zalo
Hiểu rõ về các dấu câu trong tiếng Việt và cách đọc dấu hỏi và dấu ngã sao cho đúng?
Học tiếng việt

Hiểu rõ về các dấu câu trong tiếng Việt và cách đọc dấu hỏi và dấu ngã sao cho đúng?

Ngân Hà
Ngân Hà

10/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi học tiếng việt, việc học cách đọc các dấu là điều không thể bỏ qua. Trong đó, cách đọc dấu hỏi và dấu ngã thường hay bị nhầm lẫn nhiều nhất. Monkey sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp học và phát âm các dấu sao cho chuẩn nhất.

Dấu hỏi và dấu ngã là hai dấu thường dễ bị nhầm lẫn về cách đọc cũng như chính tả. Vậy đọc hai dấu này sao cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chúng qua những thông tin dưới đây.

Các dấu trong tiếng việt

Tiếng Việt có tất cả năm dấu thanh: sắc, hỏi, ngã, huyền và thanh ngang. Mỗi dáu sẽ có cách đọc khác nhau cũng như đảm nhiệm những chức năng riêng biệt. Cùng tìm hiểu chi tiết về các dấu nhé!

Tiếng Việt có 5 dấu thanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

1. Dấu sắc

Dấu sắc là thanh điệu thuộc thanh trắc, có âm vực cao. Khi phát âm, điểm điểm kết thúc ở âm vực cao và còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu.

2. Dấu huyền

Dấu huyền thuộc thanh ngang, có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép, ví dụ: bằng, đàm, đều

3. Dấu hỏi

Dấu hỏi thuộc thanh ngang, thuộc âm vực thấp. Dấu hỏi xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm khép như: vả lại, cảng biển, cảnh đẹp.

4. Dấu ngã

Dấu ngã thuộc âm vực cao, có thêm động tác nghẽn thanh hầu như thanh sắc. Thanh ngã xuất hiện trong các âm tiết không phải âm khép. Ví dụ: mãn nhãn, sững sờ

5. Dấu nặng

Dấu nặng là thanh điệu thuộc âm vực thấp, điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền. Thanh này xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết, ví dụ: lạ đời, lạm dụng, trục trặc, bẹp ruột

6. Thanh bằng

Thanh bằng xuất hiện trong tất cả các âm tiết ngoại trừ âm tiết khép, ví dụ: cây cam, mưa xuân.

Những cách chữa ngọng phát âm cho trẻ hiệu quả

Nói ngọng là hiện tượng ngôn ngữ bị rối loạn, thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị ngọng phát âm sẽ khó mà phát âm các từ một cách chính xác. Do đó sẽ gây khó khăn cho giao tiếp và việc học. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa ngọng phát âm ở trẻ.

Nói ngọng thường gặp ở trẻ con. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nguyên nhân trẻ bị ngọng

Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân bẩm sinh. Trẻ bị ngọng do cấu tạo của đường phát âm bị dị dạng, ví dụ như lưỡi ngắn, đầy lưỡi, tổn thương miệng hay các bệnh lý bẩm sinh như sứt môi hở hàm ếch, mắc tật chẻ vòm. 

Ngôn ngữ được hình thành từ những tác động của các yếu tố bên ngoài vào thính giác. Trẻ bị ngọng có thể do cấu tạo của thính giác kém, không nghe rõ, không nghe được. Vì nghe không rõ nên trẻ sẽ không đủ vốn từ để sử dụng hay sử dụng nhưng sử dụng sai lệch.

Một số trẻ bị ngọng là do rối loạn hành vi dẫn đến rối loạn âm thanh. Khi xem tivi, điện thoại, chơi game quá nhiều, trẻ học ngôn ngữ nhìn - nói mà không theo cách nghe - nói. Do đó khiến thính giác không được kích thích mà  gây rối loạn phát âm.

Xem thêm: Đi tìm con số cho câu hỏi “Có bao nhiêu dấu câu trong tiếng Việt ?”

Cách chữa ngọng cho trẻ tại nhà

Để có thể khắc phục tình trạng nói ngọng, cha mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:

  • Cho con luyện cơ miệng thường xuyên: Bố mẹ nên tập hợp và phân loại lại những, từ mà con đang phát âm sai để hướng dẫn con nói chuẩn hơn. Cho con tập bài tập luyện cơ miệng như há miệng to và nói “A, O, TR,…” làm khoảng 5 - 7 lần. 

  • Cho trẻ tập nói trước gương: Việc nói trước gương sẽ tạo cho trẻ sự mới lạ và thích thú. Ba mẹ phát âm mẫu cho trẻ những từ mà trẻ thường nói sai, nên chú ý phát âm chậm và rõ ràng nhất để trẻ có thể dễ dàng quan sát và bắt chước. 

  • Khuyến khích trẻ giao tiếp: Giao tiếp là cách để sửa nói ngọng tốt nhất. Bé càng nói nhiều, thường xuyên các từ bị ngọng sẽ giúp bé phát âm tốt hơn. Cha mẹ có thể cho bé ra ngoài công viên chơi hoặc đến nơi có nhiều trẻ nhỏ để vui chơi. 

  • Cho bé gặp chuyên gia tư vấn: Nếu bạn không có sự kiên nhẫn thì bạn có thể cho trẻ gặp các chuyên gia dạy ngôn ngữ hay bác sĩ. Có thể cho con tham gia vào một lớp học phát âm để trẻ có một một trường luyện tập chuyên nghiệp nhất. 

  • Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến phát âm: Những thói quen xấu như mút tay, cho tay vào miệng,… có thể vô tình khiến bé dễ nói ngọng. Vì thế, ba mẹ nên luôn chú ý nhắc nhở trẻ bỏ những thói quen này. 

Cùng bé luyện tập trước gương để chữa nói ngọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

VMonkey - Luyện phát âm chuẩn tiếng việt cho trẻ

VMonkey là ứng dụng giúp bé học tiếng việt lứa tuổi mầm non và tiểu học. Ứng dụng sở hữu chương trình học theo sát khung chương trình của bộ GD&ĐT. Các kiến thức sẽ được học thông qua âm thanh, màu sắc, lồng ghép trò chơi thú vị.

Đến với VMonkey, bé sẽ được học qua tương tác ấn chạm với thiết bị, cùng hình ảnh mô tả sinh động. VMonkey giúp trẻ thẩm âm, cảm nhận ngữ điệu, vần điệu một cách tự nhiên thông qua thế giới truyện tranh sống động, giọng đọc truyền cảm.

VMonkey tích hợp những trò chơi thú vị vào bài học. (Ảnh: Monkey)

VMonkey giúp bé học đánh vần nhanh và chuẩn nhất. Bé sẽ được đánh vần và phát âm tròn trịa bảng chữ cái, không bị ngọng do ảnh hưởng vùng miền, đặt câu chuẩn ngữ pháp tiếng việt. Nhờ kho tàng truyện khổng lồ, trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1, bé được tăng khả năng Đọc – Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện.

Qua những thông tin chia sẻ về “Cách đọc dấu hỏi và dấu ngã: cách chữa ngọng phát âm cho trẻ”, mong rằng Monkey giúp các cha mẹ tìm được phương pháp dạy con thích hợp. Bạn có thể truy cập vào Monkey để biết thêm nhiều thông tin giáo dục hữu ích.

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!