zalo
Trẻ 1 tuổi ngủ ít vì sao? Nguyên nhân và cách khắc phục
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Trẻ 1 tuổi ngủ ít vì sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hoàng Hà
Hoàng Hà

24/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ em, tuy nhiên vẫn có một số tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ ít, không ngủ đủ giấc. Hậu quả là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về trí tuệ, thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vậy nguyên nhân gì khiến trẻ 1 tuổi ngủ ít như vậy và cách khắc phục tình trạng này như thế nào, hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Thời gian ngủ cần thiết của trẻ 1 tuổi

Theo các chuyên gia, thời gian ngủ cần thiết của trẻ 1 tuổi trong một ngày là tối đa 13 tiếng đồng hồ bao gồm 4 tiếng ngủ ban ngày và 9 tiếng ngủ ban đêm. Trong đó thời gian ngủ ban ngày của các bé có thể chia đều thành 2 tiếng sáng và 2 tiếng chiều.

Trẻ em nên ngủ ít nhất 7 - 9 tiếng vào ban đêm. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tuy nhiên, thời gian phân bổ giấc ngủ của mỗi bé là không giống nhau và có thể thay đổi tùy theo từng lịch trình sinh hoạt nhất định. 

Chính vì thế, các mẹ không nhất thiết là ép bé ngủ mỗi ngày đều phải giống như nhau và đủ số tiếng đó. Có thể có hôm bé sẽ ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn ngày thường nhưng miễn sao bé vẫn khỏe mạnh và tỉnh táo thì việc ngủ ít hơn hay nhiều hơn 1 - 2 tiếng mỗi ngày cũng không ảnh hưởng.

Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé được tốt nhất. 

Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi ngủ ít

Không thể tự ngủ độc lập

Bé không thể tự ngủ cũng là nguyên nhân khiến bé ngủ ít. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nếu như em bé nhà bạn không thể tự ngủ mà phải dựa vào cho ăn hoặc ru ngủ thì giấc ngủ của trẻ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người khác, nếu không có những hoạt động đó thì trẻ sẽ không ngủ được. Vì vậy, cần phải thay đổi thói quen này cho trẻ.

Nếu trẻ nhà bạn phải bú sữa trước khi đi ngủ thì bạn nên xây dựng cho bé thói quen bú sữa khoảng 30 phút trước khi đi ngủ rồi cho bé vào chỗ ngủ để bé có thể học cách tự ngủ, như vậy dù bé có thức dậy khi đang ngủ vẫn có thể tự ngủ lại mà không cần mẹ can thiệp vào nữa. 

Thường xuyên bú đêm

Thói quen bú đêm này sẽ khiến em bé của bạn ngủ không được sâu giấc và liền mạch, ngoài ra việc bú đêm sẽ khiến bé bị phụ thuộc vào việc ru ngủ của mẹ mới có thể ngủ lại được.

Vì vậy bạn cần thay đổi dần dần thói quen này, hạn chế dần cho bé bú đêm và ru bé ngủ lại để bé tỉnh giấc mà không được bú được ru ngủ thì sẽ tiếp tục đi ngủ tiếp, lâu dần giấc ngủ của bé sẽ được liền mạch và sâu giấc hơn. 

Thức dậy sớm

Thức dậy sớm là một thói quen tốt nhưng không phải đối với trẻ em. Nếu em bé nhà bạn có thói quen thức dậy quá sớm khoảng 3 - 4 giờ sáng thì bạn có thể thử điều chỉnh lịch giờ giấc ngủ của bé để đi ngủ sớm hơn.

Đau khi mọc răng

Nếu em bé nhà bạn đang trong giai đoạn mọc răng thì những cơn đau mọc răng cũng có thể đánh thức bé tỉnh dậy, quấy khóc vào lúc nửa đêm và rất khó để ngủ lại. Khi phát hiện bé có các dấu hiệu mọc răng và lên cơn đau, bạn hãy cố gắng an ủi bé hoặc tìm đến bác sĩ khoa nhi để tham khảo cho trẻ uống một ít ibuprofen trước khi đi ngủ.

Không chịu ngủ ngày

Không chịu đi ngủ trưa sẽ không đảm bảo đủ giấc ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khi trẻ ngày một lớn hơn, các bé sẽ không thích và ít ngủ trưa hơn nhưng nếu bé ngủ ngon vào ban đêm thì vấn đề này sẽ không ảnh hưởng gì cả. Ngược lại nếu em bé của bạn không chịu ngủ ngày và ban đêm lại quấy khóc nhiều và cũng không ngủ được thì bạn nên khuyến khích các bé ngủ trưa bù lại để đảm bảo đủ giấc ngủ.

Gián đoạn thói quen

Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong thói quen ngủ, nếu các bé có các hoạt động làm thay đổi đột ngột thói quen ngủ hoặc các hoạt động trước khi ngủ của bé thì mẹ nên cố gắng đưa bé trở lại thói quen sinh hoạt càng sớm càng tốt để tránh gây rối loạn giấc ngủ cho bé. 

Khó ngủ sau khi bị ốm

Khi bị ốm các bé thường khó ngủ hay thức giấc và quấy khóc nhiều nên giấc ngủ không được sâu và ổn định. Thói quen ngủ bình thường của trẻ em rất dễ bị gián đoạn khi bị ốm và đến khi bé đã khỏe mạnh lại bé vẫn có thể thức giấc và khóc quấy cha mẹ suốt đêm.

Cha mẹ nên cố gắng kiên trì cho bé tập làm quen lại những thói quen ngủ bình thường để khắc phục tình trạng giấc ngủ cho trẻ.  

Trẻ 1 tuổi ngủ ít có sao không?

Trẻ 1 tuổi ngủ ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ 1 ngủ ít không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ mà còn gây ra những vấn đề rắc rối với mọi người xung quanh. 

Lý do là vì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ vì khi ngủ, các tế bào trong cơ thể hoạt động và bắt đầu sản sinh giúp cho bé phát triển tốt. Nếu bé được ngủ sâu, ngủ ngon, chất lượng giấc ngủ được đảm bảo thì sức khỏe, trí não và thể chất cũng sẽ phát triển tốt hơn.

Ngược lại nếu trẻ 1 tuổi ngủ ít và hay khóc nhiều, khó ngủ thì sẽ chậm phát triển, còi cọc và kém thông minh hơn những đứa trẻ khác. 

Ngoài ra, tình trạng ngủ ít ở trẻ ít tuổi còn gây ảnh hưởng với những người xung quanh. Vì khi trẻ ngủ ít thường hay khóc quấy vào ban đêm sẽ kéo theo mọi người mất ngủ, như vậy sức khỏe và tinh thần của mọi người cũng không được đảm bảo. 

Trẻ 1 tuổi ngủ ít phải làm sao? Cách khắc phục tình trạng ít ngủ ở trẻ 1 tuổi

Xây dựng khung giờ ngủ nhất định

Nên cho bé đi ngủ thường xuyên trong một khung giờ cố định để bé làm quen với thời gian nào cần đi ngủ và trình tự nhất định những việc trước khi đi ngủ như: nghe kể chuyện, tắt đèn, đi ngủ,... như vậy sẽ trở thành một thói quen hàng ngày của bé. 

Xây dựng thời gian biểu cho cả ngày

Không chỉ cần xây dựng thời gian ngủ mà kể cả các hoạt động trong một ngày như ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ cũng cần được sắp xếp sao cho phù hợp và khoa học. Nên hạn chế cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ để tránh gây nên sự hưng phấn khiến cho lúc ngủ trẻ dễ bị giật mình tỉnh giấc.

Đảm bảo không gian ngủ phù hợp

Không gian ngủ thoải mái sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Điều kiện môi trường ngủ xung quanh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy để đảm bảo trẻ được ngủ ngon giấc thì cha mẹ nên tạo một không gian ngủ lý tưởng cho trẻ như yên tĩnh, có thêm chút đèn ngủ nhẹ để trẻ có thể tự ngủ và ngủ ngon hơn.

Nếu nửa đêm bé có thức giấc cũng có thể không hoảng sợ và nhanh chóng tự quay lại giấc ngủ của mình. 

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ngủ hay khóc phải làm sao?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với các bé nên cha mẹ cần chú trọng chăm sóc cho giấc ngủ của bé được đảm bảo chất lượng để trẻ được phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Hy vọng với những chia sẻ trên về tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ ít sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con trẻ hơn. 

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!