zalo
Dạy em bé tập viết dễ dàng hơn chỉ với 4 bước sau
Học tiếng việt

Dạy em bé tập viết dễ dàng hơn chỉ với 4 bước sau

Ngân Hà
Ngân Hà

29/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các em bé tập viết trong giai đoạn đầu thường gặp những khó khăn khiến việc dạy chữ cũng trở nên tốn thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu ba mẹ biết cách áp dụng những quy tắc khi dạy con phù hợp thì sẽ giúp bé vừa viết đẹp mà còn học tốt hơn. Hãy cùng Monkey tìm hiểu các phương pháp dạy chữ hiệu quả nhất ngay dưới đây nhé.

Nên bắt đầu dạy em bé tập viết khi nào?

Trước khi đến với những phương pháp hướng dẫn bé tập viết tốt hơn, chúng ta cần phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của con. Điều này giúp bạn biết con mình đang ở giai đoạn nào để có thể phát triển kỹ năng viết tốt nhất.

Giai đoạn 1: Bắt đầu cho trẻ từ 0-2 tuổi

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn bé bắt đầu biết viết nhưng các nét vẫn còn nguệch ngoạc. Những nét viết của bé ở đây xuất phát khi con thấy người lớn viết, bé sẽ cầm bút và bắt chước theo. Vì thế, phụ huynh hãy tạo động lực và hoan nghênh khi trẻ đang cố gắng nỗ lực viết nhé.

Các ba mẹ có thể bắt đầu với những câu nói như “Hãy viết những gì con muốn chia sẻ với mẹ nhé”. Và đặt những chiếc bút màu ở nơi gần tầm tay của bé để con có thể lấy một cách dễ dàng và viết khi có hứng thú, nên chọn những cây bút có độ dày vừa để bé cầm chắc tay hơn khi viết.

Tìm hiểu các giai đoạn để áp dụng đúng phương pháp dạy. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giai đoạn 2: Viết có kiểm soát (Trẻ từ 2-4 tuổi)

Ở giai đoạn này, bé sẽ viết nét nguệch ngoạc nhiều chữ cái trên giấy. Không chỉ là các chữ cái, nét vẽ của bé có thể là hình tròn, hình vuông. Vì thế, nếu ba mẹ thấy bé có những biểu hiện trên khi viết thì hãy dạy con viết theo trình tự như viết tên bé để giúp con hiểu rằng các chữ cái này đi đôi với nhau tạo nên một chữ có nghĩa.

Không chỉ dừng lại ở kỹ năng viết, bé ở độ tuổi từ 2 - 4 đã có thể hiểu những câu truyện cổ tích, do vậy bạn có thể dành thời gian mỗi buổi tối để kể cho con nghe trước khi ngủ nhé. Điều này khuyến khích trẻ thêm yêu con chữ, yêu sách và truyền cảm hứng cho bé tập đọc sớm hơn. 

Giai đoạn 3: Giai đoạn chuyển tiếp (Trẻ từ 4-7 tuổi)

Khi ở giai đoạn chuyển tiếp, bé sẽ không tạo các chữ cái ngẫu nhiên nữa mà sẽ sắp xếp nó thành một chữ có nghĩa mà con có thể hiểu được. Đây được xem là bước nhảy vọt phát triển nhất khi trẻ bắt đầu ở độ tuổi từ 4 - 7. Nhưng vì cũng là độ tuổi bước vào tiểu học, nên bé cũng sẽ học được nhiều hơn không chỉ ở chữ cái.

Bên cạnh đó, tâm lý của bé ở giai đoạn 3 cũng cực kỳ nhạy cảm, bé sẽ hiểu và biết áp lực, chán nản nếu chúng ta bắt ép con học quá nhiều. Ngược lại, hãy khuyến khích con học, kiên nhẫn và nhắc nhở nhẹ nhàng nếu bé có viết chữ hay làm bài sai. Hãy tập trung vào niềm vui nếu con đã thật sự có tiến bộ hơn là chèn ép con nhé.

Hãy luôn khuyến khích con thay vì la mắng để giúp trẻ học tốt hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giai đoạn 4: Viết thành thạo (Trẻ từ 5-6 tuổi)

Bé sẽ bắt đầu biết đánh vần, đọc to để tạo ra các cụm từ có nghĩa, bé còn c có thể ghi nhớ tốt được một số từ. Nhưng nếu bạn cố gắng đẩy nhanh quá trình học của con đến giai đoạn này thì đôi khi bé sẽ cảm thấy căng thẳng. Do vậy, hãy cố gắng giữ cho tinh thần trẻ được thoải mái bằng việc ghi nhớ từ bằng bản nháp.

Đồng thời, ba mẹ hãy khuyến khích con dùng chữ để kết nối những người bạn, người thân trong gia đình với nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập cùng con bằng cách bé đọc chính tả từ những câu chuyện tưởng tượng của mình và bạn viết ra. Trẻ sẽ cảm thấy thú vị hơn và từ đó nâng cao tư duy cũng như kỹ năng viết.

Những nét cơ bản mà bé nào cũng phải luyện khi mới bắt đầu học viết chữ

Các nét cơ bản chính là nền tảng bắt buộc mà bé phải được học qua. Vì khi trẻ nắm được cơ bản thì mới có thể hoàn thiện được những chữ cái phức tạp. Ba mẹ có thể tham khảo dưới đây những nét mà con mình sẽ phải học nhé.

Nét sổ thẳng

Cách nhận diện vô cùng đơn giản với một nét thẳng đứng từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Nó không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật nên các em có thể viết được một cách dễ dàng. Tuy nhiên, ba mẹ hãy hướng dẫn con cầm bút chắc bằng 3 ngón tay và cách ngòi bút 2,5cm để nét thẳng đứng và đẹp hơn.

Nét ngang

Cũng giống như nét thẳng, nét ngang được viết theo hàng ngang từ trái sang hoặc phải sang, tuy nhiên để nét ngang được đẹp thì Monkey khuyến khích bé viết từ trái sang phải nhằm thuận chiều hơn. Nhưng bút phải được bé cầm chắc và không run tay để giúp nét chữ thêm hoàn chỉnh.

Nét xiên trái

Tương tự như nét thẳng, chỉ khác hướng di chuyển bút làm nét xiên lệch về một phía trái hoặc phải. Đối với nét sổ thẳng thì đi từ trên xuống hoặc ngược lại, còn đối với nét xiên có đầu bút hướng từ trái qua hoặc phải qua. Thực tế thì nét xiên và nét thẳng có thể tạo thành một chữ cái.

Những nét cơ bản mà trẻ phải học khi đang trong quá trình luyện viết chữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nét xiên phải

Cũng giống nét xiên trái, nét xiên phải di chuyển đầu bút theo hướng bên phải qua. Và khi kết hợp cùng với nét thẳng đứng cũng có thể tạo thành một chữ.

Nét móc

Đối với nét móc gồm có 2 loại: Móc trên thường tạo nên các chữ cái m, n, v,... và nét móc dưới gồm các chữ i, chữ l,... Khi viết nét móc, bạn cần lưu ý các chỗ móc đều phải thon, không được nhọn quá cũng không được bè ra quá. Nếu quá khó, bạn có thể cho bé dùng hai nét thẳng kết hợp thành nét móc trước khi viết liền mạch.

Nét cong

Giữ và rê bút một cách tiếp nối không được đứt quãng. Khi ở điểm uốn lượn, đừng để trẻ dừng bút vì khi nối lại sẽ dễ bị méo và trông xấu đi. Hãy để bé tự động viết một cách liền mạch và luyện tập thường xuyên sẽ giúp con tiến bộ hơn. 

Dạy bé các nét cơ bản giúp con có nền tảng tiếng Việt vững chắc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bước hướng dẫn bé tập viết dễ áp dụng nhất

Để em bé tập viết trong giai đoạn đầu học tại nhà thì cần có một trình tự các bước dạy cơ bản. Ba mẹ có thể tham khảo ngay đây nhé.

Bước 1: Cho trẻ luyện tập cổ tay & làm quen với cây bút

Để viết tay cho những em mới tập thì vô cùng khó, vì thế đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn và theo sát con ở giai đoạn đầu. Ba mẹ có thể chuẩn bị sẵn những cây bút, giấy viết và tẩy để bôi. Thoạt đầu, hãy khuyến khích trẻ viết những gì bé muốn và bạn nên kẹp tay bé để con cầm bút chắc nhất. 

Đồng thời, cầm bút đúng cũng là một yếu tố quan trọng. Với nguyên tắc 3 ngón: Sử dụng ngón trỏ, giữa và ngón cái cầm chặt bút. Khi đó, ngón cái và ngón trỏ sẽ có nhiệm vụ giữ 2 bên thân bút, ngón còn lại sẽ đỡ lấy bút. Lưu ý nên giữ bút nghiêng về phía vai phải góc 60 độ, tuyệt đối không dựng đứng bút ở góc 90 độ.

Bước 2: Giúp bé làm quen với mặt chữ

Ba mẹ có thể sử dụng các vật dụng trong nhà để tạo thành các chữ cái đơn giản hoặc treo những bảng chữ cái, những hình ảnh đại diện cho một chữ nào đó ở những nơi bé thường tới lui. Mục đích của việc này nhằm giúp bé nhìn và làm quen dần với chữ trước khi học viết.

Cho bé làm quen với mặt chữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 3: Dạy bé luyện chữ bằng cách tập tô hoặc đồ theo mẫu có sẵn

Tập tô màu theo bảng chữ cái là một phương pháp phổ biến mà bất kỳ đứa trẻ nào đi học mầm non đều sẽ được tiếp xúc. Và ba mẹ có thể mua những bộ màu sắc có kèm hình để giúp bé tập tô trước. Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm những cuốn sách hoặc tập tô màu ở các trang thương mại điện tử như: Shopee, lazada,... hoặc tại nhà sách, siêu thị.

Xem thêm: Top 5 bí quyết dạy con học chữ mẫu giáo tại nhà mà bố mẹ không nên bỏ lỡ

Bước 4: Khuyến khích trẻ luyện tập thường xuyên cho đến khi viết thành thạo

Để viết chữ được đẹp và chuẩn cần trẻ rèn luyện lâu dài từ những nét cơ bản trước. Hãy dành 30 phút - 2 tiếng mỗi ngày để cho bé luyện viết, tuy nhiên cần bố trí thời gian cân bằng giữa việc học và chơi nhiều lần, không nên gò bó khi con học. Bên cạnh đó, tạo tâm lý thoải mái để tiếp thêm động lực cho con viết chữ mà không bị nhàm chán.

Khuyến khích trẻ luyện tập thường xuyên cho đến khi viết thành thạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những sai lầm mà phụ huynh thường mắc phải trong quá trình luyện viết cho bé

Nếu quá trình học của con có vấn đề và bé thường biểu hiện như việc: Lười học, chán nản, áp lực, mệt mỏi,... Thì có thể những khó khăn của bé mắc phải đến từ sai lầm trong việc dạy con của phụ huynh. 

Bỏ qua kỹ năng vận động tinh của trẻ

Để hiểu rõ hơn thì kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà bé phải có được để những hoạt động của bản thân được linh hoạt nhất. Nó giúp bé thực hiện các việc tự chăm sóc chính mình như: Đánh răng, mặc quần áo,...

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa biết rõ về vai trò của kỹ năng vận động tinh nên thường bỏ qua chúng bằng việc tự làm hết mọi việc mà không cho bé vận động nhiều. Và điều này gây ra những ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập của bé: Trẻ không có sự phát triển khéo léo của đôi tay, không thể viết và vẽ thành thạo,...

Bỏ qua kỹ năng vận động tinh của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bắt ép con viết theo thứ tự các chữ cái

Nếu việc ba mẹ cho con học các ký tự cơ bản trước nhưng lại ép con viết theo thứ tự chữ cái thì điều này sẽ gây khó khăn cho bé rất nhiều. Thay vào đó, ba mẹ hãy để con bắt đầu với những chữ cái mà trẻ thích, chẳng hạn như viết tên con trước. Sau đó hãy chuyển sang những chữ có nét cong để giúp bé tiếp thu tốt và tập viết từ từ.

Cho trẻ tập viết bằng bút mực quá sớm

Không nên cho bé viết bằng bút mực khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên. Bởi vì, nếu con chưa có kỹ năng cầm bút và viết thành thạo sẽ dễ bị lem giấy dẫn đến viết xấu và ngại viết. Hãy bắt đầu tập viết cho con bằng bút chì vì ngòi bút nhẹ, dễ bôi nếu viết sai nhé.

Bài viết là tổng hợp các bí quyết giúp em bé tập viết tốt nhất mà ba mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà nhé. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ có những trải nghiệm dạy chữ cùng con tuyệt vời nhất. Chúc bạn thành công!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!