. Ví dụ: tấn (đơn vị trọng lượng), tạ (đơn vị trọng lượng), yến (đơn vị trọng lượng).

  • Danh từ chỉ thời gian: Đây là các danh từ dùng để đo lường và biểu thị khoảng thời gian. Chúng giúp chúng ta diễn đạt về các đơn vị thời gian như thế kỷ, thập kỷ, năm, tháng, giờ, phút, giây. Ví dụ: thế kỷ 21, năm 2023, hai giờ.

  • Danh từ đơn vị ước lượng: Đây là danh từ không định sẵn số lượng cố định và thường được sử dụng để đếm những thứ xuất hiện trong các tổ hợp như nhóm, tổ, đàn. Chúng giúp chúng ta diễn đạt về số lượng mà không cần định rõ con số cụ thể. Ví dụ: đàn vịt, nhóm học sinh.

  • Danh từ tổ chức: Đây là loại danh từ được sử dụng để chỉ các tổ chức, đơn vị hành chính, như huyện, ấp, quận, thành phố. Chúng thường dùng để miêu tả về cấu trúc tổ chức và vị trí địa lý. Ví dụ: thành phố Hồ Chí Minh, huyện Bắc Từ Liêm.

Danh từ chỉ đơn vị. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Danh từ chỉ khái niệm

Danh từ chỉ khái niệm là một loại danh từ có tính trừu tượng và không chỉ định trực tiếp đến một sự vật, sự kiện cụ thể trong thế giới vật lý. Thay vào đó, chúng mô tả các ý tưởng, khái niệm, tình cảm, hoặc trạng thái tinh thần mà con người hiểu và trải nghiệm thông qua suy nghĩ và ý thức.

Danh từ chỉ khái niệm thường không thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như thị giác (ví dụ như bạn không thể nhìn thấy tình yêu), thính giác, mà chúng là sản phẩm của ý thức và tri thức của con người. Chúng thể hiện những khía cạnh trừu tượng của cuộc sống, như ý nghĩa, ý tưởng, niềm tin, sự hạnh phúc, sự tự do và nhiều khía cạnh tinh thần khác.

Danh từ chỉ hiện tượng

Danh từ chỉ hiện tượng được sử dụng để mô tả và đặt tên cho các sự kiện, tình huống, hoặc hiện tượng xảy ra trong thế giới xung quanh chúng ta.

Trong đó, danh từ chỉ hiện tượng được chia thành hai nhóm chính:

  • Hiện tượng tự nhiên: Đây là những hiện tượng xảy ra mà không có sự tác động từ con người hoặc ngoại lực. Chúng tự nảy sinh trong tự nhiên và thường được điều khiển bởi các quy luật thiên nhiên. Ví dụ như, mưa, gió, sấm, chớp, bão, và các hiện tượng khí hậu khác.

  • Hiện tượng xã hội: Đây là những hiện tượng do con người tạo ra hoặc tham gia, và chúng thường liên quan đến các khía cạnh xã hội và văn hóa của xã hội. Ví dụ như, chiến tranh, nội chiến, biến đổi xã hội, các cuộc di cư, và các sự kiện xã hội khác.

Danh từ chỉ hiện tượng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vai trò của danh từ trong câu

Vai trò của danh từ là gì? Danh từ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một câu văn, cụ thể như sau:

  • Xác định sự vật hoặc hiện tượng: Danh từ giúp xác định và đặt tên cho các sự vật, sự kiện, hoặc hiện tượng trong thế giới thực. Chúng giúp chúng ta biết được "ai" hoặc "gì" đang được thảo luận trong câu. Ví dụ: "Cô gái" trong câu "Cô gái đang đọc một cuốn sách."

  • Tạo cụm danh từ: Danh từ có khả năng kết hợp với các từ khác như từ chỉ số lượng, từ chỉ định và các từ khác để tạo thành cụm danh từ. Ví dụ: "Một bộ sách" - ở đây, "một" là từ chỉ số lượng và "bộ sách" là cụm danh từ.

  • Đóng vai trò là chủ ngữ: Trong câu, danh từ thường đóng vai trò là chủ ngữ, tức là nó là thực thể chính mà câu đang nói về. Ví dụ: "Hoa hồng nở đẹp." Trong câu này, "Hoa hồng" là danh từ và đóng vai trò là chủ ngữ.

  • Đóng vai trò là vị ngữ: Danh từ cũng có thể đóng vai trò là vị ngữ trong câu, thường xuất hiện sau động từ "là" để mô tả hoặc xác định chủ thể. Ví dụ: "Người đàn ông là giáo viên." Trong câu này, "giáo viên" là danh từ và đóng vai trò là vị ngữ.

  • Làm tân ngữ bổ trợ cho động từ: Danh từ có thể xuất hiện trong câu như một tân ngữ bổ trợ cho động từ, giúp hoàn thiện ý nghĩa của câu. Ví dụ: "Cô ấy đọc một quyển sách." Trong câu này, "quyển sách" là danh từ và là tân ngữ bổ trợ cho động từ "đọc."

Vai trò của danh từ trong câu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các nguyên tắc cần nhớ khi viết danh từ

Khi viết danh từ trong văn bản, cần tuân theo một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo tính chính xác và dễ hiểu. Cụ thể như:

  • Viết hoa ký tự đầu của danh từ riêng: Các danh từ riêng như tên người, tên địa điểm nổi tiếng, tên con đường thường viết hoa ký tự đầu của các âm tiết. Điều này giúp phân biệt danh từ riêng với các loại danh từ khác. Ví dụ: "Hà Nội", "Paris", "Nguyễn Văn A".

  • Phiên âm danh từ nước ngoài: Khi bạn sử dụng các danh từ từ ngoại lai, đặc biệt là từ tiếng nước ngoài, hãy tuân theo quy tắc phiên âm bằng cách sử dụng dấu gạch nối giữa các từ. Ví dụ: "vắc-xin”,...

  • Sử dụng từ ngữ phù hợp: Khi viết danh từ, bạn cần chọn từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh và mục tiêu của văn bản. 

  • Tránh sử dụng quá nhiều danh từ liên tiếp: Trong một câu hoặc đoạn văn, hãy tránh việc sử dụng quá nhiều danh từ liên tiếp mà không có từ nối hoặc dấu câu phù hợp. Điều này có thể làm cho văn bản trở nên rối rắm và khó hiểu.

Các nguyên tắc cần nhớ khi viết danh từ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cụm danh từ là gì?

Cụm danh từ là một khái niệm trong ngữ pháp biểu thị sự kết hợp của một danh từ chính và một số từ ngữ phụ thuộc vào nó. Hiểu một cách đơn giản, cụm danh từ là một nhóm từ hoạt động như một danh từ trong câu. Chúng bổ sung thông tin và chi tiết cho danh từ chính, giúp làm cho câu trở nên phong phú hơn và thể hiện ý nghĩa đầy đủ hơn.

Cấu trúc cụm danh từ thường bao gồm ba phần chính:

  • Phần trước: Các từ ngữ phụ trước danh từ, thường liên quan đến số lượng hoặc lượng thông tin. Chúng có thể là các từ chỉ số lượng như "một", "nhiều",... hoặc các từ ngữ phụ khác như "cả", "mọi",...

  • Phần trung tâm: Đây là danh từ chính, đại diện cho sự vật hoặc khái niệm mà cụm danh từ muốn thể hiện.

  • Phần sau: Các từ ngữ phụ sau danh từ, thường mô tả hoặc xác định thêm vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Chúng có thể là các từ chỉ đặc điểm, ví dụ như "này", "ấy". "kia",... hoặc các từ ngữ phụ khác như "trong", "ở",...

Ví dụ: “Cả một đàn bò trắng” 

Trong cụm danh từ này, "cả" là từ ngữ phụ trước danh từ, "một" thể hiện số lượng, và "đàn bò trắng" là danh từ chính. Cụm này thể hiện một tập hợp của các con bò trắng.

Cụm danh từ là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách phân biệt danh từ và cụm danh từ

Để phân biệt danh từ và cụm danh từ, bạn có thể dựa vào một số điểm nổi bật sau đây:

Điểm phân biệt

Danh từ

Cụm danh từ

Sự kết hợp của từ

Thường là một từ đơn.

Là sự kết hợp của nhiều từ để tạo ra ý nghĩa cụ thể hơn.

Khả năng xen thêm từ

Thường không cho phép thêm từ vào giữa mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa.

Thường có cấu trúc linh hoạt, cho phép thêm từ vào giữa mà không làm thay đổi ý nghĩa.

Đặc trưng của danh từ riêng

Thường không có danh từ riêng.

Có thể có danh từ riêng (tên riêng của người, địa điểm, vật thể cụ thể).

Sự kết hợp với các từ khác

Kết hợp với các từ chỉ số lượng, từ chỉ định, từ tính từ, và từ trạng từ để tạo ra câu hoàn chỉnh.

Có thể kết hợp với các từ này nhưng thường xuất hiện dưới dạng một đơn vị có ý nghĩa riêng biệt.

Cấu trúc cú pháp

Thường có cấu trúc cú pháp đơn giản.

Thường có cấu trúc cú pháp phức tạp hơn.

Ví dụ

“Hà Nội”

“Thủ đô Hà Nội”

Nhớ rằng, có một số trường hợp ngoại lệ làm cho việc phân biệt danh từ và cụm danh từ có thể khá phức tạp hơn. Tuy nhiên, những điểm trên có thể giúp bạn xác định sự khác biệt cơ bản giữa chúng.

Các dạng bài tập về danh từ

Các dạng bài tập về danh từ là gì? Dưới đây là các dạng bài tập về danh từ mà học sinh sẽ được tiếp xúc trong chương trình tiếng Việt phổ thông. Mời các bạn tham khảo.

Dạng 1: Xác định các danh từ trong câu

Xác định các danh từ trong câu là việc phân loại các danh từ trong văn bản hoặc câu với mục đích xác định, nhận biết và hiểu ý nghĩa của chúng. 

Ví dụ:

Đoạn văn: "Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp."

Hướng dẫn:

  • Các danh từ chỉ người được sử dụng: lũ trẻ, dân chài.

  • Các danh từ chỉ vật được sử dụng: đàn, vườn, thuyền, giấy, nước mưa, lưới, ngọc lan, nền đất, lối đi, hồ, bóng, chim bồ câu, đường, cá, hoa mười giờ, nhà.

  • Các danh từ chỉ đơn vị được sử dụng: tiếng, các, con, mái, cánh, chiếc, vũng.

  • Các danh từ riêng được sử dụng: Hồ Tây.

  • Các cụm danh từ: Tiếng đàn, những vũng nước mưa, các lối đi, bóng mấy con chim bồ câu, vài cánh ngọc lan, những chiếc thuyền, những mái nhà.

Dạng 2: Tìm các danh từ theo cấu tạo

Tìm các danh từ theo cấu tạo trong câu là việc xác định các danh từ trong văn bản hoặc câu dựa trên một tiêu chí cụ thể.

Ví dụ: Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau và đặt câu với mỗi từ đó.

a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông.

b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa.

Hướng dẫn:

a. 5 danh từ có tiếng sông là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông, sông cái,…

  1. Đó là dòng sông quanh năm nước chảy xiết.

  2. Cửa sông là nơi sông đổ ra biển.

  3. Trên khúc sông có hai chiếc ca nô đang chạy.

  4. Nước sông ở đó đổi màu theo thời gian.

  5. Sông Hồng là một con sông cái.

b. 5 danh từ có tiếng mưa là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào, mưa xuân,…

  1. Trời đang nắng bỗng nhiên một cơn mưa xuất hiện.

  2. Những trận mưa lớn làm nhà cửa bị cuốn trôi.

  3. Nước mưa có thể dùng để nấu ăn.

  4. Mưa rào thường xuất hiện trong mùa hè.

  5. Mưa xuân làm cho cây cối tươi tốt.

Dạng 3: Tìm các danh từ có dạng đặc biệt

Trong loại bài tập này, chúng ta sẽ tìm các danh từ có dạng đặc biệt, có khả năng đồng thời là danh từ chung và danh từ riêng tùy theo ngữ cảnh sử dụng.

Ví dụ:

1. đầm sen (nơi trồng sen)/Đầm Sen (khu vui chơi)

Những đầm sen toả hương thơm ngát./Chủ nhật tới tôi sẽ đi thăm khu du lịch Đầm Sen.

2. hoà bình (không có chiến tranh) / Hoà Bình (tên riêng)

Chúng tôi mong muốn hoà bình trên toàn thế giới./Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất nước ta.

3. hàng gà (nơi mua bán gà)/Hàng Gà (tên một phố cổ)

Mẹ đi ra hàng gà để mua một con gà về thịt./Nhà bạn ấy ở phố Hàng Gà, một khu phố cổ của Hà Nội.

Dạng 4: Tìm danh từ phù hợp và điền vào chỗ chấm trong câu

Trong dạng bài tập này, chúng ta sẽ tìm các danh từ thích hợp để điền vào các chỗ chấm trong câu. Điều này giúp chúng ta cải thiện khả năng sử dụng danh từ một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh. Các câu hỏi thường sẽ yêu cầu bạn xác định loại danh từ cần điền dựa trên ngữ cảnh cụ thể trong câu.

Ví dụ 1: Tìm các danh từ thích hợp điền vào các chỗ chấm để hoàn thành khổ thơ sau:

“…………… giong ruổi trăm miền

Rù rì ………….. nối liền mùa hoa.

Nối rừng hoang với …………….

………… nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.

Nếu ………….. có ở trời cao

Thì ………….. cũng mang vào mật thơm.”

(theo NGUYỄN ĐỨC MẬU)

Hướng dẫn:

Các danh từ được điền vào chỗ trống bao gồm:

Bầy ong giong ruổi trăm miền

Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.

Nối rừng hoang với biển xa.

Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.

Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Ví dụ 2: Tìm các danh từ chỉ hiện tượng điền vào chỗ chấm trong các câu:

a. Thảm hoạ …………. đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.

b. Những ………….. ấm áp xua tan màn …………. dày đặc.

c. Trong mưa xuất hiện những …………. long trời, lở đất.

d. Chúng tôi phản đối …………. và mong muốn hoà bình.

e. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra ……… hàng năm.

g. Nắng nhiều làm ruộng đồng …………….. và ……………

Hướng dẫn:

a. sóng thần: Nước biển dâng cao cùng lốc xoáy.

b. tia nắng: Mặt trời toả sáng chiếu xuống trái đất.

sương mù: Hơi ẩm làm không nhìn thấy được.

c. tiếng sấm: Các tia lửa điện phóng ra trên không trung.

d. chiến tranh: Trong xã hội xuất hiện bạo lực, khủng bố.

e. lũ lụt: Mưa nhiều gây ngập ngụa kéo dài.

g. nứt nẻ, khô hạn: Ruộng đồng thiếu nước.

Xem thêm:

  1. VMonkey - Ứng dụng giúp xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ
  2. Danh từ riêng là gì? Nguyên tắc cần biết khi sử dụng danh từ riêng trong tiếng Việt
  3. Cụm từ là gì? Phân loại các cụm từ: Cụm danh từ, cụm đồng từ, cụm tính từ,...

Dạng 5: Phân biệt các danh từ

Trong dạng bài tập này, chúng ta sẽ phân biệt các danh từ dựa trên loại danh từ và ngữ cảnh sử dụng. Điều này giúp cải thiện khả năng nhận biết và sử dụng danh từ một cách chính xác.

Ví dụ: Chọn A, B hay C?

1. Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên người:

A. Minh Tuấn

B. Quảng Trường

C. Cả A và B đều đúng.

2. Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên địa lý:

A. Hà Nội

B. cây cỏ

C. Cả A và B đều sai.

3. Danh từ nào dưới đây không là danh từ chỉ người:

A. học sinh

B. quyển sách

C. bạn học

4. Danh từ nào dưới đây không là danh từ chỉ địa lý:

A. sông Mekong

B. Vườn hoa

C. Hồ Tây.

Hướng dẫn:

1. A. Minh Tuấn

2. A. Hà Nội

3. B. quyển sách

4. B. Vườn hoa

Các dạng bài tập về danh từ có trong chương trình học tiếng Việt phổ thông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, thông qua những kiến thức mà Monkey chia sẻ trên đây, bạn đã có thể hiểu danh từ là gì một cách chi tiết nhất. Hãy luyện tập thường xuyên các dạng bài tập để nâng cao khả năng ngôn ngữ, đồng thời đạt được kết quả cao trong các kỳ thi. Chúc bạn thành công!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!