Làm cha mẹ, chắc chắn ai cũng đã từng khổ sở vì phải dậy nhiều lần nửa đêm để đắp chăn lại cho con. Hầu hết chẳng có đứa trẻ 2 tuổi nào chịu đắp chăn khi ngủ, được một lúc lại chăn một nơi, người một nẻo. Vậy lý do trẻ 2 tuổi ngủ không chịu đắp chăn là gì? Có cách nào đơn giản để trẻ nằm yên ngủ ngon trong chăn ấm không? Hãy để Monkey bật mí cho bạn nhé!
3 lý do khiến trẻ thường hay đạp chăn trong lúc ngủ
Nhiều mẹ lo lắng sợ con bị lạnh khi về đêm, nhất là vào trời lạnh. Việc bé hay đạp chăn ra ngoài có thể khiến bé dễ bị nhiễm lạnh, cơ thể ho, cảm,... Tình trạng này xảy ra thông thường đến từ những nguyên nhân sau đây:
Nhiệt độ cơ thể nóng
Ở trẻ, nhu cầu trao đổi chất thường mạnh mẽ, cũng chính vì vậy mà nhiệt độ cơ thể của trẻ cũng nóng hơn người lớn rất nhiều. Về đêm, nếu bé ngủ trong một căn phòng có nhiệt độ thường thì khi đắp chăn, bé thường sẽ có khả năng tiết ra mồ hôi trộm. Đây cũng chính là lý do khiến trẻ 2 tuổi ngủ không chịu đắp chăn.
Trẻ ngủ không sâu giấc
Trẻ 2 tuổi ngủ không chịu đắp chăn là do đặc trưng giấc ngủ của trẻ còn chưa được ngủ sâu giấc, do bộ não của trẻ chưa phát triển hết nên chưa thể kiểm soát được những hoạt động có ý thức trong khi ngủ như khua tay, múa chân, đạp chăn ra ngoài... Vì vậy, khi có gì đó vướng vào người trẻ khi ngủ thì trẻ thường có xu hướng đạp nó ra.
Vận động nhiều trước khi ngủ
Việc bé 2 tuổi đi ngủ hay đạp chăn ra thường đến từ nhiều nguyên do khác nhau. Một trong số đó là do đặc tính của giấc ngủ REM có mặt trong giấc ngủ của bé, cho nên nếu trước khi ngủ trẻ vận động nhiều như chạy nhảy, xem tivi với những chương trình có nội dung kích thích mạnh thì trong lúc ngủ, bé thường sẽ có xu hướng đạp bỏ chăn ra. Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số triệu chứng như: mộng du, miệng lẩm bẩm, ngồi bật dậy, thậm chí là có thể gặp ác mộng…
Xem thêm: Sự nguy hiểm của tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ thở khò khè và các cách khắc phục tốt nhất
7+ mẹo đơn giản giúp trẻ ngủ ngon trong chăn
Do thân nhiệt của bé khác với thân nhiệt của người lớn nên mẹ tưởng bé bị lạnh nhưng thực ra là mồ hôi nên bé thường không chịu đắp chăn, nhất là những bé hiếu động đôi khi hay đạp chăn ra ngoài. Tình huống này, mẹ có thể giải quyết bằng những cách sau đây:
-
Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý trong phòng ngủ của bé: Nếu bé nhà bạn đạp chăn ra khi ngủ, mẹ có thể tăng nhiệt độ điều hòa hoặc máy sưởi trong phòng lên để tạo độ ẩm trong phòng, để bé không bị lạnh.
-
Mặc đồ cho trẻ thoải mái: Tùy vào điều kiện thời tiết và nhiệt độ trong phòng mà mẹ có thể cho trẻ mặc đồ phù hợp để trẻ không bị nóng hoặc bị lạnh. Bên cạnh đó, không nên mặc những loại vải có thể gây dị ứng cho bé, khiến bé ngủ không ngon và hay cựa quậy.
-
Chọn một chiếc chăn rộng: Bố mẹ hãy chọn loại chăn rộng hơn cho con thay vì một chiếc khăn nhỏ và ghép các mép chăn vào cạnh giường. Như vậy, nếu trẻ có trở mình, giãy đạp trong lúc ngủ thì chăn cũng không văng ra khỏi người.
-
Cho bé khoảng không rộng rãi: Nếu cho bé ngủ chung thì không nên cho bé nằm ở giữa ba mẹ vì bé có thể bị nóng và đổ nhiều mồ hôi hơn là cho bé nằm riêng một khoảng rộng rãi. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kiểm tra lưng bé khi ngủ thường xuyên để nếu có đổ mồ hôi trộm thì phải dùng khăn mềm lau ngay kẻo bé sẽ bị nhiễm lạnh.
-
Sử dụng đèn sưởi, quạt sưởi: Đối với thời tiết lạnh, để tránh trường hợp trẻ bị lạnh do đạp chăn ra khi ngủ. Mẹ hãy trang bị cho trẻ một chiếc máy sưởi, đèn sưởi nhé.
-
Hạn chế cho trẻ vận động nhiều trước khi ngủ: Do đặc trưng giấc ngủ của trẻ 2 tuổi, bộ não của trẻ vẫn còn chưa phát triển nên chưa kiểm soát được vùng não hoạt động có ý thức. Vì vậy, nên tránh cho trẻ vận động nhiều trước khi ngủ.
-
Sử dụng vỏ chăn có khóa hoặc túi ngủ cho bé: Cách sử dụng túi ngủ hoặc vỏ chăn có khóa cực kỳ hiệu quả đối với trẻ 2 tuổi ngủ không chịu đắp chăn, đặc biệt là những bé hiếu động. Với cách này, mẹ có thể cho bé nằm vào trong vỏ chăn sau đó kéo khóa vào phần bụng bé, nhờ vậy cả đêm dù bé có đạp thì chăn cũng không bị tung ra.
Monkey đã chia sẻ cho quý vị và các bạn những thông tin bổ ích về trẻ 2 tuổi ngủ không chịu đắp chăn, hy vọng đã có thể giúp cho ba mẹ đồng hành cùng con trên bước đường đời một cách dễ dàng nhất!