zalo
Mẹ có biết? - Cách cân bé sơ sinh tại nhà và đánh giá cân nặng đúng như thế nào?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Mẹ có biết? - Cách cân bé sơ sinh tại nhà và đánh giá cân nặng đúng như thế nào?

Phương Đặng
Phương Đặng

23/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Làm thế nào để theo dõi và chẩn đoán trọng lượng, sức khỏe của con mà không cần đến bệnh viện giữa thời điểm dịch bệnh? Ba mẹ cùng tham khảo cách cân bé sơ sinh tại nhà đánh giá cân nặng chuẩn từ chuyên gia nhé!

1. Hướng dẫn cân bé sơ sinh chuẩn nhất

Nắm được số đo cân nặng chính xác và tình trạng sức khỏe của con giúp ba mẹ chăm sóc bé dễ dàng mà vẫn đảm bảo tăng trưởng đều mỗi tháng.

1.1. Vì sao ba mẹ cần biết cân bé sơ sinh đúng cách

Trong giai đoạn từ 0 - 1 tuổi, chỉ số cân nặng là tiêu chí quan trọng để theo dõi sự phát triển thể chất của con. Mặt khác, cân nặng còn phần nào thể hiện tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm hiện tại nên nếu ba mẹ không biết cách cân bé sơ sinh chuẩn thì kết quả chẩn đoán có thể không chính xác.

Ngoài ra, nếu cân không đúng trình tự các bước, số cân chênh lệch lúc nhiều lúc ít giữa các tuần, các tháng có thể khiến ba mẹ lo lắng vì trọng lượng của con tăng không đồng đều, cách chăm sóc của mình chưa tốt, v.v…

Vì sao nên biết cân bé sơ sinh đúng cách? (Ảnh: shutterstock)

1.2. Hướng dẫn cách đo cân nặng cho bé sơ sinh tại nhà

Để chỉ số cân đạt chuẩn, ba mẹ cần thực hiện đo cân nặng cho bé theo trình tự x bước sau đây:

Bước 1: Chọn vị trí bằng phẳng, đủ rộng để đặt cân. Nếu sử dụng cân treo đồng hồ hay cân đòn treo thì phải chọn vị trí chắc chắn. Điều này không chỉ giúp cân chuẩn mà còn đảm bảo cho bé khi đặt lên cân.

Bước 2: Điều chỉnh cân ở vị trí cân bằng, chỉnh kim về số 0 để kết quả đo chính xác.

Bước 3: Thực hiện đo cân nặng trẻ sơ sinh vào buổi sáng, khi con vừa thức dậy và chưa ăn gì để đảm bảo độ chuẩn xác.

Bước 4: Cởi bỏ áo khoác, mũ, các vật dụng không cần thiết để giảm tối đa trọng lượng dư thừa.

Bước 5: Tiến hành cân bé. Nhìn thẳng vào giữa mặt cân để đọc số đo, sau đó so sánh với bảng chuẩn.

Ba mẹ có thể xem: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh mỗi tháng chuẩn WHO 2021 

1.3. Ý nghĩa cân nặng của trẻ sơ sinh

Cân nặng của trẻ cho biết điều gì? Ngoài thông tin về trọng lượng hiện tại, chỉ số này còn tiết lộ cho ba mẹ biết tình trạng sức khỏe của con. Cụ thể là:

  • Giúp ba mẹ nắm được số cân của con theo từng giai đoạn. So sánh với mỗi cột mốc trên bảng chuẩn, bạn sẽ biết con đã đủ cân hay đang thừa, thiếu cân để điều chỉnh.

  • Nhận biết sự thay đổi và tốc độ tăng trưởng cân nặng của con có đạt chuẩn trong giai đoạn hiện tại không. Trong mỗi cột mốc 0 - 3 tháng, 4 - 6 tháng và 6 tháng cuối trong năm đầu tiên số đo của con sẽ có sự tăng khác nhau.

  • Ba mẹ cũng có thể so sánh cân nặng, chiều cao và đối chiếu với ngoại hình của con để nhìn nhận con có quá gầy hay quá lớn không. Bởi trong một số trường hợp cân nặng bé không đạt chuẩn mà chiều cao giới hạn hoặc ngược lại thì bé vẫn bình thường.

  • Cuối cùng, khi đã xác định được sự phát triển về thể chất cũng như sức khỏe của con, ba mẹ sẽ định hướng đúng cách nuôi dưỡng giúp bé tăng trưởng đều trong mỗi tháng tiếp theo.

2. Cân nặng trẻ sơ sinh bao nhiêu là đạt chuẩn?

Số đo cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn được đánh giá qua chỉ số z-scores thể hiện tình trạng dinh dưỡng của bé ở 3 mức độ khác nhau.

2.1. Bảng đo cân nặng cho bé sơ sinh 0 - 1 tuổi

Ba mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng cho bé sơ sinh được cập nhật dữ liệu từ website chính của Tổ chức Y tế thế giới WHO dưới đây:

BÉ TRAI

BÉ GÁI

Năm:

tháng

Thiếu chuẩn cấp 2

Thiếu chuẩn cấp 1

Trung bình chuẩn

Vượt chuẩn cấp 1

Vượt chuẩn cấp 2

Năm:

tháng

Thiếu chuẩn cấp 2

Thiếu chuẩn cấp 1

Trung bình chuẩn

Vượt chuẩn cấp 1

Vượt chuẩn cấp 2

0

2.5

2.9

3.3

3.9

4.4

0

2.4

2.8

3.2

3.7

4.2

1

3.4

3.9

4.5

5.1

5.8

1

3.2

3.6

4.2

4.8

5.5

2

4.3

4.9

5.6

6.3

7.1

2

3.9

4.5

5.1

5.8

6.6

3

5

5.7

6.4

7.2

8

3

4.5

5.2

5.8

6.6

7.5

4

5.6

6.2

7

7.8

8.7

4

5

5.7

6.4

7.3

8.2

5

6

6.7

7.5

8.4

9.3

5

5.4

6.1

6.9

7.8

8.8

6

6.4

7.1

7.9

8.8

9.8

6

5.7

6.5

7.3

8.2

9.3

7

6.7

7.4

8.3

9.2

10.3

7

6

6.8

7.6

8.6

9.8

8

6.9

7.7

8.6

9.6

10.7

8

6.3

7

7.9

9

10.2

9

7.1

8

8.9

9.9

11

9

6.5

7.3

8.2

9.3

10.5

10

7.4

8.2

9.2

10.2

11.4

10

6.7

7.5

8.5

9.6

10.9

11

7.6

8.4

9.4

10.5

11.7

11

6.9

7.7

8.7

9.9

11.2

12

7.7

8.6

9.6

10.8

12

12

7

7.9

8.9

10.1

11.5

Bảng cân nặng bé trai bé gái chuẩn quốc tế WHO theo z-scores. (Nguồn: https://www.who.int/)

Một số lưu ý cho ba mẹ khi đọc bảng cân nặng chuẩn của WHO:

  • Z-scores là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua cân nặng, chiều cao, độ tuổi. 

  • Z-scores có 3 mức 1,2,3 tương ứng với 3 mức độ thiếu cân hoặc thừa cân so với cân nặng trung bình (median). Thông thường, khi chỉ số của con dưới hoặc vượt quá mức độ 1 ba mẹ mới nên lo lắng và tìm cách điều chỉnh các yếu tố khiến cân nặng của con không đạt chuẩn.

  • Bảng cân nặng được phân chia thành 2 màu hồng và xanh tương ứng với bé gái và bé trai sơ sinh do mỗi giới tính có sự tăng trưởng cân nặng khác nhau.

2.2. Đánh giá cân nặng của bé có đủ không?

Thông qua chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng Z-scores ba mẹ có thể xác định tình trạng cân nặng hiện tại của con. Chỉ số của bé sẽ nằm ở 1 trong 3 trường hợp:

Cân nặng bé < -2SD: trẻ bị suy dinh dưỡng thiếu cân.

-2SD < Cân nặng bé < 2SD: trẻ phát triển bình thường theo chuẩn WHO

Cân nặng bé > 2SD: trẻ bị thừa cân hoặc béo phì

Nếu cân nặng của con chạm mốc 3SD ba mẹ nên cho con đến thăm khám bác sĩ ngay để có phương pháp cải thiện hiệu quả. Nếu không phục hồi cân nặng kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé.

3. Mối quan hệ giữa cân nặng và sức khỏe của bé sơ sinh

Số đo cân nặng của bé nói lên tình trạng sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chỉ số cân nặng của bé là một con số biết nói thể hiện tình trạng sức khỏe của bé qua mỗi tháng tuổi. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên lo lắng khi cân nặng của con có vấn đề từ 2 - 3 tháng trở lên do trong năm đầu tiên các hệ cơ quan của con còn chưa ổn định. Cụ thể:

  • Cân nặng của bé < -2SD: 

Bé bị suy dinh dưỡng, thiếu cân ở mức độ 2 trong 2 - 3 tháng liên tiếp là dấu hiệu của chậm tăng trưởng. Điều này phản ánh cơ thể của bé đang gặp một hoặc nhiều vấn đề như: suy giảm chức năng miễn dịch, dễ nhiễm khuẩn và mắc các bệnh có liên quan đến hô hấp, bị rối loạn chức năng tiêu hóa với các triệu chứng hay nôn trớ, ăn ít hoặc bỏ bú, v.v…

  • Cân nặng của bé > 2SD:

Trái ngược với trẻ thiếu cân, khi trọng lượng của con vượt chuẩn cho phép tức là con thừa cân, có nguy cơ béo phì. Nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng vì thời gian này con chưa vận động nhiều. 

Khi con bị thừa cân quá nhiều, cơ thể con cũng đang gặp một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe như: chức năng tiêu hóa suy giảm ảnh hưởng đến trao đổi chất, nội tiết kém khiến các chất độc không được đào thải tích tụ trong cơ thể, dư chất béo, đường bột không tốt do chế độ ăn của mẹ, v.v… Dù là vấn đề nào thì trẻ sơ sinh thừa cân cũng có tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cao khi lớn lên.

4. Giải pháp cải thiện cân nặng và nâng cao sức khỏe cho trẻ sơ sinh

Giấc ngủ chất lượng giúp bé cải thiện cân nặng hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ là 3 yếu tố quan trọng nhất giúp bé cải thiện cân nặng và sức khỏe hiệu quả. Cụ thể:

  • Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên nâng cao chất lượng khẩu phần ăn với đầy đủ các nhóm chất. Trong trường hợp bé nhẹ cân, mẹ cần bổ sung thêm đạm, rau xanh và các loại tinh bột chuyển hóa chậm. Với bé bị thừa cân, mẹ cần xem lại chế độ ăn có bị thừa chất béo hoặc bột đường hay không, nếu có hãy điều chỉnh cho phù hợp.

  • Bé sơ sinh thường vận động nhiều trong 6 tháng cuối nên ba mẹ có thể cho bé thực hiện các động tác nhẹ nhàng nhằm tăng sự linh hoạt của cơ thể và hỗ trợ hệ cơ khớp phát triển.

  • Cuối cùng, ba mẹ hãy đảm bảo chất lượng giấc ngủ của con với thời lượng hợp lý, không gian nằm ngủ thoải mái, sạch sẽ bởi nếu ngủ không sâu giấc, trẻ có thể bị chậm tăng cân hoặc thừa cân do miễn dịch suy giảm.

Với những hướng dẫn cân bé sơ sinh chi tiết và cách đánh giá chuẩn về trọng lượng, sức khỏe của trẻ sơ sinh trên đây, Monkey hy vọng ba mẹ sẽ an tâm và nhẹ nhàng hơn khi nuôi dạy, chăm sóc con trong năm đầu đời.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey