zalo
Trẻ 4 tuổi ngủ li bì: dấu hiệu ba mẹ cần lưu tâm
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 4 tuổi ngủ li bì: dấu hiệu ba mẹ cần lưu tâm

Lê Hương
Lê Hương

22/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong những năm tháng đầu đời trẻ có nhu cầu ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp giấc ngủ của con kéo dài, con ngủ li bì, ra nhiều mồ hôi hoặc khi đánh thức con không muốn dậy thì cha mẹ nên hết sức lưu ý. Bởi trong nhiều trường hợp trẻ 4 tuổi ngủ li bì là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe của con.

Làm sao để biết trẻ rơi vào trạng thái ngủ li bì?

Với những cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi con thường không thể phân biệt được đâu là giấc ngủ li bì ở trẻ. Để có thể đánh giá chính xác trẻ 4 tuổi ngủ li bì, cha mẹ có thể dựa vào một vài dấu hiệu sau.

Trẻ rơi vào giấc ngủ dài hơn so với bình thường

Trẻ rơi vào giấc ngủ dài hơn so với bình thường, khi ngủ con có biểu hiện khó thở hoặc hơi thở yếu. Trên gương mặt cũng thể hiện sự lờ đờ, mệt mỏi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ li bì. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gương mặt mệt mỏi, lờ đờ sau khi tỉnh giấc

Sau khi tỉnh giấc con thường khá mệt mỏi, gương mặt ủ rũ, con không linh hoạt và vui vẻ như mọi ngày. Con cũng thường không mấy quan tâm đến các hoạt động, vui chơi xung quanh đang diễn ra.

Khó đánh thức trẻ dậy

Trẻ 4 tuổi ngủ li bì cha mẹ thường rất khó đánh thức con dậy. Khi gọi trẻ không mấy tỉnh táo mà con thường thiếp đi ngủ tiếp.

Nếu con bạn có đầy đủ những dấu hiệu trên thì khả năng cao con đang ngủ li bì, lúc này cha mẹ cần có phương án để sức khỏe con được đảm bảo.

Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi ngủ li bì

Vì sao trẻ ngủ lì bì? Ba mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân trong phần dưới đây!

Trẻ bị căng thẳng tâm lý 

Tâm lý của trẻ bị căng thẳng do xuất phát từ một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Có thể con căng thẳng trong chuyện học tập, áp lực trường lớp, cha mẹ. Con ít được vui chơi hoặc giao tiếp với mọi người… Những vấn đề đó đều khiến cho trẻ dễ bị căng thẳng tâm lý, dần dà ảnh hưởng tới giấc ngủ của con.

Trẻ căng thẳng cũng dễ khiến con hình thành những giấc ngủ li bì. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bé bị sốt và mất nước

Nguyên nhân này xuất phát từ vấn đề bệnh lý. Khi trẻ bị sốt, con thường ngủ li bì, kèm theo đó mặt đỏ, người đau và mệt. Khi ngủ con cũng thường há miệng và ngủ không ngon giấc như bình thường.

Bé bị nhiễm trùng 

Nếu trẻ bị nhiễm trùng một trong các bệnh lý như: nhiễm trùng ở mắt, miệng, mũi, da, hệ tiêu hóa… cũng sẽ dẫn đến tình trạng ngủ li bì và con thường tỏ ra mệt mỏi, không mấy hứng thú với các hoạt động xung quanh. Ngoài ngủ li bì, có thể cơ thể con cũng sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác như: sốt, người nóng…

Không gian ngủ thiếu oxy

Nếu trẻ được ngủ trong không gian chật chội, thếu oxy, phòng kín con cũng sẽ có tình trạng ngủ li bì, đánh thức khó dậy. Vì thế một không gian ngủ lý tưởng vốn rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ bị ngạt mũi, bị vật nặng đè lên khi ngủ

Nếu con đang bị cảm cúm, ngạt mũi hoặc có các đồ vật như gấu bông, chăn màn trong giường đè lên người thì con cũng sẽ ngủ li bì, mệt mỏi khi tỉnh giấc.

Viêm màng não 

Khi trẻ bị sốt hay viêm màng não cũng sẽ xuất hiện những giấc ngủ li bì. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây được coi là nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ 4 tuổi ngủ li bì. Ngủ li bì do viêm màng não là khi trẻ ngủ khá mệt mỏi, đau đầu, cứng gáy, co giật kèm theo trước đó là con bú kém, người uể oải. Với trường hợp này con cần được đến khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để có hướng điều trị tích cực.

Hiện nay viêm màng não là bệnh lý rất thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn 4 tuổi. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh lý này chính là xuất hiện những cơn ngủ li bì. Vì thế cha mẹ cần quan tâm và để ý tới con nhiều hơn.

Cha mẹ có thể tham khảo những nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi ngủ li bì trên đây để từ đó có được hướng xử trí phù hợp.

Ảnh hưởng nguy hiểm khi trẻ ngủ li bì quá lâu

Trẻ ngủ li bì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mệt mỏi và kém linh hoạt

Trẻ ngủ li bì con thường khá mệt mỏi, chậm chạp và gần như không muốn hoạt động vui chơi sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân bởi cơ thể con khá mệt mỏi, đầu óc kém tỉnh táo dẫn đến việc không hứng thú. Lúc này trẻ chỉ thích được nằm hoặc ngồi chơi.

Ảnh hưởng sự phát triển trí não

Nguyên nhân của việc trẻ ngủ li bì có đến từ bệnh viêm màng não nên đây cũng là lý do khiến cho sự phát triển não bộ của trẻ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó với những giấc ngủ kéo dài sẽ làm cho đầu óc của trẻ thường kém nhạy bén hơn.

Những ảnh hưởng đến từ giấc ngủ li bì tới sức khỏe trẻ thường khá nguy hiểm. Việc cha mẹ nắm rõ và hiểu biết kỹ về tình trạng sẽ giúp có được cách chăm sóc con sao cho tốt nhất.

Cách khắc phục tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ li bì

Để có thể kết thúc những giấc ngủ li bì ở trẻ, chúng ta cần tìm ra được nguyên nhân, bên cạnh đó là chủ động kết hợp, thay đổi một vài điều cơ bản trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của con.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con

Bất cứ ở độ tuổi nào con cũng cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp sự phát triển thể chất và trí não được toàn diện hơn. Theo đó, cha mẹ nên chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho con bằng cách bổ sung trái cây, hoa quả tươi, sữa chua để tăng sức đề kháng của bé.

Sắp xếp lại thời gian ngủ khoa học cho con

4 tuổi con cũng cần được sinh hoạt ăn, ngủ như một người trưởng thành. Vì thế, cha mẹ cần có một chế độ ăn ngủ, nghỉ, sinh hoạt cho con thật điều độ. Trong đó con cần có giấc ngủ trưa và ngủ tối với khoảng thời gian hợp lý. Trung bình giấc ngủ tối khoảng 8-10 tiếng và ngủ trưa tầm 45 - 60 phút.

Tạo thói quen vận động giúp tăng cường sức đề kháng cho con

Trẻ nhỏ cần được hoạt động, vui chơi để con trở lên linh hoạt và có nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Thay vì giới hạn con trong một khuôn khổ nhất đinh, hãy tạo điều kiện để con được tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoài trời cùng với bạn bè, cha mẹ. Điều này rất tốt cho sự phát triển của con.

Khi trẻ xuất hiện những giấc ngủ li bì cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hạ sốt cho con khi con ngủ li bì kèm sốt trên 38 độ

Nếu trẻ ngủ li bì do bị sốt, mất nước, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần bổ sung nước cho trẻ kết hợp các biện pháp hạ sốt càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó cần bố trí cho con một chế độ ăn bồi dưỡng giúp sức khỏe con nhanh chóng được cải thiện.

Cho con thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng ngủ li bì kéo dài, con thường xuyên xuất hiện những giấc ngủ li bì mà cha mẹ không thể biết được nguyên nhân thì lúc này cần đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Người lớn không nên chủ quan với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào trong sức khỏe của trẻ, bởi chúng có thể cảnh báo những vấn đề quan trọng mà cha mẹ không biết.

Xem thêm: Trẻ 4 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn: ba mẹ nên xử lý thế nào?

Về cơ bản tình trạng ngủ li bì ở trẻ đều cảnh báo những vấn đề không tốt cho sức khỏe trẻ. Với những chia sẻ và hướng dẫn đến từ Monkey, hy vọng cha mẹ sẽ có cho mình được những kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ 4 tuổi ngủ li bì

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!