zalo
Trẻ mọc răng có bị chảy nước mũi không? Giải đáp từ chuyên gia
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Trẻ mọc răng có bị chảy nước mũi không? Giải đáp từ chuyên gia

Lê Hương
Lê Hương

21/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ bước vào giai đoạn mọc răng có rất nhiều biểu hiện và dấu hiệu khác nhau. Nhiều bé có dấu hiệu sốt, chảy nước mũi, tuy nhiên ba mẹ lại không nắm rõ nguyên nhân do con mọc răng hay do các vấn đề bệnh lý. Vậy, cùng Monkey giải đáp trẻ mọc răng có bị chảy nước mũi không và cách chăm sóc trẻ tốt nhất nhé!

Trẻ mọc răng có bị chảy nước mũi không? 

Bé sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi, cho đến khi đủ 30 tháng, sẽ mọc đủ khoảng 20 chiếc răng. Trong thời gian mọc răng, bé thường có các biểu hiện sốt, ho, chảy nước mũi và phát ban. Việc trẻ bị chảy nước mũi, ho khi mọc răng không phải do biểu hiện mọc răng mà có thể do trẻ bị nhiễm trùng. 

Vì thế, khi con mọc răng chảy nước mũi, ba mẹ nên có phương pháp chăm sóc con đồng thời đem con đi thăm khám bác sĩ. 

Trẻ mọc răng có bị chảy nước mũi không. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên nhân bé bị chảy nước mũi khi mọc răng?

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy nước mũi mọc răng đó là: 

  • Trẻ bị căng thẳng khi mọc răng: trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, dẫn đến stress, khiến bé dễ bị nhiễm trùng hơn. 

  • Hệ miễn dịch của bé suy giảm: đến thời điểm mọc răng, hệ miễn dịch của trẻ thường sẽ bị suy giảm, vì thế trẻ dễ nhiễm trùng hơn, dễ mắc các bệnh về truyền nhiễm, răng miệng. 

  • Bé có nhiều tương tác với thế giới: trẻ vào tuổi mọc răng, bắt đầu cầm nắm, gặm và tiếp xúc với đồ vật nhiều hơn. Vì thế, dễ nhiễm các mầm bệnh virus. Đó là lý do khiến con dễ bị cảm cúm, sổ mũi, ho, ....

Ba mẹ nên theo dõi và nắm rõ con thường có những biểu hiện gì khi mọc răng để có thể chăm sóc con tốt hơn. Những biểu hiện mọc răng thường gặp ở trẻ phải kể đến đó là: 

  • Ho, kèm sốt

  • Ói mửa 

  • Quấy khóc, không chịu ngủ 

  • Tiêu chảy

  • Chảy nước dãi 

  • Phát ban 

Nguyên nhân bé bị chảy nước mũi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Những nguyên nhân bé chảy nước mũi không phải do mọc răng 

Trẻ bị chảy nước mũi do chất nhầy sản xuất quá nhiều, chảy xuống cổ họng. Trong quá trình mọc răng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các biểu hiện của bé. Với tình trạng chảy nước mũi, nguyên nhân chính có thể do:

  • Thời tiết: thay đổi thời tiết là yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé khá nhiều. Vì thế, ba mẹ nên lưu ý chăm sóc con chu đáo hơn trong giai đoạn thời tiết giao mùa nhé. 

  • Do bé bị cảm cúm: đây là vấn đề sức khoẻ thường gặp khi giao mùa, hay đang trong giai đoạn có dịch. Bệnh nhiễm trùng do virus làm khoang mũi của con tiết chất nhầy, dẫn đến tắc nghẽn, chảy nước mũi. 

  • Bé bị viêm xoang: viêm xoang là bệnh mãn tính, khi thời tiết thay đổi lại càng dễ có các triệu chứng hắt xì, chảy nước mũi, … 

Ngoài ra, nguyên nhân bé bị chảy nước mũi còn xuất phát từ những lý do như: 

  • Tắc cửa mũi sau: đây là vấn đề bệnh lý xảy ra khi xương hoặc mô đóng lại ở phía sau mũi của con. 

  • Xương mũi hẹp: đây là vấn đề bẩm sinh, hoạt động của mũi bị cản trở và gây chảy nước mũi khi cấu tạo xương mũi bị hẹp. 

Bé chảy nước mũi không phải do mọc răng: nguyên nhân là gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Khi nào nên cho trẻ chảy nước mũi do mọc răng đi khám?

Bé bị chảy nước mũi khi mọc răng, khi nào nên đem bé đi khám là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. 

Nếu bé chảy nước mũi kèm theo những biểu hiện như sốt, tiêu chảy, nôn mửa và quấy khóc, ba mẹ nên cho bé đi thăm khám bác sĩ kịp thời để có thể phát hiện ra những vấn đề ở trẻ. Bởi khi xuất hiện các triệu chứng sốt, kèm sổ mũi, dịch mũi nhiều là biểu hiện của vấn đề nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng tai.

Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: trẻ mọc răng có bị táo bón không?

Trẻ mọc răng chảy nước mũi ba mẹ nên làm gì? 

Khi con chảy nước mũi kéo dài, ba mẹ cần có phương pháp xử lý ngay để có thể điều trị dứt điểm, đồng thời không để tình trạng nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khoẻ của con. Dưới đây là những vấn đề ba mẹ cần lưu ý, xử lý khi con gặp tình trạng chảy nước mũi mọc răng nhé!

Dùng nước muối sinh lý 

Trước tiên ba mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi sạch sẽ cho con 1 ngày khoảng 4-5 lần. Khi tra nước muối sinh lý cho con, ba mẹ không dùng tay bịt cả 2 bên mũi lại. Ba mẹ có thể dùng giấy cho bé hỉ mũi, chú ý chọn giấy mềm, sạch, đảm bảo an toàn, dùng 1 lần rồi vứt. 

Cho con uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể 

Ba mẹ nên cho con uống nhiều nước, ưu tiên cho con ăn thức ăn dạng lỏng, để làm dịch mũi lỏng hơn và dễ vệ sinh hơn. Hạn chế dùng dầu mỡ, chất béo. Cho con tắm bằng nước gừng ấm để làm lỏng dịch nhầy mũi, giúp dịch mũi có thể dễ dàng tống ra ngoài. 

Ngoài ra, ba mẹ có thể bôi dầu tràm xoa ngực, lưng và massage cho con. Đảm bảo giữ ấm cơ thể cho con khi ngủ. 

Ba mẹ nên làm gì khi con bị chảy nước mũi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Chảy nước mũi khi mọc răng là hiện tượng cần quan sát kỹ. Nếu có các biểu hiện bất thường, nên đem bé đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ba mẹ trả lời được câu hỏi trẻ mọc răng có bị chảy nước mũi không và cách chăm sóc con tốt nhất nhé! 

1. How Long Does It Take For The Teeth To Grow? - truy cập ngày 21/10/2022

https://www.sterlingsmilesazle.com/how-long-does-it-take-for-the-teeth-to-grow/ 

2. How long is too long: Are you worried about your child’s adult teeth being delayed? - truy cập ngày 21/10/2022

https://www.bhandaldentistry.co.uk/news/how-long-is-too-long-are-you-worried-about-your-childs-adult-teeth-being-delayed

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey